Cố vấn nhà nước Myanmar San Suu Kyi (ảnh) bị quân đội nước này bắt giữ hồi đầu tháng 2/2021 và được cho là bị giam lỏng tại tư dinh trên đường Myebon Thar ở thủ đô Naypyitaw. Tuy nhiên, truyền thông Myanmar gần đây loan tin bà đã bị đưa đến nơi khác. Ảnh: TRT.Sau khi bị quân đội Myanmar bắt giữ, bà Aung San Suu Kyi đối mặt với nhiều cáo buộc. Ảnh: Getty.Hôm 1/4 vừa qua, bà Aung San Suu Kyi ra tòa điều trần, song không bị truy tố thêm tội danh mới. "Không có tội nào mới được đưa ra", ông Min Min Soe, luật sư của bà Aung San Suu Kyi, cho biết về phiên tòa mới nhất bà Aung San Suu Kyi xuất hiện. Ảnh: AJ.Tuy nhiên, theo luật sư Min Min Soe, một tuần trước, bà Suu Kyi bị cáo buộc vi phạm Đạo luật Bí mật Chính thức. Nếu bị kết án, bà Suu Kyi có thể phải chịu mức án lên tới 14 năm tù giam. Ảnh: Reuters.Trước đó, ngày 3/2, cảnh sát Myanmar thông báo tiến hành khởi tố Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi với các cáo buộc vi phạm luật kiểm soát, nhập khẩu. Theo phía cảnh sát, họ đã thu giữ được các loại bộ đàm nhập khẩu bất hợp pháp và không được phép sử dụng trong cuộc khám xét nhà riêng của bà tại thủ đô Naypyitaw. Ảnh: Insider.Với cáo buộc trên, bà Aung San Suu Kyi có thể đối mặt án tù lên tới 3 năm, theo tờ New York Times. Ảnh: USNews.Tiếp đến, ngày 16/2, cảnh sát Myanmar cáo buộc bà San Suu Kyi thêm tội danh vi phạm Luật quản lý thảm họa quốc gia, vi phạm quy định phòng dịch COVID-19. Ảnh: Reuters.Hôm 17/3, theo Đài phát thanh truyền hình nhà nước Myanmar MRTV, chính quyền quân sự đã cáo buộc bà San Suu Kyi vi phạm luật chống tham nhũng. Ảnh: JG.MRTV phát sóng một đoạn video, trong đó ông Maung Weik – Chủ tịch công ty xây dựng Say Paing - nói rằng ông đã hối lộ bà Suu Kyi tổng cộng 550.000 USD trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến tháng 4/2020 để thực hiện các dự án một cách suôn sẻ. Với cáo buộc trên, nếu bị kết tội tham nhũng, bà San Suu Kyi có thể đối mặt án tù 15 năm và bị cấm tham gia chính trị. Ảnh: DI.Ngoài ra, quân đội Myanmar còn cáo buộc bà Suu Kyi nhận hối lộ hơn 600.000 USD tiền mặt cùng 11,2 kg vàng. Ảnh: CNN.Về tình hình sức khỏe của bà San Suu Kyi sau hai tháng bị quân đội Myanmar bắt giữ, trao đổi với hãng Reuters qua điện thoại, luật sư Min Min Soe tiết lộ bà Suu Kyi "trông mạnh khỏe với nước da tươi tắn". Ảnh: Reuters.Được biết, luật sư Min Soe đã trao đổi trực tuyến với bà San Suu Kyi trong cuộc gặp qua video hôm 31/3 với nội dung thảo luận về các cáo buộc chống lại bà. Ảnh: Reuters.Luật sư Min Min Soe cho hay bà Suu Kyi muốn gặp trực tiếp các luật sư của mình và không đồng ý thảo luận trực tuyến với sự hiện diện của cảnh sát. Tuy nhiên, bà chỉ được gặp ông Min Soe qua hình thức trực tuyến khi luật sư này hiện diện tại một đồn cảnh sát ở Naypyidaw. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)
Cố vấn nhà nước Myanmar San Suu Kyi (ảnh) bị quân đội nước này bắt giữ hồi đầu tháng 2/2021 và được cho là bị giam lỏng tại tư dinh trên đường Myebon Thar ở thủ đô Naypyitaw. Tuy nhiên, truyền thông Myanmar gần đây loan tin bà đã bị đưa đến nơi khác. Ảnh: TRT.
