Các cao ốc ở Kuala Lumpur bị bao phủ trong khói mù ngày 11/9. Hơn 930.000 ha rừng đã bị thiêu rụi ở các vùng Sumatra và Kalimantan của Indonesia, và hàng trăm cư dân phải sơ tán. Singapore và Malaysia đều hứng chịu khói bụi trong suốt một tuần nay, và mức độ ô nhiễm tăng lên mức nguy hiểm. Ảnh: Getty Images.Các đám cháy được cho là do nông dân gây ra khi đốt phá rừng lấy đất làm ăn - tương tự nguyên nhân gây ra cháy rừng kỷ lục ở vùng Amazon của Brazil. Trong ảnh, khói bốc lên từ cháy rừng ở tỉnh Nam Kalimantan của Indonesia đầu tháng 9. Ảnh: Reuters.Người Hồi giáo ở Indonesia cầu nguyện cho mưa ở tỉnh Riau ngày 11/9 phải đeo khẩu trang. Ngày 10/9, Malaysia đã phân phát nửa triệu khẩu trang ở bang Sarawak, nơi chứng kiến chỉ số ô nhiễm không khí (API) tăng vọt, theo hãng thông tấn nhà nước Bernama. 409 trường học của bang đã đóng cửa ngày 10/9, sau đó mở cửa lại ngày 12/9. Ảnh: AP.Hơn 9.000 nhân viên chữa cháy đã được điều động, theo CNN Indonesia. Trong ảnh, lính cứu hỏa chiến đấu với đám cháy trong một bụi cây ở tỉnh Riau, Indonesia ngày 11/9. Ảnh: AP.Trong vòng 24 giờ gần đây, 11 trên 16 bang và vùng lãnh thổ của Malaysia có mức API trong khoảng “không an toàn” từ 101-200. API là chỉ số phản ánh nồng độ của một số chất ô nhiễm trong không khí, bao gồm các hạt bụi mịn, bao gồm PM10 và PM2,5 – tức các chất dạng hạt có đường kính lần lượt nhỏ hơn 10 micron và 2,5 micron. PM2,5 được cho là có thể đi sâu vào phổi, hệ tuần hoàn, phá hủy các nội tạng trong cơ thể người. Trong ảnh, những con rắn con bị thiêu chết trong đồn điền trồng cọ ở tỉnh Riau, Indonesia, ngày 4/9. Ảnh: AFP.Một lính cứu hỏa chiến đấu với “giặc lửa” ở tỉnh Nam Sumatra ngày 6/9. Giới chức Singapore ra khuyến cáo ngày 10/3, nhắc đến cháy rừng ở Indonesia là nguyên nhân ô nhiễm, khuyên người dân ở trong nhà. Ảnh: Tân Hoa Xã.Cảnh sau cháy rừng ở Meulaboh, Acheh, Indonesia, ngày 8/8. Quận Rompin ở Pahang, Indonesia, có mức API tăng vọt lên tới 232. API ở Singapore lên mức “không an toàn” trong suốt ngày 10/3, đạt tối đa 151. Đây là những con số đáng sợ nếu so với 7 ở New York hay 24 ở London. Ngay cả ở Bắc Kinh, nổi tiếng vì ô nhiễm, vẫn thấp hơn - ở mức 50. Ảnh: Getty Images.Đây không phải là vấn đề mới. Nhiều năm nay, các đám cháy ở Indonesia đã khiến cả nước này, và Singapore, Malaysia “ngạt thở” trong khói bụi. Có những lúc API ở Indonesia lên tới 1.000, khiến tầm nhìn giảm xuống dưới 100 m. Nguyên nhân là mùa đốt rừng lấy đất hàng năm, phục vụ cho sản xuất giấy hoặc dầu cọ - những ngành công nghiệp đã phá hủy rừng Indonesia. Trong ảnh, các lính cứu hỏa đang vật lộn với cháy rừng ở Ogan Illir, tỉnh Nam Sumatra, Indonesia ngày 6/8. Ảnh: Getty Images.Một số tỉnh Indonesia phải ban bố tình trạng khẩn cấp hồi tháng 8 vì cháy rừng. Chính quyền Indonesia đã muốn dừng nạn đốt rừng vốn là bị pháp luật cấm. Tiền phạt có thể lên tới 700.000 USD và 10 năm tù, nhưng nạn đốt rừng vẫn tiếp diễn. Getty Images.Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói ông “xấu hổ” vì điều này, và thừa nhận khói bụi đang ảnh hưởng tới Singapore và Malaysia. Ảnh: Getty Images.Cháy rừng ở Riau, Indonesia. Ảnh: Barcroft Media. *) Title do Kiến Thức biên tập lại
Các cao ốc ở Kuala Lumpur bị bao phủ trong khói mù ngày 11/9. Hơn 930.000 ha rừng đã bị thiêu rụi ở các vùng Sumatra và Kalimantan của Indonesia, và hàng trăm cư dân phải sơ tán. Singapore và Malaysia đều hứng chịu khói bụi trong suốt một tuần nay, và mức độ ô nhiễm tăng lên mức nguy hiểm. Ảnh: Getty Images.
