Ngày 29/4/2011: Một tháng sau khi các cuộc biểu tình ở Syria bị chính quyền trấn áp bằng vũ lực, Washington bắt đầu áp lệnh trừng phạt lên nhiều quan chức nước này. Tổng thống Syria Bashar al-Assad nằm trong danh sách bị trừng phạt vào tháng 5/2011. Ảnh: Lính Mỹ đóng tại Syria. Nguồn ảnh: APNgày 18/8/2011: Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama và các đồng minh phương Tây kêu gọi ông Assad từ chức. Đến tháng 10, Đại sứ Mỹ ở Syria về nước vì lý do "an ninh". Damascus cũng lập tức triệu hồi đại sứ của họ từ Washington. Nguồn ảnh: AP.Tháng 8/2013: Washington cáo buộc chính quyền Syria tiến hành vụ tấn công hóa học gần Damascus, gây ra cái chết của 1.400 người. Dù đã tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực nếu Syria vượt qua "lằn ranh đỏ" này, Tổng thống Obama đã quyết định không tấn công các cơ sở hạ tầng của nước này vào phút chót. Thay vào đó, ông đã ký một thỏa thuận với Nga (đồng minh chính của ông Assad) về việc giải giáp vũ khí hóa học của Syria. Nguồn ảnh: Reuters.Ngày 23/9/2014: Mỹ và các đồng minh Arab bắt đầu các chiến dịch không kích nhằm vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng trên lãnh thổ Syria. Ngoài ra, Mỹ cũng điều động khoảng 2.000 binh sĩ, phần lớn là lính đặc nhiệm, tới khu vực này. Trong ảnh, chiến đấu cơ F/A-18 Hornet của Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS George H.W. Bush tấn công IS vào tháng 9/2014. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.Tháng 10/2015: Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) được thành lập với quân số 50.000 và nòng cốt là các chiến binh từ đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG). Lực lượng này được Mỹ hỗ trợ chủ yếu về vũ khí, hỏa lực và tình báo. Sau này, SDF đã đánh bại IS ở Đông Bắc Syria và đánh bật tổ chức khủng bố này khỏi vùng lãnh địa cuối cùng ở ngôi làng Baghouz vào tháng 3/2019. Trong ảnh là một chiến binh người Kurd. Nguồn ảnh: Flickr.Ngày 7/4/2017: Mỹ phóng tên lửa hành trình tấn công căn cứ không quân Shayrat - nơi bị Mỹ cáo buộc là kho chứa vũ khí hóa học được sử dụng trong cuộc tấn công hóa học khiến 88 người thiệt mạng ở tỉnh Idlib. Ảnh một tên lửa Tomahawk được bắn từ tàu USS Ross. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.Ngày 14/4/2018: Với sự hỗ trợ của Anh và Pháp, Mỹ tấn công trả đũa Damascus sau khi cáo buộc chính quyền này tấn công hóa học vào thị trấn Douma (khi đó đang nằm trong tay quân nổi dậy) khiến khoảng 40 người chết. Nguồn ảnh: AP.Ngày 19/12/2018: Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ đã chiến thắng khủng bố IS tại Syria và sẵn sàng rút 2.000 lính về nước. Nguồn ảnh: AP.Ngày 16/1/2019: 4 quân nhân Mỹ và 15 người khác thiệt mạng trong một vụ đánh bom tự sát do IS nhận trách nhiệm tại một nhà hàng ở thành phố Manbij. Đây là cuộc tấn công chết chóc nhất từng thấy nhằm vào các lực lượng Mỹ tại Syria. Ảnh: NBC.Ngày 7/8/2019: Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ thỏa thuận lập vùng đệm giữa Thổ Nhĩ Kỳ và vùng lãnh thổ Syria bị kiểm soát bởi người Kurd - lực lượng mà Ankara gọi là "khủng bố". Ảnh: Reuters.Ngày 6/10/2019: Nhà Trắng thông báo sẽ rút quân khỏi vùng lãnh thổ phía Bắc Syria, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo sắp mở cuộc tấn công nhằm vào người Kurd trong khu vực này. Tuy nhiên, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ "hủy diệt" nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nếu như nước này có những hành động quân sự bị cho là đi quá giới hạn ở Syria. Ảnh: Một lính Mỹ đứng gác bên ngoài thành phố Manbij. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ. Mời độc giả xem thêm video: Liên quân Mỹ-Anh-Pháp tấn công Syria vào tháng 4/2018 (Nguồn: VTV1)
Ngày 29/4/2011: Một tháng sau khi các cuộc biểu tình ở Syria bị chính quyền trấn áp bằng vũ lực, Washington bắt đầu áp lệnh trừng phạt lên nhiều quan chức nước này. Tổng thống Syria Bashar al-Assad nằm trong danh sách bị trừng phạt vào tháng 5/2011. Ảnh: Lính Mỹ đóng tại Syria. Nguồn ảnh: AP
Ngày 18/8/2011: Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama và các đồng minh phương Tây kêu gọi ông Assad từ chức. Đến tháng 10, Đại sứ Mỹ ở Syria về nước vì lý do "an ninh". Damascus cũng lập tức triệu hồi đại sứ của họ từ Washington. Nguồn ảnh: AP.
