Cựu Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe ngày 6/9 được xác nhận đã qua đời ở tuổi 95. Theo Telegraph, ông qua đời tại một bệnh viện ở Singapore, nơi được điều trị từ tháng 4. Ông lãnh đạo Zimbabwe trong gần 4 thập kỷ trước khi bị lật đổ cuối năm 2017, để lại một di sản nhiều tranh cãi, từ người hùng giải phóng dân tộc trở thành nhà độc tài khiến nền kinh tế đất nước rơi vào siêu lạm phát. Ảnh: Reuters.Robert Gabriel Mugabe sinh năm 1924, tại Zvimba, phía tây nam thủ đô Salisbury của Rhodesia (nay là thủ đô Harare của Zimbabwe). Ông được dạy bởi các giáo sĩ dòng Jesuit, trở thành một giáo viên trước khi tham gia công cuộc đòi độc lập cho dân tộc. Ông xuất thân là một trí thức, có nhiều bằng cấp về kinh tế, giáo dục và luật tại Đại học London. Mugabe được xem là thủ lĩnh chính trị và bộ não của các lực lượng chiến tranh du kích chống thực dân Anh, đòi độc lập cho vùng đất Nam Rhodesia. Ảnh: Getty.Ông từng ngồi tù gần 11 năm vì những hoạt động chính trị. Giữa thập niên 1970, Mugabe trở thành lãnh đạo của phong trào chính trị Liên đoàn Quốc gia Châu Phi Zimbabwe (ZANU), một nhóm vũ trang đóng tại Mozambique, chống chế độ lãnh đạo do thiểu số da trắng cầm quyền. Trong ảnh, Robert Mugabe với vai trò lãnh đạo ZANU cùng các cộng sự tại Geneva, Thụy Sĩ, vào năm 1976. Ảnh: AP.Khi xung đột kết thúc vào năm 1979, Robert Mugabe được người dân quê nhà lẫn cộng đồng quốc tế ca ngợi là nhà anh hùng giải phóng dân tộc và là niềm hy vọng cho tương lai của Zimbabwe. Sau cuộc bầu cử dân chủ vào tháng 2/1980, ông trở thành thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Zimbabwe vừa tuyên bố độc lập. Ảnh: AP.Ông Mugabe giành được sự kính trọng của cả đất nước và có xuất phát điểm vững chãi với nền kinh tế quốc gia ổn định, cơ sở hạ tầng phát triển và nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có. Ông hứa hẹn sẽ theo đuổi chính sách mang tính bao trùm cho mọi người dân Zimbabwe, tạo một làn gió mới so với chế độ trước kia do thiểu số da trắng cầm quyền. Trong ảnh, tân thủ tướng Robert Mugabe ngày 6/3/1980 phát biểu tại một cuộc họp báo trong khu vườn ở nhà riêng, nằm tại Salisbury, nay là thủ đô Harare. Ảnh: Getty."Kỷ nguyên mà chúng ta đang bước vào, kỷ nguyên của độc lập, nên được xem là một món quà được dành tặng cho tất cả chúng ta, nhân dân Zimbabwe, dù là da trắng hay da đen, với tất cả chủ quyền và quyền dân chủ", ông Mugabe nhấn mạnh vào năm 1980 sau khi trở thành thủ tướng chính phủ. Sau đó 7 năm, ông thay đổi hiến pháp để trở thành tổng thống và cầm quyền liên tục trong 30 năm. Ảnh: AAP.Cựu tổng thống Zimbabwe có giai đoạn từng được so sánh với nhà lãnh đạo nổi tiếng Nelson Mandela của Nam Phi, người đắc cử tổng thống vào năm 1994 và chấm dứt chế độ Apartheid. Cả hai đều hứa hẹn xây dựng dân chủ, trao quyền tự do bầu cử, kết thúc sự cầm quyền của thiểu số da trắng với lời hứa không trả thù và không tước đất người da trắng trao cho người da đen. Tuy nhiên, trong khi Mandela kết thúc nhiệm kỳ và về hưu vào năm 1999 ở tuổi 81, Mugabe không từ bỏ quyền lực. Ông trở thành tổng thống già nhất và cầm quyền lâu nhất tại châu Phi. Ảnh: Reuters.Tổng thống Mugabe cùng Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Hoàng