Ngày 18/8, Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita tuyên bố từ chức và giải tán quốc hội, vài giờ sau khi ông bị các binh sĩ tham gia binh biến ở thủ đô Bamako bắt giữ. Ảnh: Reuters."Tôi không muốn vì duy trì quyền lực mà dẫn tới đổ máu", Tổng thống Keita phát biểu trên truyền hình. Ảnh: AJ.Trước đó cùng ngày, một thủ lĩnh giấu tên của nhóm binh sĩ tham gia binh biến cho biết “Tổng thống và Thủ tướng Mali đang bị kiểm soát” sau khi bị “bắt giữ” ở dinh thự của Tổng thống Keita tại thủ đô Bamako. Ảnh: EPA.Một quan chức thuộc Văn phòng Thủ tướng Mali xác nhận việc Tổng thống Keita và Thủ tướng Boubou Cisse bị giam giữ ở căn cứ quân đội tại thị trấn Kati. Ảnh: DPA.Hiện chưa rõ ai là người lãnh đạo cuộc nổi dậy và người nào sẽ điều hành đất nước sau khi ông Keita từ chức. Ảnh: DNA.Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita sinh ngày 29/1/1945 tại Koutiala, Mali. Ảnh: GN.Ông từng theo học tại Lycée Janson-de-Sailly ở Paris và Lycée Askia-Mohamed tại Bamako, tiếp tục học tại Đại học Dakar, Đại học Paris I và Viện Quan hệ quốc tế và Lịch sử đương đại. Ông có bằng thạc sĩ Lịch sử. Ảnh: France24.Sau khi hoàn thành việc học, ông Keita trở thành nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) và giảng dạy các khóa học về chính trị thế giới thứ ba tại Đại học Paris I. Ảnh: BP.Quay trở lại Mali năm 1986, ông trở thành một nhà tư vấn kỹ thuật cho Quỹ Phát triển Châu Âu, cùng đưa ra chương trình phát triển quy mô nhỏ đầu tiên cho các hoạt động viện trợ của Liên minh châu Âu tại Mali. Ảnh: DAN.Ông Keita trở thành giám đốc (của Mali) cho một tổ chức phi chính phủ quốc tế giúp đỡ trẻ em ở các nước đang phát triển. Ảnh: UN.Ông giữ chức Thủ tướng Mali từ năm 1994 đến 2000. Ông Keita thành lập đảng chính trị RPM năm 2001, và lãnh đạo đảng này kể từ đó. Ảnh: Getty.Trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2007, ông Keita là Chủ tịch Quốc hội Mali. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2013, ông Keita giành chiến thắng và trở thành Tổng thống Mali, tái đắc cử năm 2018. Ảnh: BAD
Mời độc giả xem thêm video: Pháp can thiệp quân sự vào Mali hồi năm 2013 (Nguồn video: VTC14)
Ngày 18/8, Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita tuyên bố từ chức và giải tán quốc hội, vài giờ sau khi ông bị các binh sĩ tham gia binh biến ở thủ đô Bamako bắt giữ. Ảnh: Reuters.
"Tôi không muốn vì duy trì quyền lực mà dẫn tới đổ máu", Tổng thống Keita phát biểu trên truyền hình. Ảnh: AJ.
Trước đó cùng ngày, một thủ lĩnh giấu tên của nhóm binh sĩ tham gia binh biến cho biết “Tổng thống và Thủ tướng Mali đang bị kiểm soát” sau khi bị “bắt giữ” ở dinh thự của Tổng thống Keita tại thủ đô Bamako. Ảnh: EPA.
Một quan chức thuộc Văn phòng Thủ tướng Mali xác nhận việc Tổng thống Keita và Thủ tướng Boubou Cisse bị giam giữ ở căn cứ quân đội tại thị trấn Kati. Ảnh: DPA.
Hiện chưa rõ ai là người lãnh đạo cuộc nổi dậy và người nào sẽ điều hành đất nước sau khi ông Keita từ chức. Ảnh: DNA.
Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita sinh ngày 29/1/1945 tại Koutiala, Mali. Ảnh: GN.
Ông từng theo học tại Lycée Janson-de-Sailly ở Paris và Lycée Askia-Mohamed tại Bamako, tiếp tục học tại Đại học Dakar, Đại học Paris I và Viện Quan hệ quốc tế và Lịch sử đương đại. Ông có bằng thạc sĩ Lịch sử. Ảnh: France24.
Sau khi hoàn thành việc học, ông Keita trở thành nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) và giảng dạy các khóa học về chính trị thế giới thứ ba tại Đại học Paris I. Ảnh: BP.
Quay trở lại Mali năm 1986, ông trở thành một nhà tư vấn kỹ thuật cho Quỹ Phát triển Châu Âu, cùng đưa ra chương trình phát triển quy mô nhỏ đầu tiên cho các hoạt động viện trợ của Liên minh châu Âu tại Mali. Ảnh: DAN.
Ông Keita trở thành giám đốc (của Mali) cho một tổ chức phi chính phủ quốc tế giúp đỡ trẻ em ở các nước đang phát triển. Ảnh: UN.
Ông giữ chức Thủ tướng Mali từ năm 1994 đến 2000. Ông Keita thành lập đảng chính trị RPM năm 2001, và lãnh đạo đảng này kể từ đó. Ảnh: Getty.
Trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2007, ông Keita là Chủ tịch Quốc hội Mali. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2013, ông Keita giành chiến thắng và trở thành Tổng thống Mali, tái đắc cử năm 2018. Ảnh: BAD
Mời độc giả xem thêm video: Pháp can thiệp quân sự vào Mali hồi năm 2013 (Nguồn video: VTC14)