Các đám cháy được cho là do nông dân gây ra khi đốt phá rừng lấy đất làm ăn - tương tự nguyên nhân gây ra cháy rừng kỷ lục ở vùng Amazon của Brazil. Trong ảnh, khói bốc lên từ cháy rừng ở tỉnh Nam Kalimantan của Indonesia đầu tháng 9. Ảnh: Reuters.
Người Hồi giáo ở Indonesia cầu nguyện cho mưa ở tỉnh Riau ngày 11/9 phải đeo khẩu trang. Ngày 10/9, Malaysia đã phân phát nửa triệu khẩu trang ở bang Sarawak, nơi chứng kiến chỉ số ô nhiễm không khí (API) tăng vọt, theo hãng thông tấn nhà nước Bernama. 409 trường học của bang đã đóng cửa ngày 10/9, sau đó mở cửa lại ngày 12/9. Ảnh: AP.
Hơn 9.000 nhân viên chữa cháy đã được điều động, theo CNN Indonesia. Trong ảnh, lính cứu hỏa chiến đấu với đám cháy trong một bụi cây ở tỉnh Riau, Indonesia ngày 11/9. Ảnh: AP.
Trong vòng 24 giờ gần đây, 11 trên 16 bang và vùng lãnh thổ của Malaysia có mức API trong khoảng “không an toàn” từ 101-200. API là chỉ số phản ánh nồng độ của một số chất ô nhiễm trong không khí, bao gồm các hạt bụi mịn, bao gồm PM10 và PM2,5 – tức các chất dạng hạt có đường kính lần lượt nhỏ hơn 10 micron và 2,5 micron. PM2,5 được cho là có thể đi sâu vào phổi, hệ tuần hoàn, phá hủy các nội tạng trong cơ thể người. Trong ảnh, những con rắn con bị thiêu chết trong đồn điền trồng cọ ở tỉnh Riau, Indonesia, ngày 4/9. Ảnh: AFP.
Một lính cứu hỏa chiến đấu với “giặc lửa” ở tỉnh Nam Sumatra ngày 6/9. Giới chức Singapore ra khuyến cáo ngày 10/3, nhắc đến cháy rừng ở Indonesia là nguyên nhân ô nhiễm, khuyên người dân ở trong nhà. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Cảnh sau cháy rừng ở Meulaboh, Acheh, Indonesia, ngày 8/8. Quận Rompin ở Pahang, Indonesia, có mức API tăng vọt lên tới 232. API ở Singapore lên mức “không an toàn” trong suốt ngày 10/3, đạt tối đa 151. Đây là những con số đáng sợ nếu so với 7 ở New York hay 24 ở London. Ngay cả ở Bắc Kinh, nổi tiếng vì ô nhiễm, vẫn thấp hơn - ở mức 50. Ảnh: Getty Images.
Đây không phải là vấn đề mới. Nhiều năm nay, các đám cháy ở Indonesia đã khiến cả nước này, và Singapore, Malaysia “ngạt thở” trong khói bụi. Có những lúc API ở Indonesia lên tới 1.000, khiến tầm nhìn giảm xuống dưới 100 m. Nguyên nhân là mùa đốt rừng lấy đất hàng năm, phục vụ cho sản xuất giấy hoặc dầu cọ - những ngành công nghiệp đã phá hủy rừng Indonesia. Trong ảnh, các lính cứu hỏa đang vật lộn với cháy rừng ở Ogan Illir, tỉnh Nam Sumatra, Indonesia ngày 6/8. Ảnh: Getty Images.
Một số tỉnh Indonesia phải ban bố tình trạng khẩn cấp hồi tháng 8 vì cháy rừng. Chính quyền Indonesia đã muốn dừng nạn đốt rừng vốn là bị pháp luật cấm. Tiền phạt có thể lên tới 700.000 USD và 10 năm tù, nhưng nạn đốt rừng vẫn tiếp diễn. Getty Images.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói ông “xấu hổ” vì điều này, và thừa nhận khói bụi đang ảnh hưởng tới Singapore và Malaysia. Ảnh: Getty Images.
Cháy rừng ở Riau, Indonesia. Ảnh: Barcroft Media. *) Title do Kiến Thức biên tập lại