Vào năm 2006, ở tuổi 52, ông Shinzo Abe trở thành Thủ tướng Nhật Bản trẻ nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tuy nhiên, ông Abe phải từ chức một năm sau đó vì vấn đề sức khỏe. Ảnh: Kyodo.
Năm 2012, ông Abe trở lại nắm quyền lần hai và liên tục giữ cương vị người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản từ đó đến nay, để lại nhiều dấu ấn đáng nhớ trong sự nghiệp chính trị của ông. Ảnh: AP.
Một trong những dấu ấn nổi bật của Thủ tướng Abe được dư luận thế giới nhắc tới là chính sách cải tổ kinh tế táo bạo mang tên Abenomics (kết hợp của hai từ “Abe” và “Economics”). Abenomics đã trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 bắt đầu từ cuối năm 2012 và kết thúc vào tháng 8/2015, và giai đoạn 2 bắt đầu từ tháng 9/2015 đến nay. Ảnh: Kyodo.
Cụ thể, sau khi trở lại nắm quyền năm 2012, Thủ tướng Shinzo Abe công bố chính sách kinh tế Abenomics, với 3 trọng tâm gồm thúc đẩy chi tiêu công, nới lỏng chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế sâu rộng. Ảnh: LI.
Việc thực thi chính sách Abenomics đã đem lại những kết quả tích cực cho nền kinh tế Nhật Bản, đặc biệt là những thành công với 2 "mũi tên" đầu tiên là bơm tiền vào thị trường thông qua kích thích hệ thống tài chính và tạo việc làm thông qua chính sách nới lỏng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Ảnh: Getty.
Chính sách trọng tăng trưởng trong Abenomics, nhất là chương trình mua lại trái phiếu của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, giúp tốc độ tăng trưởng GDP của nước này lấy lại mức tăng trưởng dương. Ảnh: ET.
Abenomics được đánh giá là đã giúp đưa nước Nhật thoát ra khỏi tình trạng đình trệ kinh tế trong thời kỳ rất dài. Sau 5 năm thực hiện chính sách kinh tế này, nền kinh tế Nhật Bản có những chuyển biến đáng kể, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Ảnh: Reuters.
Giới nghiên cứu từng nhận định, chủ thuyết “Abenomics” và giải pháp “robot hóa” nền kinh tế là sự thành công của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Getty.
Kể từ giữa năm 2018 đến nay, đà tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Dù vậy, không thể phủ nhận những thành tựu mà chính sách Abenomics của ông Abe đã đạt được. Ảnh: Getty.
Ngoài chính sách Abenomics, dấu ấn lớn mà ông Abe để lại trong thời gian giữ chức được cho là nỗ lực nhằm hình thành “liên minh kim cương” với Ấn Độ, Úc và bang Hawaii của Mỹ để bảo vệ hoạt động hàng hải trải dài từ Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình Dương. Ảnh: Thủ tướng Abe bắt tay Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 4/2018. Ảnh: Getty.
"Tôi nghĩ thành tựu của Thủ tướng Abe là ở chỗ ông ấy thành công trong xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ và chính sách ngoại giao chủ động tiến gần tới các nước Châu Á", Giáo sư Jeff Kingston của Đại học Temple ở bang Pennsylvania, Mỹ, từng nói với Al Jazeera.
Bên cạnh đó, ông Abe đã đóng góp rất lớn vào việc thay đổi cách diễn giải Hiến pháp hiện hành của Nhật Bản nhằm cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) tham gia hoạt động phòng thủ tập thể để bảo vệ đồng minh trước các cuộc tấn công vũ trang. Ảnh: DE.
Mời độc giả xem thêm video: Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ chức (Nguồn video: VTC Now)
Vào năm 2006, ở tuổi 52, ông Shinzo Abe trở thành Thủ tướng Nhật Bản trẻ nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tuy nhiên, ông Abe phải từ chức một năm sau đó vì vấn đề sức khỏe. Ảnh: Kyodo.
Năm 2012, ông Abe trở lại nắm quyền lần hai và liên tục giữ cương vị người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản từ đó đến nay, để lại nhiều dấu ấn đáng nhớ trong sự nghiệp chính trị của ông. Ảnh: AP.
Một trong những dấu ấn nổi bật của Thủ tướng Abe được dư luận thế giới nhắc tới là chính sách cải tổ kinh tế táo bạo mang tên Abenomics (kết hợp của hai từ “Abe” và “Economics”). Abenomics đã trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 bắt đầu từ cuối năm 2012 và kết thúc vào tháng 8/2015, và giai đoạn 2 bắt đầu từ tháng 9/2015 đến nay. Ảnh: Kyodo.
Cụ thể, sau khi trở lại nắm quyền năm 2012, Thủ tướng Shinzo Abe công bố chính sách kinh tế Abenomics, với 3 trọng tâm gồm thúc đẩy chi tiêu công, nới lỏng chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế sâu rộng. Ảnh: LI.
Việc thực thi chính sách Abenomics đã đem lại những kết quả tích cực cho nền kinh tế Nhật Bản, đặc biệt là những thành công với 2 "mũi tên" đầu tiên là bơm tiền vào thị trường thông qua kích thích hệ thống tài chính và tạo việc làm thông qua chính sách nới lỏng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Ảnh: Getty.
Chính sách trọng tăng trưởng trong Abenomics, nhất là chương trình mua lại trái phiếu của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, giúp tốc độ tăng trưởng GDP của nước này lấy lại mức tăng trưởng dương. Ảnh: ET.
Abenomics được đánh giá là đã giúp đưa nước Nhật thoát ra khỏi tình trạng đình trệ kinh tế trong thời kỳ rất dài. Sau 5 năm thực hiện chính sách kinh tế này, nền kinh tế Nhật Bản có những chuyển biến đáng kể, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Ảnh: Reuters.
Giới nghiên cứu từng nhận định, chủ thuyết “Abenomics” và giải pháp “robot hóa” nền kinh tế là sự thành công của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Getty.
Kể từ giữa năm 2018 đến nay, đà tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Dù vậy, không thể phủ nhận những thành tựu mà chính sách Abenomics của ông Abe đã đạt được. Ảnh: Getty.
Ngoài chính sách Abenomics, dấu ấn lớn mà ông Abe để lại trong thời gian giữ chức được cho là nỗ lực nhằm hình thành “liên minh kim cương” với Ấn Độ, Úc và bang Hawaii của Mỹ để bảo vệ hoạt động hàng hải trải dài từ Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình Dương. Ảnh: Thủ tướng Abe bắt tay Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 4/2018. Ảnh: Getty.
"Tôi nghĩ thành tựu của Thủ tướng Abe là ở chỗ ông ấy thành công trong xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ và chính sách ngoại giao chủ động tiến gần tới các nước Châu Á", Giáo sư Jeff Kingston của Đại học Temple ở bang Pennsylvania, Mỹ, từng nói với Al Jazeera.
Bên cạnh đó, ông Abe đã đóng góp rất lớn vào việc thay đổi cách diễn giải Hiến pháp hiện hành của Nhật Bản nhằm cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) tham gia hoạt động phòng thủ tập thể để bảo vệ đồng minh trước các cuộc tấn công vũ trang. Ảnh: DE.
Mời độc giả xem thêm video: Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ chức (Nguồn video: VTC Now)