Các quan chức cảnh báo số người chết có thể tăng lên khi dự báo mưa nhiều hơn trong những ngày tới. Khu vực bị ảnh hưởng tồi tệ nhất của đợt lũ lụt càn quét khu vực Nam Á vừa qua là Nepal, nơi cảnh sát vẫn đang tìm kiếm những người bị báo cáo mất tích sau khi các con sông vỡ bờ và lấy đi mạng sống của hàng chục người. Ảnh: AP.Cảnh sát Nepal cho hay khoảng 50.000 ngôi nhà ở vùng đồng bằng phía Nam của dãy Himalaya đã bị ngập lụt hoàn toàn và hàng nghìn người rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”. Đây là vùng đất màu mỡ nhất của Nepal và là canh tác nông nghiệp chính của cả nước. Ảnh: AP.Shankar Sapkota, chuyên gia kinh tế nông nghiệp cao cấp của chính phủ cho hay: "Chúng tôi nhận được báo cáo rằng khoảng 70% nông nghiệp ở Tarai bị ngập nước. Các cánh đồng lúa, hoa màu và trang trại cá bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng hiện nay chúng tôi chưa thể xác định mức độ thiệt hại”. Ảnh: AP.Hội Chữ Thập Đỏ Nepal đã cảnh báo rằng tình trạng thiếu nước sạch để uống và thực phẩm do lũ lụt ở Nepal có thể gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở quốc gia nghèo khó này. Ảnh: AP.Theo các phương tiện truyền thông địa phương, tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở vùng đồng bằng phía nam Nepal, các cây cầu đường cao tốc bị sụp đổ và đường sá bị lở đất và lũ lụt khiến hàng ngàn du khách bị mắc kẹt. Không chỉ riêng Nepal bị ngập lụt tàn phá, Ấn Độ cũng đang rơi vào tình trạng tương tự. Ảnh: Reuters.Tại Ấn Độ, bang Assam ở đông bắc nước này cũng đang bị ngập lụt khủng khiếp, với khoảng 200.000 người phải sống trong các trại tị nạn. Các sự cố liên quan đến lũ lụt đã khiến trên 100 người ở bang Assam thiệt mạng trong năm nay. Ảnh: NDTV.Dù đang sống trong ngập lụt nhưng Assam lại tiếp tục phải chống chọi với đợt sóng lũ thứ hai. Các chuyến tàu đến Assam và các bang đông bắc khác từ các vùng khác của Ấn Độ đã bị ngưng trệ vì nhiều đoạn đường sắt bị ngập hoàn toàn trong nước lũ. Ảnh: Reuters.Phần lớn khu vực phía đông bang Bihar bị ngập nước, khiến hàng chục ngàn người phải rời khỏi nhà. Ảnh: Indiatimes.Ngoài việc bị lũ lụt tàn phá, một vụ sạt lở đất xảy ra hôm 13/8 đã cuốn trôi hai chiếc xe buýt chở khách tại sườn đồi ở miền Bắc của Ấn Độ khiến 45 người thiệt mạng. Ảnh: AP.Lở đất và lũ lụt thường xuyên xảy ra ở khu vực Nam Á trong mùa mưa và tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong những năm gần đây do nạn phá rừng đang lan rộng và quy hoạch đô thị nghèo nàn. Ảnh: Reuters.Giống như Ấn Độ và Nepal, Bangladesh cũng đang phải triển khai quân đội để bảo vệ bờ kè ở phía bắc đất nước, nơi lũ lụt đã khiến 22 người thiệt mạng. Ảnh: Bdnews24.Có tới 600.000 người ở Bangladesh đang rơi vào cảnh vô gia cư vì lũ lụt sau khi các con sông tràn bờ do mưa lớn nhiều ngày. "Chúng tôi chưa từng chứng kiến đợt lũ lụt nào nghiêm trọng như ở huyện Dinajpur hiện nay kể từ năm 1988", Kazi Hasan Ahmed, người đứng đầu chính quyền địa phương cho biết. Ảnh: Bdnews24.Theo báo cáo hôm 14/8, có 27 vụ tử vong liên quan đến lũ lụt đã được báo cáo từ phía bắc của Bangladesh. Giao thông đường bộ đã bị cản trở nặng nề do lũ lụt. Các chuyến tàu hỏa đến Dinajpur buộc phải đóng cửa. Ảnh: AP.Cơ quan theo dõi và dự báo lũ lụt của chính phủ Bangladesh cảnh báo rằng mực nước ở một số con sông lớn sẽ tiếp tục tăng trong 72 giờ tới, làm tăng nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng hơn ở các vùng khác. Ảnh: Bdnews24.
