Tương truyền kể rằng, xưa kia Tào Tháo cũng đã từng ba lần đến mời Gia Cát Lượng xuống núi trợ giúp. Gia Cát Lượng có người anh em là Gia Cát Đản khi biết Tào Tháo tìm mời hiền tài nên đã đầu quân cho Tào Tháo. Tào Tháo rất quý mến và tin dùng Gia Cát Đản nên luôn giữ bên mình. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.Mỗi lần làm đại sự, Tào Tháo đều tham khảo ý kiến của vị này. Gia Cát Đản thấy Tào Tháo là người trọng tình cảm, hiểu nghĩa khí nên đã tiến cử Gia Cát Lượng với Tào Tháo. Tào Tháo vô cùng mừng rỡ liền sai sứ thần mang vàng bạc châu báu đến thỉnh cầu Gia Cát Lượng xuống núi trợ giúp. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.Qua vài ngày sau, sứ thần trở về nói với Tào Tháo rằng: “Gia Cát Lượng là người kỳ quặc, bên ngoài cửa nhà treo tấm biển lớn đề dòng chữ : Người tìm tri kỷ xin mời vào, kẻ dâng châu báu xin dừng bước”. Chính vì thế ông ta không có cơ hội gặp mặt Gia Cát Lượng. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.Nghe chuyện, Gia Cát Đản vội nói với Tào Tháo: “Gia Cát Lượng là chính nhân quân tử nuôi chí lớn, đừng dùng tiền bạc để mời. Nếu thật sự tướng quân muốn thỉnh cầu, nên đích thân viết thư nói rõ tâm nguyện của mình để ông có thể hiểu dụng ý của tướng quân”. Tào Tháo xưa nay vốn là người rất kính trọng hiền tài, khí phách nên vội vàng viết một bức thư sai Gia Cát Đản đích thân đưa tận tay Gia Cát Lượng. Ảnh minh họa chân dung Gia Cát Lượng.Sau khi xem xong thư của Tào Tháo, Gia Cát Lượng cảm thấy có chung chí hướng nên vô cùng mừng rỡ và đồng ý ngày mai sẽ theo Gia Cát Đản xuống núi. Nhưng không may, đúng đêm hôm đó cha của Gia Cát Lượng mắc trọng bệnh qua đời. Là người hiếu thuận, Gia Cát Lượng đành viết thư cáo lỗi với Tào Tháo, hẹn sau khi làm hết 49 ngày tang cha nhất định sẽ xuống núi. Ảnh minh họa chân dung Gia Cát Lượng.Tào Tháo nhận được thư hồi đáp thì vô cùng mừng rỡ, ngày đêm trông mong đến ngày Gia Cát Lượng xuống núi. Nhưng chưa đến thời gian, sốt ruột không thể ngồi nhà đợi thêm được nữa, Tào Tháo bèn cùng Điển Vi, Gia Cát Đản giả trang thành thương nhân đi tìm Gia Cát Lượng. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.Thời điểm đó đúng vào tiết đông, tuyết bay mù trời, vì nóng lòng muốn đến sớm nên bọn họ đêm cũng đi không nghỉ. Không may Tào Tháo bị trúng phong hàn, nhưng trong lòng lại nghĩ chỉ còn có 100 dặm, nên vẫn cố đi, không ngờ mấy ngày sau càng nặng hơn không thể trụ nổi. Tào Tháo bèn viết hai bức thư, một bức gửi cho Lưu Biểu kêu người đến đón ông ta về trị bệnh. Một lá thư khác kêu Gia Cát Đản mang đến cho Gia Cát Lượng nói rõ sự tình. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.Nhưng không ngờ khi Gia Cát Đản vừa ra khỏi cửa định đi thì bị Điển Vi giật lấy với thái độ đầy tức giận với ý rằng, muốn chiến thắng trong đại chiến phải nhờ vào đao kiếm để tranh đấu, người đọc sách chỉ giống con chuột trong tủ sách mà thôi, chỉ biết tỉa tót chau chuốt câu chữ. Hơn nữa, thấy Tào Tháo chỉ vì Gia Cát Lượng mà mang trọng bệnh thì càng thấy căm ghét Gia Cát Lượng nên muốn đi tìm Gia Cát Lượng hỏi cho ra nhẽ. Ảnh minh họa chân dung Điển Vi.Điển Vi vốn là người nóng nảy, thô tục nên khi đến nhà Gia Cát Lượng thì ầm ĩ kêu người nhà phải gọi Gia Cát Lượng ra gặp. Gia Cát Lượng đang bận cùng hòa thượng niệm kinh cho cha nên không thể tiếp khách. Người nhà chỉ có thể đón tiếp thịnh soạn và mời Điển Vi nghỉ ngơi chờ đợi. Ảnh minh họa chân dung Gia Cát Lượng.