"Thầy giáo dạy chúng tôi rằng, khi cái đói nghèo bủa vây cuộc sống của mình thì cần phải trau dồi tri thức để thay đổi cuộc sống".
|
Không bàn ghế, không phòng học nhưng niềm khao khát con chữ giúp những đứa trẻ dưới chân cầu ở New Delhi, Ấn Độ ngày ngày đến lớp. |
|
Hơn một năm nay, chiều nào thầy Sharma cũng đóng cửa tiệm tạp hóa của mình, cùng anh trai tới chân cầu dạy hơn 70 học trò nghèo. |
|
Thầy giáo không chuyên Sharma trở thành người anh hùng khi mang đến cho những đứa trẻ nghèo một cơ hội được tiếp cận với con chữ. |
|
Mỗi ngày lớp học của hai thầy có không dưới 70 học sinh. Bảng chính là chân cầu sơn đen. Không bàn không ghế, lũ trẻ ngồi bệt ngay dưới đất. |
|
Lớp học khác thường này chỉ có điều duy nhất giống với các lớp khác trên thế giới: lòng say mê và khát khao được học. |
|
Lũ trẻ đến đây đều là những đứa trẻ nghèo, phần lớn là con của người lao động nghèo hoặc nông dân quanh vùng, thậm chí là trẻ vô gia cư. |
|
Chúng không được nhận vào các trường công lập vì học lực quá yếu, còn những trường dân lập thì cha mẹ chúng không có đủ tiền để nộp học phí. |
|
Thầy Sharma cho biết, khi bắt đầu mở lớp, có 140 học sinh theo học. Cho đến nay, có khoảng 70 học trò trong số đó được nhận vào các trường công lập. |
|
Cậu học trò 15 tuổi Abhishek chia sẻ: "Thầy giáo dạy chúng tôi rằng, khi cái đói nghèo bủa vây cuộc sống của mình thì cần phải trau dồi tri thức để thay đổi cuộc sống. Điều ấy chỉ có thể làm được nhờ có giáo dục". |
|
Thầy Sharma từng học đến năm thứ 3 đại học nhưng phải nghỉ do không có đủ học phí. |
|
Vì vậy, khi mở lớp học miễn phí này, thầy không muốn những đứa trẻ nghèo gặp phải khó khăn về học phí. |
|
Thầy chia sẻ: "Tôi không điểm danh. Những đứa trẻ này đến đây vì chúng muốn được học. Dù lớp học này còn thiếu thốn nhiều thứ nhưng chúng tôi có tài sản quí nhất: lòng hiếu học của học trò". Theo Tiin. |