Hàng chục nghìn binh sĩ, cảnh sát và nhân viên cứu hộ đã được huy động tới các thị trấn bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì mưa lũ ở ven sông Kuma. Họ phải lội qua bùn lầy và đống đổ nát để sơ tán người dân. Ảnh: Getty.Nước sông Kuma chảy siết do nối với một con sông ở thượng nguồn. Nó nằm ở tỉnh Kumamoto thuộc đảo Kyushu, tâm chấn trong đợt mưa lũ ở Nhật Bản lần này. Ảnh: Reuters.Sang ngày 8/7, những cơn mưa lớn nhất trong nhiều thập kỷ đã đổ bộ vào miền Trung Nhật Bản, tiếp tục gây lũ và sạt lở đất. Truyền thông đưa tin nhiều ngôi nhà và con đường ở hai tỉnh vùng núi ở miền Trung đã bị phá hủy. Chính quyền địa phương đã đưa ra cảnh bảo khẩn cấp, theo New York Times. Trong ảnh, mưa lớn gây ra lở bùn nhấn chìm các ngôi nhà ở Akihita. Ảnh: Getty.Các cảnh quay của NHK cho thấy sông Hida, bắt nguồn từ núi Norikura ở Takayama, tỉnh Gifu, miền Trung Nhật Bản, chảy xiết làm vỡ bờ kè, gây hư hại đường quốc lộ. Ảnh: Kyodo News/AP.Tại miền Nam Nhật Bản, số người chết không ngừng tăng trong khi lực lượng cứu hộ tiếp tục tiến hành các hoạt động cứu hộ, cứu nạn. Chính quyền khu vực đã hạ thấp mức cảnh báo mưa lũ, nhưng cho biết lũ lụt và lở đất vẫn tiếp tục là mối đe dọa. Ảnh: Kyodo News/AP.Cơ quan Quản lý Thiên tai và Hỏa hoạn cho biết 49 nạn nhân thiệt mạng đến từ các thị trấn ven sông ở tỉnh Kumamoto. Một nạn nhân là cụ bà ngoài 80 tuổi, được phát hiện đã chết trong ngôi nhà ngập nước ở tỉnh khác. Ảnh: Kyodo News/AP.Một cụ bà khác nói với NHK rằng khi bà bắt đầu xuống đường đi sơ tán thì nước lũ nhanh chóng dâng đến cổ bà. Một phụ nữ khác nói: “Tôi suýt bị cuốn trôi và phải bám vào một cột điện”. Ảnh: Kyodo News/AP.Các binh sĩ Nhật Bản đã dùng thuyền để giải cứu người dân bị mắc kẹt khi nước lũ dâng cao. Cảnh quay ở tỉnh Fukuoka, Kyushu, cho thấy các binh sĩ phải lội qua dòng nước cao qua đầu gối để kéo một chiếc thuyền chở một người mẹ, em bé 2 tháng tuổi và 2 người dân khác. “Các bạn làm tốt lắm!”, một người nói với người lính đang bế em bé để mẹ em bước xuống thuyền. Đằng sau, một chiếc thuyền khác chở theo những đứa trẻ mặc áo phao cam tiến đến. Ảnh: Reuters.Trong số những người thiệt mạng có 14 người cao tuổi bên trong một viện dưỡng lão ở làng Kuma nằm cạnh sông Kuma, sau khi lũ lụt và bùn đất tràn vào cơ sở này khiến những người bên trong bị mắc kẹt. Ảnh: Reuters.Hơn 3 triệu cư dân trên đảo Kuyshu, hòn đảo lớn thứ 3 Nhật Bản, đã được lệnh di tản nhưng không rõ bao nhiêu người đã làm theo. Ảnh: Kyodo News/AP.“Tôi được lệnh sơ tán. Hàng xóm của tôi đã đi hết, chỉ mình tôi ở lại”, người đàn ông ở Gero, tỉnh Gifu, chia sẻ. “Tôi không muốn nhà của tôi bị cuốn trôi khi vắng mặt”, ông vữa nói vừa rửa bùn ở lối vào ngôi nhà nằm ở ven sông của mình. Ảnh: Getty.Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản ghi nhận ít nhất 71 vụ lở đất tại 12 tỉnh, theo Kyodo News. Thủ tướng Shinzo Abe cho biết chính phủ sẽ huy động gấp đôi số lượng nhân viên cứu hộ, cứu nạn lên 80.000 người. Ảnh: Reuters.Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga khuyên người dân nên thận trọng: “Thảm họa có thể xảy ra ngay cả khi trời mưa nhỏ do mặt đất dễ bị vỡ lở sau các trận mưa trước”. Ảnh: Kyodo News/AP.Một vài nhà máy trong khu vực đã tạm ngừng hoạt động hôm 6/7 do mưa lớn, trong đó có hãng xe Toyota, Mazda và tập đoàn điện tử Panasonic, theo Reuters. Ảnh: AFP/Getty.Thiên tai thường xảy đến trong mùa mưa Nhật Bản. Tháng 7/2018, hơn 200 người, trong đó khoảng một nửa ở Hiroshima, đã thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở phía Tây Nam Nhật Bản. Còn vào tháng 10/2019, khoảng 100 người đã chết khi siêu bão Hagibis lớn nhất trong nhiều thập kỷ đổ bộ vào phía đông bắc nước này. Các nhà khí hậu học nhận định rằng mưa bão đã trở nên dữ dội hơn do tình trạng nóng lên toàn cầu. Ảnh: Reuters.