Tháng 8/2013: Washington cáo buộc chính quyền Syria tiến hành vụ tấn công hóa học gần Damascus, gây ra cái chết của 1.400 người. Dù đã tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực nếu Syria vượt qua "lằn ranh đỏ" này, Tổng thống Obama đã quyết định không tấn công các cơ sở hạ tầng của nước này vào phút chót. Thay vào đó, ông đã ký một thỏa thuận với Nga (đồng minh chính của ông Assad) về việc giải giáp vũ khí hóa học của Syria. Nguồn ảnh: Reuters.
Ngày 23/9/2014: Mỹ và các đồng minh Arab bắt đầu các chiến dịch không kích nhằm vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng trên lãnh thổ Syria. Ngoài ra, Mỹ cũng điều động khoảng 2.000 binh sĩ, phần lớn là lính đặc nhiệm, tới khu vực này. Trong ảnh, chiến đấu cơ F/A-18 Hornet của Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS George H.W. Bush tấn công IS vào tháng 9/2014. Nguồn ảnh: Hải quân Mỹ.
Tháng 10/2015: Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) được thành lập với quân số 50.000 và nòng cốt là các chiến binh từ đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG). Lực lượng này được Mỹ hỗ trợ chủ yếu về vũ khí, hỏa lực và tình báo. Sau này, SDF đã đánh bại IS ở Đông Bắc Syria và đánh bật tổ chức khủng bố này khỏi vùng lãnh địa cuối cùng ở ngôi làng Baghouz vào tháng 3/2019. Trong ảnh là một chiến binh người Kurd. Nguồn ảnh: Flickr.
Ngày 7/4/2017: Mỹ phóng tên lửa hành trình tấn công căn cứ không quân Shayrat - nơi bị Mỹ cáo buộc là kho chứa vũ khí hóa học được sử dụng trong cuộc tấn công hóa học khiến 88 người thiệt mạng ở tỉnh Idlib. Ảnh một tên lửa Tomahawk được bắn từ tàu USS Ross. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Ngày 14/4/2018: Với sự hỗ trợ của Anh và Pháp, Mỹ tấn công trả đũa Damascus sau khi cáo buộc chính quyền này tấn công hóa học vào thị trấn Douma (khi đó đang nằm trong tay quân nổi dậy) khiến khoảng 40 người chết. Nguồn ảnh: AP.
Ngày 19/12/2018: Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ đã chiến thắng khủng bố IS tại Syria và sẵn sàng rút 2.000 lính về nước. Nguồn ảnh: AP.
Ngày 16/1/2019: 4 quân nhân Mỹ và 15 người khác thiệt mạng trong một vụ đánh bom tự sát do IS nhận trách nhiệm tại một nhà hàng ở thành phố Manbij. Đây là cuộc tấn công chết chóc nhất từng thấy nhằm vào các lực lượng Mỹ tại Syria. Ảnh: NBC.
Ngày 7/8/2019: Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ thỏa thuận lập vùng đệm giữa Thổ Nhĩ Kỳ và vùng lãnh thổ Syria bị kiểm soát bởi người Kurd - lực lượng mà Ankara gọi là "khủng bố". Ảnh: Reuters.
Ngày 6/10/2019: Nhà Trắng thông báo sẽ rút quân khỏi vùng lãnh thổ phía Bắc Syria, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo sắp mở cuộc tấn công nhằm vào người Kurd trong khu vực này. Tuy nhiên, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ "hủy diệt" nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nếu như nước này có những hành động quân sự bị cho là đi quá giới hạn ở Syria. Ảnh: Một lính Mỹ đứng gác bên ngoài thành phố Manbij. Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ.
Mời độc giả xem thêm video: Liên quân Mỹ-Anh-Pháp tấn công Syria vào tháng 4/2018 (Nguồn: VTV1)