Điển Vi thấy thế càng như đổ thêm dầu vào lửa hét to: “Tiên sinh nhà các người lấy đâu ra lắm quy định thế, chủ công nhà ta lần này đội mưa gió tuyết đến mời, vừa mệt vừa mang trọng bệnh mà ông ta không thèm nghe không thèm hỏi thế là đạo lý gì? Để ta vào hỏi ông ta cho rõ”. Vừa nói, Điển Vi vừa hùng hổ phá cửa xông vào. Ảnh minh họa chân dung Gia Cát Lượng.Đang tụng kinh cùng hòa thượng trong phòng, thấy bộ dạng của Điển Vi như thế biết là không thể không ra mặt nhưng Gia Cát Lượng vẫn bình tĩnh chờ xong xuôi mọi chuyện rồi mới ra gặp. Không ngờ bộ dạng hùng hổ, hung hăng của Điển Vi đã bị Gia Cát Lượng thu phục tới mức tâm phục khẩu phụ và xuống núi. Khi Gia Cát Đản đến được nhà Gia Cát Lượng thì Điển Vi đã đi, sau khi đáp lễ, Gia Cát Lượng vẫn nói một câu như xưa, nếu chưa đủ 49 ngày tang cha dù thiếu một ngày cũng quyết không xuống núi. Ảnh minh họa chân dung Gia Cát Lượng.Biết không thể thay đổi được Gia Cát Lượng, Gia Cát Đản đành quay về, thêm chuyện Điển Vị gặp Gia Cát Lượng, Tào Tháo biết chuyện đã hỏng nên càng ốm nặng hơn. Sau khi dưỡng bệnh được hơn 20 ngày, sốt ruột quá lại tiếp tục lên đường muốn tìm Gia Cát Lượng đích thân thỉnh mời và bắt Điển Vi đi cùng để chịu tội. Nhưng cuối cùng Tào Tháo đã chậm chân hơn Lưu Bị. Tuy đây chỉ là một truyền thuyết trong dân gian,nhưng điều này cũng có thể khẳng định Tào Tháo là người rất biết trọng dụng và hậu đãi hiền tài. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.
Tương truyền kể rằng, xưa kia Tào Tháo cũng đã từng ba lần đến mời Gia Cát Lượng xuống núi trợ giúp. Gia Cát Lượng có người anh em là Gia Cát Đản khi biết Tào Tháo tìm mời hiền tài nên đã đầu quân cho Tào Tháo. Tào Tháo rất quý mến và tin dùng Gia Cát Đản nên luôn giữ bên mình. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.
Mỗi lần làm đại sự, Tào Tháo đều tham khảo ý kiến của vị này. Gia Cát Đản thấy Tào Tháo là người trọng tình cảm, hiểu nghĩa khí nên đã tiến cử Gia Cát Lượng với Tào Tháo. Tào Tháo vô cùng mừng rỡ liền sai sứ thần mang vàng bạc châu báu đến thỉnh cầu Gia Cát Lượng xuống núi trợ giúp. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.
Qua vài ngày sau, sứ thần trở về nói với Tào Tháo rằng: “Gia Cát Lượng là người kỳ quặc, bên ngoài cửa nhà treo tấm biển lớn đề dòng chữ : Người tìm tri kỷ xin mời vào, kẻ dâng châu báu xin dừng bước”. Chính vì thế ông ta không có cơ hội gặp mặt Gia Cát Lượng. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.
Nghe chuyện, Gia Cát Đản vội nói với Tào Tháo: “Gia Cát Lượng là chính nhân quân tử nuôi chí lớn, đừng dùng tiền bạc để mời. Nếu thật sự tướng quân muốn thỉnh cầu, nên đích thân viết thư nói rõ tâm nguyện của mình để ông có thể hiểu dụng ý của tướng quân”. Tào Tháo xưa nay vốn là người rất kính trọng hiền tài, khí phách nên vội vàng viết một bức thư sai Gia Cát Đản đích thân đưa tận tay Gia Cát Lượng. Ảnh minh họa chân dung Gia Cát Lượng.
Sau khi xem xong thư của Tào Tháo, Gia Cát Lượng cảm thấy có chung chí hướng nên vô cùng mừng rỡ và đồng ý ngày mai sẽ theo Gia Cát Đản xuống núi. Nhưng không may, đúng đêm hôm đó cha của Gia Cát Lượng mắc trọng bệnh qua đời. Là người hiếu thuận, Gia Cát Lượng đành viết thư cáo lỗi với Tào Tháo, hẹn sau khi làm hết 49 ngày tang cha nhất định sẽ xuống núi. Ảnh minh họa chân dung Gia Cát Lượng.