Các quan chức cảnh báo số người chết có thể tăng lên khi dự báo mưa nhiều hơn trong những ngày tới. Khu vực bị ảnh hưởng tồi tệ nhất của đợt lũ lụt càn quét khu vực Nam Á vừa qua là Nepal, nơi cảnh sát vẫn đang tìm kiếm những người bị báo cáo mất tích sau khi các con sông vỡ bờ và lấy đi mạng sống của hàng chục người. Ảnh: AP.
Cảnh sát Nepal cho hay khoảng 50.000 ngôi nhà ở vùng đồng bằng phía Nam của dãy Himalaya đã bị ngập lụt hoàn toàn và hàng nghìn người rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”. Đây là vùng đất màu mỡ nhất của Nepal và là canh tác nông nghiệp chính của cả nước. Ảnh: AP.
Shankar Sapkota, chuyên gia kinh tế nông nghiệp cao cấp của chính phủ cho hay: "Chúng tôi nhận được báo cáo rằng khoảng 70% nông nghiệp ở Tarai bị ngập nước. Các cánh đồng lúa, hoa màu và trang trại cá bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng hiện nay chúng tôi chưa thể xác định mức độ thiệt hại”. Ảnh: AP.
Hội Chữ Thập Đỏ Nepal đã cảnh báo rằng tình trạng thiếu nước sạch để uống và thực phẩm do lũ lụt ở Nepal có thể gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở quốc gia nghèo khó này. Ảnh: AP.
Theo các phương tiện truyền thông địa phương, tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở vùng đồng bằng phía nam Nepal, các cây cầu đường cao tốc bị sụp đổ và đường sá bị lở đất và lũ lụt khiến hàng ngàn du khách bị mắc kẹt. Không chỉ riêng Nepal bị ngập lụt tàn phá, Ấn Độ cũng đang rơi vào tình trạng tương tự. Ảnh: Reuters.
Tại Ấn Độ, bang Assam ở đông bắc nước này cũng đang bị ngập lụt khủng khiếp, với khoảng 200.000 người phải sống trong các trại tị nạn. Các sự cố liên quan đến lũ lụt đã khiến trên 100 người ở bang Assam thiệt mạng trong năm nay. Ảnh: NDTV.
Dù đang sống trong ngập lụt nhưng Assam lại tiếp tục phải chống chọi với đợt sóng lũ thứ hai. Các chuyến tàu đến Assam và các bang đông bắc khác từ các vùng khác của Ấn Độ đã bị ngưng trệ vì nhiều đoạn đường sắt bị ngập hoàn toàn trong nước lũ. Ảnh: Reuters.
Phần lớn khu vực phía đông bang Bihar bị ngập nước, khiến hàng chục ngàn người phải rời khỏi nhà. Ảnh: Indiatimes.
Ngoài việc bị lũ lụt tàn phá, một vụ sạt lở đất xảy ra hôm 13/8 đã cuốn trôi hai chiếc xe buýt chở khách tại sườn đồi ở miền Bắc của Ấn Độ khiến 45 người thiệt mạng. Ảnh: AP.
Lở đất và lũ lụt thường xuyên xảy ra ở khu vực Nam Á trong mùa mưa và tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong những năm gần đây do nạn phá rừng đang lan rộng và quy hoạch đô thị nghèo nàn. Ảnh: Reuters.
Giống như Ấn Độ và Nepal, Bangladesh cũng đang phải triển khai quân đội để bảo vệ bờ kè ở phía bắc đất nước, nơi lũ lụt đã khiến 22 người thiệt mạng. Ảnh: Bdnews24.
Có tới 600.000 người ở Bangladesh đang rơi vào cảnh vô gia cư vì lũ lụt sau khi các con sông tràn bờ do mưa lớn nhiều ngày. "Chúng tôi chưa từng chứng kiến đợt lũ lụt nào nghiêm trọng như ở huyện Dinajpur hiện nay kể từ năm 1988", Kazi Hasan Ahmed, người đứng đầu chính quyền địa phương cho biết. Ảnh: Bdnews24.
Theo báo cáo hôm 14/8, có 27 vụ tử vong liên quan đến lũ lụt đã được báo cáo từ phía bắc của Bangladesh. Giao thông đường bộ đã bị cản trở nặng nề do lũ lụt. Các chuyến tàu hỏa đến Dinajpur buộc phải đóng cửa. Ảnh: AP.
Cơ quan theo dõi và dự báo lũ lụt của chính phủ Bangladesh cảnh báo rằng mực nước ở một số con sông lớn sẽ tiếp tục tăng trong 72 giờ tới, làm tăng nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng hơn ở các vùng khác. Ảnh: Bdnews24.