Trung Quốc xây dựng hàng nghìn cây cầu lớn nhỏ trên khắp đất nước nhằm chứng minh khả năng phát triển cơ sở hạ tầng. Ảnh chụp cầu Bắc Bàn Giang bắc qua khe núi nối hai tỉnh Vân Nam và Quý Châu. Để xây dựng cây cầu cao nhất thế giới này, các công nhân đã mất 3 năm xây dựng và hoàn thành với chi phí lên tới hơn 140 triệu USD. Ảnh: Reuters.Các cây cầu mới ở Trung Quốc đều rất đẹp và nắm giữ nhiều kỷ lục như cây cầu cao nhất, dài nhất... Trong số 100 cây cầu cao nhất thế giới hiện nay, 81 công trình là ở Trung Quốc, phần lớn tại các vùng nông thôn, miền núi. Điều này khiến nhiền người đặt ra câu hỏi về tính thực tế của các cây cầu mới. Được xây dựng từ nguồn vốn của chính phủ, những dự án kiểu này thường khiến các khoản nợ thêm trầm trọng và nảy sinh tham nhũng trong quá trình thi công. Ảnh chụp cầu Vịnh Giao Châu ở Thanh Đảo, là cây cầu trên mặt nước dài nhất thế giới. Ảnh: Paradiseintheworld.com.Trong ảnh, người dân địa phương đang lao động. Phía xa là cầu Chishi, cầu cạn lớn thứ ba thế giới với chi phí xây dựng là 300 triệu USD. Để qua cầu này, người dân phải chi trả khoảng 3 USD, tùy vào kích cỡ phương tiện. Đây là số tiền cao so với mức sống trung bình của họ. Ảnh: New York Times.Số liệu thống kê cho thấy trong năm 2016, Trung Quốc xây dựng 26.100 cây cầu, trong đó có 363 công trình thuộc loại "siêu lớn". "Số lượng công trình cầu ở Trung Quốc thật điên rồ", Eric Sakowski, chuyên gia nghiên cứu các cây cầu, cho biết. Chính quyền Trung Quốc cho rằng những cây cầu kiểu này sẽ kích thích nền kinh tế và thu hút người dân. Tuy nhiên, "việc quản lý yếu kém đầu tư cơ sở hạ tầng có thể đẩy đất nước vào một cuộc khủng hoảng tài chính", Giáo sư Atif Ansar tại Đại học Oxford, người chuyên nghiên cứu chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Trung Quốc nhận định. Ảnh: New York Times.Những doanh nghiệp vay tiền từ ngân hàng nhà nước để xây dựng cầu và thu phí đường bộ để trả lại khoản vay này. Tại nhiều khu vực, khoản phí này không đủ để trả nợ, khiến tình hình nợ thêm trầm trọng và người dân có thể phải trả nhiều tiền hơn nếu muốn lưu thông qua cầu. Ảnh: New York Times.Nhà chức trách thường khẳng định những cây cầu là "con đường đến với sự thịnh vượng" dành cho người dân. Tuy vậy, dường như sự thịnh vượng chỉ đến với những quan chức khi số lượng tội phạm tham nhũng ở Trung Quốc vẫn không ngừng tăng. Ảnh chụp cầu Ải Trại ở Hồ Nam, lập nhiều kỷ lục về độ cao, độ dài và các kỹ thuật xây dựng tại thời điểm khánh thành. Giáo sư Ansar nghiên cứu khoảng 65 công trình kiểu này và khẳng định chỉ 1/3 trong số đó "thực sự đem lại lợi ích kinh tế" trong khi những cây cầu còn lại chỉ đem lại nợ nần. Ảnh: Wikipedia.Hàng trăm cây câu mới xây với chi phí đắt đỏ vẫn chưa được người dân sử dụng thường xuyên và chỉ đặt ra thêm thách thức với chính phủ Trung Quốc về tình trạng nợ nần và thiếu hụt ngân sách. Nhờ có sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp thi công cầu vẫn tồn tại, bất chấp khoản nợ ngày càng tăng cao. Ảnh chụp cây cầu dành riêng cho đường sắt cao tốc nối Thượng Hải và Côn Minh. Ảnh: VCG.