Hàng chục nghìn binh sĩ, cảnh sát và nhân viên cứu hộ đã được huy động tới các thị trấn bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì mưa lũ ở ven sông Kuma. Họ phải lội qua bùn lầy và đống đổ nát để sơ tán người dân. Ảnh: Getty.
Nước sông Kuma chảy siết do nối với một con sông ở thượng nguồn. Nó nằm ở tỉnh Kumamoto thuộc đảo Kyushu, tâm chấn trong đợt mưa lũ ở Nhật Bản lần này. Ảnh: Reuters.
Sang ngày 8/7, những cơn mưa lớn nhất trong nhiều thập kỷ đã đổ bộ vào miền Trung Nhật Bản, tiếp tục gây lũ và sạt lở đất. Truyền thông đưa tin nhiều ngôi nhà và con đường ở hai tỉnh vùng núi ở miền Trung đã bị phá hủy. Chính quyền địa phương đã đưa ra cảnh bảo khẩn cấp, theo New York Times. Trong ảnh, mưa lớn gây ra lở bùn nhấn chìm các ngôi nhà ở Akihita. Ảnh: Getty.
Các cảnh quay của NHK cho thấy sông Hida, bắt nguồn từ núi Norikura ở Takayama, tỉnh Gifu, miền Trung Nhật Bản, chảy xiết làm vỡ bờ kè, gây hư hại đường quốc lộ. Ảnh: Kyodo News/AP.
Tại miền Nam Nhật Bản, số người chết không ngừng tăng trong khi lực lượng cứu hộ tiếp tục tiến hành các hoạt động cứu hộ, cứu nạn. Chính quyền khu vực đã hạ thấp mức cảnh báo mưa lũ, nhưng cho biết lũ lụt và lở đất vẫn tiếp tục là mối đe dọa. Ảnh: Kyodo News/AP.
Cơ quan Quản lý Thiên tai và Hỏa hoạn cho biết 49 nạn nhân thiệt mạng đến từ các thị trấn ven sông ở tỉnh Kumamoto. Một nạn nhân là cụ bà ngoài 80 tuổi, được phát hiện đã chết trong ngôi nhà ngập nước ở tỉnh khác. Ảnh: Kyodo News/AP.
Một cụ bà khác nói với NHK rằng khi bà bắt đầu xuống đường đi sơ tán thì nước lũ nhanh chóng dâng đến cổ bà. Một phụ nữ khác nói: “Tôi suýt bị cuốn trôi và phải bám vào một cột điện”. Ảnh: Kyodo News/AP.
Các binh sĩ Nhật Bản đã dùng thuyền để giải cứu người dân bị mắc kẹt khi nước lũ dâng cao. Cảnh quay ở tỉnh Fukuoka, Kyushu, cho thấy các binh sĩ phải lội qua dòng nước cao qua đầu gối để kéo một chiếc thuyền chở một người mẹ, em bé 2 tháng tuổi và 2 người dân khác. “Các bạn làm tốt lắm!”, một người nói với người lính đang bế em bé để mẹ em bước xuống thuyền. Đằng sau, một chiếc thuyền khác chở theo những đứa trẻ mặc áo phao cam tiến đến. Ảnh: Reuters.
Trong số những người thiệt mạng có 14 người cao tuổi bên trong một viện dưỡng lão ở làng Kuma nằm cạnh sông Kuma, sau khi lũ lụt và bùn đất tràn vào cơ sở này khiến những người bên trong bị mắc kẹt. Ảnh: Reuters.
Hơn 3 triệu cư dân trên đảo Kuyshu, hòn đảo lớn thứ 3 Nhật Bản, đã được lệnh di tản nhưng không rõ bao nhiêu người đã làm theo. Ảnh: Kyodo News/AP.
“Tôi được lệnh sơ tán. Hàng xóm của tôi đã đi hết, chỉ mình tôi ở lại”, người đàn ông ở Gero, tỉnh Gifu, chia sẻ. “Tôi không muốn nhà của tôi bị cuốn trôi khi vắng mặt”, ông vữa nói vừa rửa bùn ở lối vào ngôi nhà nằm ở ven sông của mình. Ảnh: Getty.
Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản ghi nhận ít nhất 71 vụ lở đất tại 12 tỉnh, theo Kyodo News. Thủ tướng Shinzo Abe cho biết chính phủ sẽ huy động gấp đôi số lượng nhân viên cứu hộ, cứu nạn lên 80.000 người. Ảnh: Reuters.
Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga khuyên người dân nên thận trọng: “Thảm họa có thể xảy ra ngay cả khi trời mưa nhỏ do mặt đất dễ bị vỡ lở sau các trận mưa trước”. Ảnh: Kyodo News/AP.
Một vài nhà máy trong khu vực đã tạm ngừng hoạt động hôm 6/7 do mưa lớn, trong đó có hãng xe Toyota, Mazda và tập đoàn điện tử Panasonic, theo Reuters. Ảnh: AFP/Getty.
Thiên tai thường xảy đến trong mùa mưa Nhật Bản. Tháng 7/2018, hơn 200 người, trong đó khoảng một nửa ở Hiroshima, đã thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở phía Tây Nam Nhật Bản. Còn vào tháng 10/2019, khoảng 100 người đã chết khi siêu bão Hagibis lớn nhất trong nhiều thập kỷ đổ bộ vào phía đông bắc nước này. Các nhà khí hậu học nhận định rằng mưa bão đã trở nên dữ dội hơn do tình trạng nóng lên toàn cầu. Ảnh: Reuters.