Sau khi bị quân đội Myanmar bắt giữ, bà Aung San Suu Kyi đối mặt với nhiều cáo buộc. Ảnh: Getty.
Hôm 1/4 vừa qua, bà Aung San Suu Kyi ra tòa điều trần, song không bị truy tố thêm tội danh mới. "Không có tội nào mới được đưa ra", ông Min Min Soe, luật sư của bà Aung San Suu Kyi, cho biết về phiên tòa mới nhất bà Aung San Suu Kyi xuất hiện. Ảnh: AJ.
Tuy nhiên, theo luật sư Min Min Soe, một tuần trước, bà Suu Kyi bị cáo buộc vi phạm Đạo luật Bí mật Chính thức. Nếu bị kết án, bà Suu Kyi có thể phải chịu mức án lên tới 14 năm tù giam. Ảnh: Reuters.
Trước đó, ngày 3/2, cảnh sát Myanmar thông báo tiến hành khởi tố Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi với các cáo buộc vi phạm luật kiểm soát, nhập khẩu. Theo phía cảnh sát, họ đã thu giữ được các loại bộ đàm nhập khẩu bất hợp pháp và không được phép sử dụng trong cuộc khám xét nhà riêng của bà tại thủ đô Naypyitaw. Ảnh: Insider.
Với cáo buộc trên, bà Aung San Suu Kyi có thể đối mặt án tù lên tới 3 năm, theo tờ New York Times. Ảnh: USNews.
Tiếp đến, ngày 16/2, cảnh sát Myanmar cáo buộc bà San Suu Kyi thêm tội danh vi phạm Luật quản lý thảm họa quốc gia, vi phạm quy định phòng dịch COVID-19. Ảnh: Reuters.
Hôm 17/3, theo Đài phát thanh truyền hình nhà nước Myanmar MRTV, chính quyền quân sự đã cáo buộc bà San Suu Kyi vi phạm luật chống tham nhũng. Ảnh: JG.
MRTV phát sóng một đoạn video, trong đó ông Maung Weik – Chủ tịch công ty xây dựng Say Paing - nói rằng ông đã hối lộ bà Suu Kyi tổng cộng 550.000 USD trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến tháng 4/2020 để thực hiện các dự án một cách suôn sẻ. Với cáo buộc trên, nếu bị kết tội tham nhũng, bà San Suu Kyi có thể đối mặt án tù 15 năm và bị cấm tham gia chính trị. Ảnh: DI.
Ngoài ra, quân đội Myanmar còn cáo buộc bà Suu Kyi nhận hối lộ hơn 600.000 USD tiền mặt cùng 11,2 kg vàng. Ảnh: CNN.
Về tình hình sức khỏe của bà San Suu Kyi sau hai tháng bị quân đội Myanmar bắt giữ, trao đổi với hãng Reuters qua điện thoại, luật sư Min Min Soe tiết lộ bà Suu Kyi "trông mạnh khỏe với nước da tươi tắn". Ảnh: Reuters.
Được biết, luật sư Min Soe đã trao đổi trực tuyến với bà San Suu Kyi trong cuộc gặp qua video hôm 31/3 với nội dung thảo luận về các cáo buộc chống lại bà. Ảnh: Reuters.
Luật sư Min Min Soe cho hay bà Suu Kyi muốn gặp trực tiếp các luật sư của mình và không đồng ý thảo luận trực tuyến với sự hiện diện của cảnh sát. Tuy nhiên, bà chỉ được gặp ông Min Soe qua hình thức trực tuyến khi luật sư này hiện diện tại một đồn cảnh sát ở Naypyidaw. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)