Trung Quốc xây dựng hàng nghìn cây cầu lớn nhỏ trên khắp đất nước nhằm chứng minh khả năng phát triển cơ sở hạ tầng. Ảnh chụp cầu Bắc Bàn Giang bắc qua khe núi nối hai tỉnh Vân Nam và Quý Châu. Để xây dựng cây cầu cao nhất thế giới này, các công nhân đã mất 3 năm xây dựng và hoàn thành với chi phí lên tới hơn 140 triệu USD. Ảnh: Reuters.
Các cây cầu mới ở Trung Quốc đều rất đẹp và nắm giữ nhiều kỷ lục như cây cầu cao nhất, dài nhất... Trong số 100 cây cầu cao nhất thế giới hiện nay, 81 công trình là ở Trung Quốc, phần lớn tại các vùng nông thôn, miền núi. Điều này khiến nhiền người đặt ra câu hỏi về tính thực tế của các cây cầu mới. Được xây dựng từ nguồn vốn của chính phủ, những dự án kiểu này thường khiến các khoản nợ thêm trầm trọng và nảy sinh tham nhũng trong quá trình thi công. Ảnh chụp cầu Vịnh Giao Châu ở Thanh Đảo, là cây cầu trên mặt nước dài nhất thế giới. Ảnh: Paradiseintheworld.com.
Trong ảnh, người dân địa phương đang lao động. Phía xa là cầu Chishi, cầu cạn lớn thứ ba thế giới với chi phí xây dựng là 300 triệu USD. Để qua cầu này, người dân phải chi trả khoảng 3 USD, tùy vào kích cỡ phương tiện. Đây là số tiền cao so với mức sống trung bình của họ. Ảnh: New York Times.
Số liệu thống kê cho thấy trong năm 2016, Trung Quốc xây dựng 26.100 cây cầu, trong đó có 363 công trình thuộc loại "siêu lớn". "Số lượng công trình cầu ở Trung Quốc thật điên rồ", Eric Sakowski, chuyên gia nghiên cứu các cây cầu, cho biết. Chính quyền Trung Quốc cho rằng những cây cầu kiểu này sẽ kích thích nền kinh tế và thu hút người dân. Tuy nhiên, "việc quản lý yếu kém đầu tư cơ sở hạ tầng có thể đẩy đất nước vào một cuộc khủng hoảng tài chính", Giáo sư Atif Ansar tại Đại học Oxford, người chuyên nghiên cứu chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của Trung Quốc nhận định. Ảnh: New York Times.
Những doanh nghiệp vay tiền từ ngân hàng nhà nước để xây dựng cầu và thu phí đường bộ để trả lại khoản vay này. Tại nhiều khu vực, khoản phí này không đủ để trả nợ, khiến tình hình nợ thêm trầm trọng và người dân có thể phải trả nhiều tiền hơn nếu muốn lưu thông qua cầu. Ảnh: New York Times.
Nhà chức trách thường khẳng định những cây cầu là "con đường đến với sự thịnh vượng" dành cho người dân. Tuy vậy, dường như sự thịnh vượng chỉ đến với những quan chức khi số lượng tội phạm tham nhũng ở Trung Quốc vẫn không ngừng tăng. Ảnh chụp cầu Ải Trại ở Hồ Nam, lập nhiều kỷ lục về độ cao, độ dài và các kỹ thuật xây dựng tại thời điểm khánh thành. Giáo sư Ansar nghiên cứu khoảng 65 công trình kiểu này và khẳng định chỉ 1/3 trong số đó "thực sự đem lại lợi ích kinh tế" trong khi những cây cầu còn lại chỉ đem lại nợ nần. Ảnh: Wikipedia.
Hàng trăm cây câu mới xây với chi phí đắt đỏ vẫn chưa được người dân sử dụng thường xuyên và chỉ đặt ra thêm thách thức với chính phủ Trung Quốc về tình trạng nợ nần và thiếu hụt ngân sách. Nhờ có sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp thi công cầu vẫn tồn tại, bất chấp khoản nợ ngày càng tăng cao. Ảnh chụp cây cầu dành riêng cho đường sắt cao tốc nối Thượng Hải và Côn Minh. Ảnh: VCG.