“Chúng tôi đã phải đấu tranh để duy trì thể chế cộng hòa nghị viện. Vì vậy, thay mặt người dân nơi đây, tôi hy vọng Crimea sẽ tiếp tục duy trì thể chế chính trị này nếu chúng tôi là một phần của Liên bang Nga”, ông Konstantinov trả lời phóng viên hôm 9/3.
|
Chủ tịch Quốc hội Crimea, ông Vladimir Konstantinov.
|
Một khi khu tự trị sáp nhập vào Nga, Chủ tịch Quốc hội Crimea cũng bày tỏ mong muốn, tất cả các cơ quan nhà nước (gồm lực lượng biên phòng, quân đội, hải quan, cảnh sát) đều sẽ nhận lệnh trực tiếp từ Moscow.
Người dân ở khu tự trị này đang chờ cuộc trưng cầu dân ý dự kiến diễn ra ngày 16/3 để quyết định vận mệnh của Crimea.
Cùng với đó, cuộc trưng cầu ở Crimea và tình hình chính trị - xã hội phức tạp ở Ukraine là chủ đề chính của
cuộc điện đàm giữa Tổng thống Putin và hai lãnh đạo châu Âu là Angela Merkel và David Cameron.
Tổng thống Nga đã bảo vệ hành động của chính quyền hợp pháp ở Crimea trong việc đưa ra quyết định trưng cầu ý dân này. “Tổng thống Putin đã nhấn mạnh với người đối thoại của mình rằng, chính quyền hiện tại ở Kiev đã không làm gì để hạn chế sự hung hăng của lực lượng chủ nghĩa dân tộc cực đoan”, cơ quan báo chí Điện Kremlin trích dẫn nội dung cuộc đối thoại của ba vị nguyên thủ.
“Mặc dù có sự khác biệt trong việc đánh giá tình hình đang diễn ra, tuy nhiên cả ba lãnh đạo đều chung quan điểm về việc giảm bớt leo thang và sớm đưa tình hình ở bán đảo Crimea về trạng thái bình thường”, cơ quan này cho biết thêm.