“Rõ ràng, chúng tôi sẽ phải xem xét các hoạt động của lực lượng NATO ở dọc các biên giới
Nga trong các kế hoạch quân sự của mình. Chúng tôi cũng sẽ làm mọi điều được coi là cần thiết để đảm bảo an ninh nhằm chống lại mọi mối đe dọa từ bên ngoài”, hãng thông tấn
Interfax dẫn lại phát biểu của Đại sứ Nga tại NATO, ông Aleksandr Grushko.
Tuyên bố của vị đại diện Nga được đưa ra sau khi NATO lên ý định thiết lập nhiều căn cứ của họ ở Đông Âu và vùng Baltic nhằm chống lại mối đe dọa “công khai” từ Nga bất chấp sự phản đối của một số thành viên của khối này.
|
Binh sĩ Nga duyệt binh.
|
Tuy nhiên, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết, khối sẽ cố gắng vượt qua các sự phản đối này.
“Chúng tôi có một lực lượng được gọi là lực lượng phản ứng nhanh với mục đích là để triển khai các hoạt động một cách nhanh chóng nếu thấy cần thiết. Bây giờ, chúng tôi có ý định phát triển cái mà tôi gọi là mũi nhọn bên trong lực lượng phản ứng nhanh đó ở một mức độ sẵn sàng cao. Để có thể cung cấp quân tiếp viện nhanh như thế, bạn cũng cần một số cơ sở tiếp nhận ở nước sở tại”, ông Rasmussen nói trong một tuyên bố với báo chí châu Âu.
Hồi đầu tháng 8, Moscow đã cáo buộc Washington lấy cớ Nga bắn thử
tên lửa hành trình tầm trung là hành động vi phạm các điều khoản trong Hiệp ước giải trừ tên lửa hạt nhân tầm trung (INF). Từ đó cho đến nay, không có chi tiết cụ thể nào được đưa ra nhằm chứng minh Nga vi phạm hiệp ước này.
Phản ứng trước kế hoạch mới của NATO về việc mở rộng sang phía đông, ông Grushko nói với các nhà báo rằng, Nga đã luôn luôn thể hiện sự sẵn sàng cho cuộc đối thoại mở với Mỹ trên toàn bộ phạm vi các vấn đề không phổ biến và kiểm soát vũ khí, kể cả INF.
|
Đại sứ Nga tại NATO, ông Aleksandr Grushko. |
“Sự bất đồng mạnh mẽ giữa chúng tôi liên quan tới các hành vi vi phạm hiệp ước trên cũng nên được xem xét lại”, ông Glushko nói và đề cập tới các tên lửa làm mục tiêu để luyện bắn đạn thật cũng như việc sản xuất các máy bay không người lái của phương Tây. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh việc xây dựng các hệ thống MK-41 ở Ba Lan và Romania.
Việc mở rộng sự hiện diện quân sự về Đông Âu của NATO đã khiến Nga cảm thấy khá bất an. Bởi lẽ, kể từ sự kiện Liên Xô sụp đổ, NATO đã cam kết sẽ không mở rộng hoạt động của mình về phía đông.