Video ông Duterte tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Philippines:
Trong bài viết đăng trên tờ Manila Bulletin với tựa đề “Biến đổi khí hậu: Chú ý P Digong, Nội các và Quốc hội” hôm 29/10, ông Ramos chỉ trích mạnh mẽ ông Duterte, người trước đó đe dọa sẽ không coi trọng hiệp ước quốc tế nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Ngoài ra, cựu Tổng thống Ramos còn trích dẫn những thiệt hại lên tới hàng tỷ peso (đồng nội tệ của Philippines) do các siêu bão như siêu bão Sarika và Haima càn quét phía bắc Philippines hồi tháng này.
|
Cựu Tổng thống Philippines Ramos (thứ hai từ trái sang) và đương kim Tổng thống Duterte (ngoài cùng bên phải). Ảnh Inquirer Global Nation
|
“Phải chăng ông ấy (tức Tổng thống Duterte) đang để người dân tiếp tục hứng chịu những ảnh hưởng của các siêu bão như Karen (tên quốc tế là Sarika) và Lawin (tên quốc tế là Haima) – tiền thân của thảm họa La Nina vốn được cảnh báo cách đây hơn 20 năm trước? Ngày nay, chúng phải được giảm nhẹ thiên tai thông qua hợp tác quốc tế chặt chẽ và các hành động tập thể tích cực”, ông Ramos đặt câu hỏi.
Quan điểm của đương kim Tổng thống Philippines Duterte
Vào tháng 12/2015, ở Paris, gần 200 quốc gia – trong đó có Philippines – đã cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và duy trì nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Và Manila đã cam kết cắt giảm lượng khí thải nhà kính xuống còn 70% vào năm 2030.
Tuy nhiên, đương kim Tổng thống Philippines Duterte nhiều lần bày tỏ thái độ không tuân thủ theo hiệp ước này, nói rằng việc cắt giảm khí thải nhà kính khi sự tăng trưởng kinh tế của Philippines mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu là không công bằng bởi vì các quốc gia công nghiệp vẫn luôn thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính trong suốt nhiều thập kỷ.
Ông Duterte còn cho biết, sẽ điều hành đất nước Philippines phát triển dựa trên nhu cầu của người dân, không phải theo yêu cầu từ các bên quốc tế.
Tuy nhiên, cựu Tổng thống Fidel Ramos nhấn mạnh rằng nguyên tắc “những trách nhiệm chung nhưng có phân biệt” (CBDR) cho phép các quốc gia đang phát triển với lượng phát thải khí nhà kính ít hơn tiếp tục phát triển kinh tế. Ông cũng lập luận rằng, việc phê chuẩn thỏa thuận này “sẽ thúc đẩy lợi ích” của người dân Philippines.