Tết Nguyên đán của người Triều Tiên được gọi là “seol”, kéo dài 2 - 3 ngày. Đây là dịp để các gia đình sum họp, quây quần bên nhau, chúc tụng và dùng bữa ăn truyền thống. Ảnh: Pickyourtrail.com.
Tết ở Triều Tiên còn là dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng với tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người giúp đỡ mình, cũng như tỏ lòng kính trọng sâu sắc đối với các vị lãnh tụ. Ảnh: UPI.
Một tục lệ khá thú vị của người Triều Tiên vào dịp Tết là mỗi nhà đều chuẩn bị một chiếc rổ lớn làm bằng rơm và treo trước cửa nhà để xua đi cái không may của năm cũ, chào đón một năm mới may mắn và tốt đẹp hơn. Ảnh: KT.
Vào đêm Giao thừa, các gia đình thường quét dọn nhà cửa, treo câu đối, tranh, làm cơm và may quần áo Tết. Trong những ngày đầu năm mới, người dân Triều Tiên có những nghi lễ đặc biệt để tưởng nhớ tổ tiên. Vào sáng mùng 1 Tết, mọi người mặc trang phục truyền thống chỉn chu để thực hiện nghi lễ Cha-rye; sau đó bề trên đáp lễ bằng việc mời dùng cơm Tết. Ảnh: SK. Ảnh: AP.
Trong những ngày đầu xuân, học sinh sẽ đến thăm nhà thầy cô giáo, thực hiện nghi lễ vái lạy sebae. Những người đàn ông cũng lần lượt đi chúc Tết các gia đình với một chai rượu trong túi và thực hiện nghi lễ sebae với các bậc bề trên. Ảnh: SK.
Một nghi thức truyền thống diễn ra hàng năm của người dân Triều Tiên trong năm mới đó là cùng nhau tụ họp ở Quảng trường Kim Il- sung, dâng hoa tỏ lòng thành kính trước bức tượng của hai cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Il-sung và Kim Jong-il.
Sau nghi lễ chúc phúc năm mới, trẻ con thường ra đường chơi cùng nhau. Người dân có thể tham gia các trò chơi truyền thống. Ảnh: KT.
Truyền thống mừng tuổi cho trẻ em trong năm mới cũng được duy trì ở Triều Tiên.
Về món ăn truyền thống ngày Tết, ngoài bánh gạo songpyeon (ảnh), một món ăn khác không thể thiếu trong dịp này của người Triều Tiên đó là món “cơm thuốc”. Ảnh: Wikipedia. Mời độc giả xem thêm video hồi năm 2020: Lễ hội băng đăng mừng Tết Nguyên đán ở Trung Quốc (Nguồn video: THĐT)
Tết Nguyên đán của người Triều Tiên được gọi là “seol”, kéo dài 2 - 3 ngày. Đây là dịp để các gia đình sum họp, quây quần bên nhau, chúc tụng và dùng bữa ăn truyền thống. Ảnh: Pickyourtrail.com.
Tết ở Triều Tiên còn là dịp để người dân bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng với tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người giúp đỡ mình, cũng như tỏ lòng kính trọng sâu sắc đối với các vị lãnh tụ. Ảnh: UPI.
Một tục lệ khá thú vị của người Triều Tiên vào dịp Tết là mỗi nhà đều chuẩn bị một chiếc rổ lớn làm bằng rơm và treo trước cửa nhà để xua đi cái không may của năm cũ, chào đón một năm mới may mắn và tốt đẹp hơn. Ảnh: KT.
Vào đêm Giao thừa, các gia đình thường quét dọn nhà cửa, treo câu đối, tranh, làm cơm và may quần áo Tết. Trong những ngày đầu năm mới, người dân Triều Tiên có những nghi lễ đặc biệt để tưởng nhớ tổ tiên. Vào sáng mùng 1 Tết, mọi người mặc trang phục truyền thống chỉn chu để thực hiện nghi lễ Cha-rye; sau đó bề trên đáp lễ bằng việc mời dùng cơm Tết. Ảnh: SK. Ảnh: AP.
Trong những ngày đầu xuân, học sinh sẽ đến thăm nhà thầy cô giáo, thực hiện nghi lễ vái lạy sebae. Những người đàn ông cũng lần lượt đi chúc Tết các gia đình với một chai rượu trong túi và thực hiện nghi lễ sebae với các bậc bề trên. Ảnh: SK.
Một nghi thức truyền thống diễn ra hàng năm của người dân Triều Tiên trong năm mới đó là cùng nhau tụ họp ở Quảng trường Kim Il- sung, dâng hoa tỏ lòng thành kính trước bức tượng của hai cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Il-sung và Kim Jong-il.
Sau nghi lễ chúc phúc năm mới, trẻ con thường ra đường chơi cùng nhau. Người dân có thể tham gia các trò chơi truyền thống. Ảnh: KT.
Truyền thống mừng tuổi cho trẻ em trong năm mới cũng được duy trì ở Triều Tiên.
Về món ăn truyền thống ngày Tết, ngoài bánh gạo songpyeon (ảnh), một món ăn khác không thể thiếu trong dịp này của người Triều Tiên đó là món “cơm thuốc”. Ảnh: Wikipedia.
Mời độc giả xem thêm video hồi năm 2020: Lễ hội băng đăng mừng Tết Nguyên đán ở Trung Quốc (Nguồn video: THĐT)