tử Philip tại cung điện Buckingham, London, trong chuyến thăm chính thức tại Anh vào tháng 5/1994. Ảnh: Getty.Tổng thống Mugabe nói chuyện cùng Tổng thống Mỹ George H.W. Bush tại Nhà Trắng vào ngày 24/7/1991. Ảnh: AP.Gần 20 năm sau đưa Zimbabwe giành được độc lập, Tổng thống Mugabe bắt đầu đối diện với một phong trào chống đối ông ngày một mạnh mẽ. Ông vấp phải những cáo buộc về gian lận bầu cử và sử dụng vũ lực để đàn áp những người ủng hộ các đối thủ chính trị của mình. Ông gặp thất bại lớn đầu tiên trên chính trường trong cuộc trưng cầu dân ý cải cách hiến pháp vào năm 2000. Tình hình tại Zimbabwe ngày một trầm trọng. Ảnh: AP.Cũng trong năm đó, Tổng thống Mugabe cổ súy việc tước quyền sở hữu hàng nghìn nông trại được công nghiệp hóa của người da trắng, với phần lớn nhũng vụ cưỡng chế có sử dụng vũ lực. "Vựa bánh mì" của phía nam châu Phi rơi vào khủng hoảng với dòng người da trắng bỏ chạy khỏi Zimbabwe. Tình trạng thiếu hụt lương thực xảy ra với quy mô lớn. Đất nước rơi vào siêu lạm phát từ tháng 2/2007 với cấp số nhân. Ảnh: AP.Đời sống riêng tư của cựu tổng thống Zimbabwe cũng gây ra nhiều tranh cãi. Ông bị chỉ trích vơ vét để làm giàu cho bản thân cùng lối sống xa xỉ và hoang phí. Đệ nhất phu nhân Grace Mugabe (phải) cũng bị lên án là người nắm quá nhiều ảnh hưởng với chính phủ và thói quen chi tiêu đắt đỏ. Trong ảnh, Tổng thống Robert Mugabe trong đám cưới với bà Grace vào tháng 8/1996. Hai người thành hôn không lâu sau khi người vợ đầu tiên của ông Mugabe qua đời. Hôn lễ được tường thuật là có gần 6.000 khách mời. Ảnh: Reuters.Những mâu thuẫn trong nội bộ đảng cầm quyền ZANU-PF đạt đỉnh điểm sau khi Tổng thống Robert Mugabe đầu tháng 11/2017 sa thải và trục xuất ông Emmerson Mnangagwa (trái), khi đó giữ chức phó tổng thống, để dọn đường thăng tiến cho vợ mình. "Cá sấu" Mnangagwa là một trong những nhân vật thân cận nhất của ông Mugabe, đã làm việc cùng ông từ những năm đầu cầm quyền. Ảnh: AP.Ông Mnangagwa bị trục xuất khỏi đất nước nhưng sau đó nhận được sự ủng hộ của quân đội để hồi hương. Lực lượng này tiến hành một cuộc đảo chính vào tháng 11/2017, đưa xe thiết giáp và các đơn vị vào kiểm soát thủ đô Harare. Tổng thống Mugabe bị giam lỏng tại nhà riêng cho đến khi chấp nhận từ chức trong hòa bình. Ảnh: AFP.Ngày 19/11/2017, ZANU-PF loại ông Mugabe khỏi ghế lãnh đạo đảng. Cả hai đảng lớn của Zimbabwe đều ủng hộ một đề xuất chính phức phế truất ông khỏi vị trí tổng thống. Ông Mugabe sau đó chấp nhận từ chức với điều kiện ông và vợ mình được miễn truy tố, được bảo vệ an toàn khỏi các lực lượng chống đối, các tài sản riêng không bị tịch thu và được nhận một khoản bồi thường ít nhất là 10 triệu USD. Ảnh: AP. Mời độc giả xem thêm video: Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe từ chức (Nguồn: NC)
Cựu Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe ngày 6/9 được xác nhận đã qua đời ở tuổi 95. Theo Telegraph, ông qua đời tại một bệnh viện ở Singapore, nơi được điều trị từ tháng 4. Ông lãnh đạo Zimbabwe trong gần 4 thập kỷ trước khi bị lật đổ cuối năm 2017, để lại một di sản nhiều tranh cãi, từ người hùng giải phóng dân tộc trở thành nhà độc tài khiến nền kinh tế đất nước rơi vào siêu lạm phát. Ảnh: Reuters.
