Theo CNN, đụng độ đã xảy ra giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình ở Hong Kong vào lúc 15 giờ chiều 12/6 (giờ địa phương) khi hạn chót mà người biểu tình đưa ra yêu cầu chính quyền hủy bỏ dự luật dẫn độ kết thúc. (Nguồn ảnh: Reuters)Đám đông người biểu tình cố tìm cách xông vào tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hong Kong. Họ ném gạch đá, đồ vật vào cảnh sát chống bạo động, trong khi lực lượng an ninh sử dụng hơi cay, vòi rồng và đạn cao su để trấn áp.Cảnh sát trưởng Hong Kong Stephen Lo Wai-chung đã tuyên bố cuộc biểu tình bạo lực chiều 12/6 là "tình huống bạo động". Trước đó, sáng cùng ngày, trước áp lực của phe biểu tình, Hội đồng Lập pháp Hong Kong đã quyết định tạm hoãn cuộc họp thảo luận về dự luật dẫn độ.Sáng 13/6, người biểu tình đã giải tán gần hết xung quanh trụ sở chính quyền và tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hong Kong. Tuy nhiên, nhiều con đường tràn ngập rác thải và các vật dụng mà những người biểu tình bỏ lại như ô, khẩu trang,...Người dân Hong Kong đã bắt đầu dọn dẹp rác tại khu vực gần tòa nhà Hội đồng Lập pháp.Nhân viên dọn vệ sinh đường phố dọn rác bám trên chiếc camera an ninh được lắp đặt trước một tòa nhà ở Hong Kong ngày 13/6.Trung tâm Hong Kong trở nên yên tĩnh hơn trong ngày hôm nay. Các nhà chức trách cũng cho người dọn dẹp xung quanh trụ sở Hội đồng Lập pháp.Nhân viên vệ sinh ở Hong Kong thu dọn rác thải, chai lọ vứt đầy trên đường phố ngày 13/6.Cảnh sát Hong Kong đứng cạnh những túi đựng rác và ô dù vừa được thu gom trên đường phố ngày 13/6.Lực lượng cảnh sát Hong Kong tuần tra gần tòa nhà Hội đồng Lập pháp hôm 13/6, một ngày sau cuộc biểu tình bạo lực phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc.An ninh vẫn được thắt chặt trong ngày hôm nay 13/6. Ảnh: Cảnh sát Hong Kong kiểm tra túi của một người đi đường.Cảnh sát chống bạo động tập trung bên ngoài toà nhà Hội đồng Lập pháp ngày 13/9. Được biết, nhiều văn phòng chính quyền đã đóng cửa sau cuộc biểu tình hôm 12/6.Mới đây, Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga thừa nhận rằng dự luật dẫn độ hiện thời đang gây tranh cãi, nhưng bà khẳng định sẽ không rút lại dự luật này. Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong hôm 9/6 (Nguồn: CBSN)
Theo CNN, đụng độ đã xảy ra giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình ở Hong Kong vào lúc 15 giờ chiều 12/6 (giờ địa phương) khi hạn chót mà người biểu tình đưa ra yêu cầu chính quyền hủy bỏ dự luật dẫn độ kết thúc. (Nguồn ảnh: Reuters)
Đám đông người biểu tình cố tìm cách xông vào tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hong Kong. Họ ném gạch đá, đồ vật vào cảnh sát chống bạo động, trong khi lực lượng an ninh sử dụng hơi cay, vòi rồng và đạn cao su để trấn áp.
Cảnh sát trưởng Hong Kong Stephen Lo Wai-chung đã tuyên bố cuộc biểu tình bạo lực chiều 12/6 là "tình huống bạo động". Trước đó, sáng cùng ngày, trước áp lực của phe biểu tình, Hội đồng Lập pháp Hong Kong đã quyết định tạm hoãn cuộc họp thảo luận về dự luật dẫn độ.
Sáng 13/6, người biểu tình đã giải tán gần hết xung quanh trụ sở chính quyền và tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hong Kong. Tuy nhiên, nhiều con đường tràn ngập rác thải và các vật dụng mà những người biểu tình bỏ lại như ô, khẩu trang,...
Người dân Hong Kong đã bắt đầu dọn dẹp rác tại khu vực gần tòa nhà Hội đồng Lập pháp.
Nhân viên dọn vệ sinh đường phố dọn rác bám trên chiếc camera an ninh được lắp đặt trước một tòa nhà ở Hong Kong ngày 13/6.
Trung tâm Hong Kong trở nên yên tĩnh hơn trong ngày hôm nay. Các nhà chức trách cũng cho người dọn dẹp xung quanh trụ sở Hội đồng Lập pháp.
Nhân viên vệ sinh ở Hong Kong thu dọn rác thải, chai lọ vứt đầy trên đường phố ngày 13/6.
Cảnh sát Hong Kong đứng cạnh những túi đựng rác và ô dù vừa được thu gom trên đường phố ngày 13/6.
Lực lượng cảnh sát Hong Kong tuần tra gần tòa nhà Hội đồng Lập pháp hôm 13/6, một ngày sau cuộc biểu tình bạo lực phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc.
An ninh vẫn được thắt chặt trong ngày hôm nay 13/6. Ảnh: Cảnh sát Hong Kong kiểm tra túi của một người đi đường.
Cảnh sát chống bạo động tập trung bên ngoài toà nhà Hội đồng Lập pháp ngày 13/9. Được biết, nhiều văn phòng chính quyền đã đóng cửa sau cuộc biểu tình hôm 12/6.
Mới đây, Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga thừa nhận rằng dự luật dẫn độ hiện thời đang gây tranh cãi, nhưng bà khẳng định sẽ không rút lại dự luật này.
Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Hong Kong hôm 9/6 (Nguồn: CBSN)