Dù đã được sửa đổi, dự luật an ninh mới vẫn hạn chế người dân công khai hình ảnh của lực lượng cảnh sát. Hôm 28/11, các cuộc biểu tình bùng nổ trên khắp nước Pháp để phản đối dự luật này. Ảnh: AP.Các sĩ quan đã được khuyến cáo phải hành xử có trách nhiệm với người biểu tình. Song cảnh sát tại thủ đô Paris liên tục bắn hơi cay để giải tán các đám đông. Ảnh: AP.Cô Assa Traore (đứng giữa) đang tham gia biểu tình nhằm phản đối dự luật an ninh sau khi anh trai của cô, Adama Traore, tử vong trong lúc bị cảnh sát giam giữ. Vụ việc của Adama Traore là một ví dụ tiêu biểu về nạn bất công chủng tộc từng gây bức xúc trong dư luận. Ảnh: AP.Đám đông giơ cao tấm biểu ngữ bôi nhọ hình ảnh của cảnh sát trưởng thành phố Paris Didier Lallement, bên cạnh là dòng chữ: “Vì tự do của chúng ta". Ảnh: AP.Một người biểu tình đang trình bày với các sĩ quan về cuộc tổng thanh tra ngành cảnh sát. Cuộc thanh tra 378 vụ việc chỉ dẫn đến 2 vụ bị kết án. Ảnh: AP.Người biểu tình mang theo hình nộm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và cảnh sát trưởng thành phố Paris Didier Lallement. Ảnh: AP.Nhìn chung, luật an ninh mới sẽ mở rộng khả năng ghi hình thường dân từ phía cảnh sát, song lại hạn chế quyền ghi hình và công khai hình ảnh cảnh sát của người dân. Ảnh: AP.Nhiều người cho rằng dự luật sẽ cản trở báo giới và các nhà hoạt động nhân quyền giám sát hành vi của lực lượng cảnh sát. Ảnh: AP.Song những người ủng hộ khẳng định dự luật là cần thiết vì nhiều cảnh sát đã bị quấy rối bằng hình ảnh trên không gian mạng sau làn sóng biểu tình “áo vàng” năm 2018. Ảnh: AP.Dự luật mới được Hạ viện Pháp thông qua từ ngày 20/11, bao gồm quy định cấm công khai hình ảnh cho phép nhận diện nhân viên thực thi pháp luật “với ý định gây tổn hại về mặt thể chất hay tinh thần”. Ảnh: AP.Sau khi trở thành chủ đề gây tranh cãi và hứng chịu nhiều chỉ trích, dự luật đã được sửa đổi nhằm đảm bảo tự do báo chí. Dự luật sẽ tiếp tục được bỏ phiếu ở Thượng viện trong tháng 12. Ảnh: AP.
Dù đã được sửa đổi, dự luật an ninh mới vẫn hạn chế người dân công khai hình ảnh của lực lượng cảnh sát. Hôm 28/11, các cuộc biểu tình bùng nổ trên khắp nước Pháp để phản đối dự luật này. Ảnh: AP.
Các sĩ quan đã được khuyến cáo phải hành xử có trách nhiệm với người biểu tình. Song cảnh sát tại thủ đô Paris liên tục bắn hơi cay để giải tán các đám đông. Ảnh: AP.
Cô Assa Traore (đứng giữa) đang tham gia biểu tình nhằm phản đối dự luật an ninh sau khi anh trai của cô, Adama Traore, tử vong trong lúc bị cảnh sát giam giữ. Vụ việc của Adama Traore là một ví dụ tiêu biểu về nạn bất công chủng tộc từng gây bức xúc trong dư luận. Ảnh: AP.
Đám đông giơ cao tấm biểu ngữ bôi nhọ hình ảnh của cảnh sát trưởng thành phố Paris Didier Lallement, bên cạnh là dòng chữ: “Vì tự do của chúng ta". Ảnh: AP.
Một người biểu tình đang trình bày với các sĩ quan về cuộc tổng thanh tra ngành cảnh sát. Cuộc thanh tra 378 vụ việc chỉ dẫn đến 2 vụ bị kết án. Ảnh: AP.
Người biểu tình mang theo hình nộm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và cảnh sát trưởng thành phố Paris Didier Lallement. Ảnh: AP.
Nhìn chung, luật an ninh mới sẽ mở rộng khả năng ghi hình thường dân từ phía cảnh sát, song lại hạn chế quyền ghi hình và công khai hình ảnh cảnh sát của người dân. Ảnh: AP.
Nhiều người cho rằng dự luật sẽ cản trở báo giới và các nhà hoạt động nhân quyền giám sát hành vi của lực lượng cảnh sát. Ảnh: AP.
Song những người ủng hộ khẳng định dự luật là cần thiết vì nhiều cảnh sát đã bị quấy rối bằng hình ảnh trên không gian mạng sau làn sóng biểu tình “áo vàng” năm 2018. Ảnh: AP.
Dự luật mới được Hạ viện Pháp thông qua từ ngày 20/11, bao gồm quy định cấm công khai hình ảnh cho phép nhận diện nhân viên thực thi pháp luật “với ý định gây tổn hại về mặt thể chất hay tinh thần”. Ảnh: AP.
Sau khi trở thành chủ đề gây tranh cãi và hứng chịu nhiều chỉ trích, dự luật đã được sửa đổi nhằm đảm bảo tự do báo chí. Dự luật sẽ tiếp tục được bỏ phiếu ở Thượng viện trong tháng 12. Ảnh: AP.