Robert Gabriel Mugabe sinh năm 1924, tại Zvimba, phía tây nam thủ đô Salisbury của Rhodesia (nay là thủ đô Harare của Zimbabwe). Ông được dạy bởi các giáo sĩ dòng Jesuit, trở thành một giáo viên trước khi tham gia công cuộc đòi độc lập cho dân tộc. Ông xuất thân là một trí thức, có nhiều bằng cấp về kinh tế, giáo dục và luật tại Đại học London. Mugabe được xem là thủ lĩnh chính trị và bộ não của các lực lượng chiến tranh du kích chống thực dân Anh, đòi độc lập cho vùng đất Nam Rhodesia. Ảnh: Getty.
Ông từng ngồi tù gần 11 năm vì những hoạt động chính trị. Giữa thập niên 1970, Mugabe trở thành lãnh đạo của phong trào chính trị Liên đoàn Quốc gia Châu Phi Zimbabwe (ZANU), một nhóm vũ trang đóng tại Mozambique, chống chế độ lãnh đạo do thiểu số da trắng cầm quyền. Trong ảnh, Robert Mugabe với vai trò lãnh đạo ZANU cùng các cộng sự tại Geneva, Thụy Sĩ, vào năm 1976. Ảnh: AP.
Khi xung đột kết thúc vào năm 1979, Robert Mugabe được người dân quê nhà lẫn cộng đồng quốc tế ca ngợi là nhà anh hùng giải phóng dân tộc và là niềm hy vọng cho tương lai của Zimbabwe. Sau cuộc bầu cử dân chủ vào tháng 2/1980, ông trở thành thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Zimbabwe vừa tuyên bố độc lập. Ảnh: AP.
Ông Mugabe giành được sự kính trọng của cả đất nước và có xuất phát điểm vững chãi với nền kinh tế quốc gia ổn định, cơ sở hạ tầng phát triển và nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có. Ông hứa hẹn sẽ theo đuổi chính sách mang tính bao trùm cho mọi người dân Zimbabwe, tạo một làn gió mới so với chế độ trước kia do thiểu số da trắng cầm quyền. Trong ảnh, tân thủ tướng Robert Mugabe ngày 6/3/1980 phát biểu tại một cuộc họp báo trong khu vườn ở nhà riêng, nằm tại Salisbury, nay là thủ đô Harare. Ảnh: Getty.
"Kỷ nguyên mà chúng ta đang bước vào, kỷ nguyên của độc lập, nên được xem là một món quà được dành tặng cho tất cả chúng ta, nhân dân Zimbabwe, dù là da trắng hay da đen, với tất cả chủ quyền và quyền dân chủ", ông Mugabe nhấn mạnh vào năm 1980 sau khi trở thành thủ tướng chính phủ. Sau đó 7 năm, ông thay đổi hiến pháp để trở thành tổng thống và cầm quyền liên tục trong 30 năm. Ảnh: AAP.
Cựu tổng thống Zimbabwe có giai đoạn từng được so sánh với nhà lãnh đạo nổi tiếng Nelson Mandela của Nam Phi, người đắc cử tổng thống vào năm 1994 và chấm dứt chế độ Apartheid. Cả hai đều hứa hẹn xây dựng dân chủ, trao quyền tự do bầu cử, kết thúc sự cầm quyền của thiểu số da trắng với lời hứa không trả thù và không tước đất người da trắng trao cho người da đen. Tuy nhiên, trong khi Mandela kết thúc nhiệm kỳ và về hưu vào năm 1999 ở tuổi 81, Mugabe không từ bỏ quyền lực. Ông trở thành tổng thống già nhất và cầm quyền lâu nhất tại châu Phi. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mugabe cùng Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Hoàng tử Philip tại cung điện Buckingham, London, trong chuyến thăm chính thức tại Anh vào tháng 5/1994. Ảnh: Getty.
