Hồ chứa của siêu dự án thủy điện Tam Hiệp trên sông Trường Giang (Trung Quốc) ngày 20/8 ghi nhận đỉnh lũ cao nhất kể từ khi hoàn tất xây dựng vào năm 2003. Theo Global Times, tính đến 8h ngày 20/8, hồ tiếp nhận trung bình 75.000 m3 nước/giây. Ảnh: Tân Hoa xã. Đập Tam Hiệp buộc phải mở 11 cửa xả lũ để ổn định tình hình, giải phóng trung bình 49.200 m3 nước/giây, theo tường thuật của Global Times qua tài khoản chính thức trên mạng xã hội Twitter. Ảnh: Tân Hoa xã.Bộ Thủy lợi Trung Quốc cho biết lượng nước đổ vào hồ của đập Tam Hiệp đạt cột mốc 72.000 m3/giây vào giữa trưa 19/8. Lượng nước tăng đột biến khi tình hình mưa lớn và kéo dài tiếp diễn ở các phụ lưu thượng nguồn sông Trường Giang. Ảnh: Tân Hoa xã.Bộ Thủy lợi Trung Quốc từ ngày 18/8 đã nâng mức ứng phó lũ lụt khẩn cấp ở khu vực từ Cấp độ 3 lên Cấp độ 2. Một số hồ trữ nước ở các nhánh thượng nguồn sông Trường Giang, trong đó có Hướng Gia Bá và Nhị Than, được lệnh hỗ trợ giảm lượng nước đổ về hồ thủy điện Tam Hiệp. Ảnh: Tân Hoa xã.Dự án Tam Hiệp là hệ thống kiểm soát nước đa năng trên sông Trường Giang, bao gồm công trình đập thủy điện dài 2.309 m và cao 185 m, hệ thống âu tàu cấp 5 ở phía bắc và phía nam dự án, cùng 34 tổ máy phát điện với tổng năng suất khai thác 22,5 triệu kilowatt. Ảnh: Tân Hoa xã.Tập đoàn Tam Hiệp ngày 19/8 thông báo các hệ thống kiểm soát nước phía thượng nguồn Trường Giang gồm 3 đập Ô Đông Đức, Khê Lạc Độ và Hướng Gia Bá sẽ được điều phối theo một kế hoạch "triển khai và vận hành kỹ lưỡng" nhằm khống chế dòng lũ. Ảnh: Tân Hoa xã.Hệ thống đập thượng nguồn sẽ thực hiện chức năng chống lũ như một hồ trữ nước bậc thang trong khu vực châu thổ Trường Giang. Qua đó, mạng lưới điều phối lũ ở các tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh ở Tây Nam Trung Quốc được giảm tải. Ảnh: Tân Hoa xã.Dự án thủy điện Tam Hiệp sẽ nâng dần tốc độ xả lũ từ 42.000 m3/giây lên 46.000 m3/giây. Tính đến sáng 20/8, con số này đã đạt đến 49.200 m3/giây, theo Global Times. Ảnh: Tân Hoa xã.Một số chuyên gia nhận định chiến lược phối hợp liên hoàn giữa các đập sẽ giúp phân tán sức mạnh của dòng lũ, ngăn xảy ra "siêu đỉnh lũ" gây thiệt hại ở mức độ thảm họa cho những thành phố dọc sông Trường Giang. Ảnh: Tân Hoa xã.Trung Quốc đang trải qua mùa mưa khắc nghiệt bất thường trong năm 2020, kéo dài và có lượng mưa cao hơn thường thấy chủ yếu ở miền Nam. Lượng mưa ở châu thổ Trường Giang và Hoài Hà đều đã đạt mức cao nhất kể từ năm 1961. Ảnh: Tân Hoa xã.Trong khi đó, nhà chức trách Trung Quốc cho biết số ca tử vong và mất tích liên quan đến mưa lũ năm nay giảm gần 55% so với 5 năm trước. Số nhà cửa thiệt hại vì mưa lũ cũng giảm khoảng 65% so với cùng giai đoạn. Ảnh: Tân Hoa xã.Theo Apple Daily, bàn chân của công trình Lạc Sơn Đại Phật, tỉnh Tứ Xuyên, lần đầu tiên ngập dưới nước trong 70 năm qua. Ảnh: Tân Hoa xã.
