Theo Al Jazeera, nhiều người ngồi sát nhau trong các khu trại dành cho người sơ tán ở Maiduguri, thủ phủ bang Borno (Nigeria). Họ phải rời bỏ nhà cửa tại những thị trấn và làng mạc bị tàn phá bởi cuộc giao tranh tiếp diễn giữa quân đội và các nhóm vũ trang khác nhau. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)Tuy nhiên, hiện giờ, họ lại đối mặt với một nỗi sợ khác, đó là đại dịch COVID-19. Nhiều người sống trong các khu trại sơ tán đông đúc này không đảm bảo được việc thực hiện giãn cách xã hội.Lệnh phong tỏa vì COVID-19 cũng khiến cuộc sống của những người dân di tản ở Borno, Adamawa,... trở nên khó khăn hơn vì mất việc làm và không có thu nhập."Tôi lo sợ khi nghĩ về những gì sẽ xảy ra với con tôi trong thời gian này", Rebeca, một bà mẹ 6 con sống trong khu định cư không chính thức dành cho những người di tản gần Yola, thủ phủ bang Adamawa, chia sẻ.Các thành viên của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) đang xây dựng khu trại và nhà vệ sinh cho những người di tản mới đến. "Cải thiện điều kiện sống và đảm bảo mọi người được tiếp cận với nước là chiến lược chính để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Vì vậy, chúng tôi phải làm việc khẩn trương", Johnson Kwangware, một kỹ sư của ICRC, nói."Mọi người bảo tôi nên tránh đám đông, nhưng điều này rất khó", cô Aishatu, một góa phụ 38 tuổi, chia sẻ. Cô đang sống cùng 10 đứa con trong túp lều chật chội ở khu trại Bakassi, Maiduguri.Hai năm trước, Aihatu đã mở một cửa hàng nhỏ nhờ khoản tài trợ của ICRC. Tuy nhiên, khi bang Borno áp đặt lệnh phong tỏa để ngăn chặn COVID-19, những cửa hàng kinh doanh nhỏ cũng bị ảnh hưởng nặng nề.Cô Rebeca đang sống trong khu định cư dành cho dân sơ tán ở ngoại ô Yola. Cô làm việc cho các trang trại gần đó để kiếm tiền nuôi 6 đứa con.Tuy nhiên, khi Yola bị phong tỏa trong hai tuần, Rebeca không thể đi ra khỏi khu trại để làm việc.Để kiếm sống, Rebeca phải đi nhặt nhạnh những hạt thóc còn sót lại trên cánh đồng sau vụ thu hoạch.Những người dân sơ tán ở Nigeria bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động kinh tế mà dịch COVID-19 gây ra.Trong khi dịch COVID-19 bùng phát, các cuộc xung đột vũ trang trong nước này vẫn tiếp diễn.Ngày 11/4, nhóm phẫu thuật của ICRC ở Maiduguri tiếp nhận 18 dân thường bị thương trong các cuộc giao tranh gần đây.Việc giữ khoảng cách trong bệnh viện gặp khó khăn khi có nhiều bệnh nhân.Theo Al Jazeera, trước khi dịch COVID-19 bùng phát, 35% cơ sở y tế tại bang Adamawa, Borno và Yobe,... đã bị hư hại do hậu quả của các cuộc xung đột vũ trang tiếp diễn.
Mời độc giả xem thêm video: Cách nhận biết người có biểu hiện nhiễm virus corona (Nguồn video: VTC1)
Theo Al Jazeera, nhiều người ngồi sát nhau trong các khu trại dành cho người sơ tán ở Maiduguri, thủ phủ bang Borno (Nigeria). Họ phải rời bỏ nhà cửa tại những thị trấn và làng mạc bị tàn phá bởi cuộc giao tranh tiếp diễn giữa quân đội và các nhóm vũ trang khác nhau. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)
Tuy nhiên, hiện giờ, họ lại đối mặt với một nỗi sợ khác, đó là đại dịch COVID-19. Nhiều người sống trong các khu trại sơ tán đông đúc này không đảm bảo được việc thực hiện giãn cách xã hội.
Lệnh phong tỏa vì COVID-19 cũng khiến cuộc sống của những người dân di tản ở Borno, Adamawa,... trở nên khó khăn hơn vì mất việc làm và không có thu nhập.
"Tôi lo sợ khi nghĩ về những gì sẽ xảy ra với con tôi trong thời gian này", Rebeca, một bà mẹ 6 con sống trong khu định cư không chính thức dành cho những người di tản gần Yola, thủ phủ bang Adamawa, chia sẻ.
Các thành viên của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) đang xây dựng khu trại và nhà vệ sinh cho những người di tản mới đến. "Cải thiện điều kiện sống và đảm bảo mọi người được tiếp cận với nước là chiến lược chính để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Vì vậy, chúng tôi phải làm việc khẩn trương", Johnson Kwangware, một kỹ sư của ICRC, nói.
"Mọi người bảo tôi nên tránh đám đông, nhưng điều này rất khó", cô Aishatu, một góa phụ 38 tuổi, chia sẻ. Cô đang sống cùng 10 đứa con trong túp lều chật chội ở khu trại Bakassi, Maiduguri.
Hai năm trước, Aihatu đã mở một cửa hàng nhỏ nhờ khoản tài trợ của ICRC. Tuy nhiên, khi bang Borno áp đặt lệnh phong tỏa để ngăn chặn COVID-19, những cửa hàng kinh doanh nhỏ cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Cô Rebeca đang sống trong khu định cư dành cho dân sơ tán ở ngoại ô Yola. Cô làm việc cho các trang trại gần đó để kiếm tiền nuôi 6 đứa con.
Tuy nhiên, khi Yola bị phong tỏa trong hai tuần, Rebeca không thể đi ra khỏi khu trại để làm việc.
Để kiếm sống, Rebeca phải đi nhặt nhạnh những hạt thóc còn sót lại trên cánh đồng sau vụ thu hoạch.
Những người dân sơ tán ở Nigeria bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động kinh tế mà dịch COVID-19 gây ra.
Trong khi dịch COVID-19 bùng phát, các cuộc xung đột vũ trang trong nước này vẫn tiếp diễn.
Ngày 11/4, nhóm phẫu thuật của ICRC ở Maiduguri tiếp nhận 18 dân thường bị thương trong các cuộc giao tranh gần đây.
Việc giữ khoảng cách trong bệnh viện gặp khó khăn khi có nhiều bệnh nhân.
Theo Al Jazeera, trước khi dịch COVID-19 bùng phát, 35% cơ sở y tế tại bang Adamawa, Borno và Yobe,... đã bị hư hại do hậu quả của các cuộc xung đột vũ trang tiếp diễn.
Mời độc giả xem thêm video: Cách nhận biết người có biểu hiện nhiễm virus corona (Nguồn video: VTC1)