Tào Tháo nhận được thư hồi đáp thì vô cùng mừng rỡ, ngày đêm trông mong đến ngày Gia Cát Lượng xuống núi. Nhưng chưa đến thời gian, sốt ruột không thể ngồi nhà đợi thêm được nữa, Tào Tháo bèn cùng Điển Vi, Gia Cát Đản giả trang thành thương nhân đi tìm Gia Cát Lượng. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.
Thời điểm đó đúng vào tiết đông, tuyết bay mù trời, vì nóng lòng muốn đến sớm nên bọn họ đêm cũng đi không nghỉ. Không may Tào Tháo bị trúng phong hàn, nhưng trong lòng lại nghĩ chỉ còn có 100 dặm, nên vẫn cố đi, không ngờ mấy ngày sau càng nặng hơn không thể trụ nổi. Tào Tháo bèn viết hai bức thư, một bức gửi cho Lưu Biểu kêu người đến đón ông ta về trị bệnh. Một lá thư khác kêu Gia Cát Đản mang đến cho Gia Cát Lượng nói rõ sự tình. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.
Nhưng không ngờ khi Gia Cát Đản vừa ra khỏi cửa định đi thì bị Điển Vi giật lấy với thái độ đầy tức giận với ý rằng, muốn chiến thắng trong đại chiến phải nhờ vào đao kiếm để tranh đấu, người đọc sách chỉ giống con chuột trong tủ sách mà thôi, chỉ biết tỉa tót chau chuốt câu chữ. Hơn nữa, thấy Tào Tháo chỉ vì Gia Cát Lượng mà mang trọng bệnh thì càng thấy căm ghét Gia Cát Lượng nên muốn đi tìm Gia Cát Lượng hỏi cho ra nhẽ. Ảnh minh họa chân dung Điển Vi.
Điển Vi vốn là người nóng nảy, thô tục nên khi đến nhà Gia Cát Lượng thì ầm ĩ kêu người nhà phải gọi Gia Cát Lượng ra gặp. Gia Cát Lượng đang bận cùng hòa thượng niệm kinh cho cha nên không thể tiếp khách. Người nhà chỉ có thể đón tiếp thịnh soạn và mời Điển Vi nghỉ ngơi chờ đợi. Ảnh minh họa chân dung Gia Cát Lượng.
Điển Vi thấy thế càng như đổ thêm dầu vào lửa hét to: “Tiên sinh nhà các người lấy đâu ra lắm quy định thế, chủ công nhà ta lần này đội mưa gió tuyết đến mời, vừa mệt vừa mang trọng bệnh mà ông ta không thèm nghe không thèm hỏi thế là đạo lý gì? Để ta vào hỏi ông ta cho rõ”. Vừa nói, Điển Vi vừa hùng hổ phá cửa xông vào. Ảnh minh họa chân dung Gia Cát Lượng.
Đang tụng kinh cùng hòa thượng trong phòng, thấy bộ dạng của Điển Vi như thế biết là không thể không ra mặt nhưng Gia Cát Lượng vẫn bình tĩnh chờ xong xuôi mọi chuyện rồi mới ra gặp. Không ngờ bộ dạng hùng hổ, hung hăng của Điển Vi đã bị Gia Cát Lượng thu phục tới mức tâm phục khẩu phụ và xuống núi. Khi Gia Cát Đản đến được nhà Gia Cát Lượng thì Điển Vi đã đi, sau khi đáp lễ, Gia Cát Lượng vẫn nói một câu như xưa, nếu chưa đủ 49 ngày tang cha dù thiếu một ngày cũng quyết không xuống núi. Ảnh minh họa chân dung Gia Cát Lượng.
Biết không thể thay đổi được Gia Cát Lượng, Gia Cát Đản đành quay về, thêm chuyện Điển Vị gặp Gia Cát Lượng, Tào Tháo biết chuyện đã hỏng nên càng ốm nặng hơn. Sau khi dưỡng bệnh được hơn 20 ngày, sốt ruột quá lại tiếp tục lên đường muốn tìm Gia Cát Lượng đích thân thỉnh mời và bắt Điển Vi đi cùng để chịu tội. Nhưng cuối cùng Tào Tháo đã chậm chân hơn Lưu Bị. Tuy đây chỉ là một truyền thuyết trong dân gian,nhưng điều này cũng có thể khẳng định Tào Tháo là người rất biết trọng dụng và hậu đãi hiền tài. Ảnh minh họa chân dung Tào Tháo.