Hồ chứa của siêu dự án thủy điện Tam Hiệp trên sông Trường Giang (Trung Quốc) ngày 20/8 ghi nhận đỉnh lũ cao nhất kể từ khi hoàn tất xây dựng vào năm 2003. Theo Global Times, tính đến 8h ngày 20/8, hồ tiếp nhận trung bình 75.000 m3 nước/giây. Ảnh: Tân Hoa xã.
Đập Tam Hiệp buộc phải mở 11 cửa xả lũ để ổn định tình hình, giải phóng trung bình 49.200 m3 nước/giây, theo tường thuật của Global Times qua tài khoản chính thức trên mạng xã hội Twitter. Ảnh: Tân Hoa xã.
Bộ Thủy lợi Trung Quốc cho biết lượng nước đổ vào hồ của đập Tam Hiệp đạt cột mốc 72.000 m3/giây vào giữa trưa 19/8. Lượng nước tăng đột biến khi tình hình mưa lớn và kéo dài tiếp diễn ở các phụ lưu thượng nguồn sông Trường Giang. Ảnh: Tân Hoa xã.
Bộ Thủy lợi Trung Quốc từ ngày 18/8 đã nâng mức ứng phó lũ lụt khẩn cấp ở khu vực từ Cấp độ 3 lên Cấp độ 2. Một số hồ trữ nước ở các nhánh thượng nguồn sông Trường Giang, trong đó có Hướng Gia Bá và Nhị Than, được lệnh hỗ trợ giảm lượng nước đổ về hồ thủy điện Tam Hiệp. Ảnh: Tân Hoa xã.
Dự án Tam Hiệp là hệ thống kiểm soát nước đa năng trên sông Trường Giang, bao gồm công trình đập thủy điện dài 2.309 m và cao 185 m, hệ thống âu tàu cấp 5 ở phía bắc và phía nam dự án, cùng 34 tổ máy phát điện với tổng năng suất khai thác 22,5 triệu kilowatt. Ảnh: Tân Hoa xã.
Tập đoàn Tam Hiệp ngày 19/8 thông báo các hệ thống kiểm soát nước phía thượng nguồn Trường Giang gồm 3 đập Ô Đông Đức, Khê Lạc Độ và Hướng Gia Bá sẽ được điều phối theo một kế hoạch "triển khai và vận hành kỹ lưỡng" nhằm khống chế dòng lũ. Ảnh: Tân Hoa xã.
Hệ thống đập thượng nguồn sẽ thực hiện chức năng chống lũ như một hồ trữ nước bậc thang trong khu vực châu thổ Trường Giang. Qua đó, mạng lưới điều phối lũ ở các tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh ở Tây Nam Trung Quốc được giảm tải. Ảnh: Tân Hoa xã.
Dự án thủy điện Tam Hiệp sẽ nâng dần tốc độ xả lũ từ 42.000 m3/giây lên 46.000 m3/giây. Tính đến sáng 20/8, con số này đã đạt đến 49.200 m3/giây, theo Global Times. Ảnh: Tân Hoa xã.
Một số chuyên gia nhận định chiến lược phối hợp liên hoàn giữa các đập sẽ giúp phân tán sức mạnh của dòng lũ, ngăn xảy ra "siêu đỉnh lũ" gây thiệt hại ở mức độ thảm họa cho những thành phố dọc sông Trường Giang. Ảnh: Tân Hoa xã.
Trung Quốc đang trải qua mùa mưa khắc nghiệt bất thường trong năm 2020, kéo dài và có lượng mưa cao hơn thường thấy chủ yếu ở miền Nam. Lượng mưa ở châu thổ Trường Giang và Hoài Hà đều đã đạt mức cao nhất kể từ năm 1961. Ảnh: Tân Hoa xã.
Trong khi đó, nhà chức trách Trung Quốc cho biết số ca tử vong và mất tích liên quan đến mưa lũ năm nay giảm gần 55% so với 5 năm trước. Số nhà cửa thiệt hại vì mưa lũ cũng giảm khoảng 65% so với cùng giai đoạn. Ảnh: Tân Hoa xã.
Theo Apple Daily, bàn chân của công trình Lạc Sơn Đại Phật, tỉnh Tứ Xuyên, lần đầu tiên ngập dưới nước trong 70 năm qua. Ảnh: Tân Hoa xã.