Tổng thống Mugabe nói chuyện cùng Tổng thống Mỹ George H.W. Bush tại Nhà Trắng vào ngày 24/7/1991. Ảnh: AP.
Gần 20 năm sau đưa Zimbabwe giành được độc lập, Tổng thống Mugabe bắt đầu đối diện với một phong trào chống đối ông ngày một mạnh mẽ. Ông vấp phải những cáo buộc về gian lận bầu cử và sử dụng vũ lực để đàn áp những người ủng hộ các đối thủ chính trị của mình. Ông gặp thất bại lớn đầu tiên trên chính trường trong cuộc trưng cầu dân ý cải cách hiến pháp vào năm 2000. Tình hình tại Zimbabwe ngày một trầm trọng. Ảnh: AP.
Cũng trong năm đó, Tổng thống Mugabe cổ súy việc tước quyền sở hữu hàng nghìn nông trại được công nghiệp hóa của người da trắng, với phần lớn nhũng vụ cưỡng chế có sử dụng vũ lực. "Vựa bánh mì" của phía nam châu Phi rơi vào khủng hoảng với dòng người da trắng bỏ chạy khỏi Zimbabwe. Tình trạng thiếu hụt lương thực xảy ra với quy mô lớn. Đất nước rơi vào siêu lạm phát từ tháng 2/2007 với cấp số nhân. Ảnh: AP.
Đời sống riêng tư của cựu tổng thống Zimbabwe cũng gây ra nhiều tranh cãi. Ông bị chỉ trích vơ vét để làm giàu cho bản thân cùng lối sống xa xỉ và hoang phí. Đệ nhất phu nhân Grace Mugabe (phải) cũng bị lên án là người nắm quá nhiều ảnh hưởng với chính phủ và thói quen chi tiêu đắt đỏ. Trong ảnh, Tổng thống Robert Mugabe trong đám cưới với bà Grace vào tháng 8/1996. Hai người thành hôn không lâu sau khi người vợ đầu tiên của ông Mugabe qua đời. Hôn lễ được tường thuật là có gần 6.000 khách mời. Ảnh: Reuters.
Những mâu thuẫn trong nội bộ đảng cầm quyền ZANU-PF đạt đỉnh điểm sau khi Tổng thống Robert Mugabe đầu tháng 11/2017 sa thải và trục xuất ông Emmerson Mnangagwa (trái), khi đó giữ chức phó tổng thống, để dọn đường thăng tiến cho vợ mình. "Cá sấu" Mnangagwa là một trong những nhân vật thân cận nhất của ông Mugabe, đã làm việc cùng ông từ những năm đầu cầm quyền. Ảnh: AP.
Ông Mnangagwa bị trục xuất khỏi đất nước nhưng sau đó nhận được sự ủng hộ của quân đội để hồi hương. Lực lượng này tiến hành một cuộc đảo chính vào tháng 11/2017, đưa xe thiết giáp và các đơn vị vào kiểm soát thủ đô Harare. Tổng thống Mugabe bị giam lỏng tại nhà riêng cho đến khi chấp nhận từ chức trong hòa bình. Ảnh: AFP.
Ngày 19/11/2017, ZANU-PF loại ông Mugabe khỏi ghế lãnh đạo đảng. Cả hai đảng lớn của Zimbabwe đều ủng hộ một đề xuất chính phức phế truất ông khỏi vị trí tổng thống. Ông Mugabe sau đó chấp nhận từ chức với điều kiện ông và vợ mình được miễn truy tố, được bảo vệ an toàn khỏi các lực lượng chống đối, các tài sản riêng không bị tịch thu và được nhận một khoản bồi thường ít nhất là 10 triệu USD. Ảnh: AP.
Mời độc giả xem thêm video: Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe từ chức (Nguồn: NC)