Có 9 vị hoàng đế nhà Thanh đều chết ở Tử Cấm Thành (Hàm Li cung), trong đó có 3 người chết vào đầu tháng Giêng. Thuận Trị Phúc Lâm chết vào ngày mùng 7 tháng giêng năm Thuận Trị thứ 18. Càn Long đế Hoằng Lịch mất vào mùng 3 tháng Giêng năm Gia Khánh thứ 4. Đạo Quang đế Mân Ninh chết vào ngày 14 tháng Giêng năm Đạo Quang thứ 30. Ngoài ra Khang Hy, Đồng Trị, Quang Tự, Tuyên Thống đều chết vào mùa đông đại hàn khắc nghiệt.Vậy, tại sao các hoàng đế triều Thanh đa phần lại băng hà vào mùa đông?Thực ra điều này có hai nguyên nhân chủ yếu. Nếu nhìn từ góc độ tuổi tác thì đây là một nguyên nhân chính. Khang Hy mất ngày 13 tháng 11 năm Khang Hy thứ 61. Ông mất lúc 69 tuổi cũng là “tuổi xưa nay hiếm” của thời kỳ đó.Càn Long đế Hoằng Lịch sống đến 89 tuổi cho nên cái chết của ông có thể nói đó là “Tận kỳ thiên niên”.Đạo Quang đế Mân Ninh chết vào 14 tháng Giêng năm Đạo Quang thứ 30, thọ 69 tuổi. Những hoàng đế này do tuổi sao sức yếu, đều là tuổi "xưa nay hiếm" , cơ thể già yếu, cộng thêm mùa đông ở Bắc Kinh rất lạnh và khắc nghiệt, nên khả năng miễn dịch suy giảm, ảnh hưởng đến hệ hô hấp và chức năng của hệ thống mạch máu. Sự ra đi của họ âu cũng là thuận theo lẽ tự nhiên của đất trời.Nguyên nhân thứ hai là chết bệnh. Hoàng đế Thuận Trị Phúc Lâm chỉ thọ 24 tuổi. Hoàng đế Đồng Trị thọ 19 tuổi. Cả hai đều bị nhiễm bệnh đậu mùa. Đây là loại bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, đối với y học thời đó khó mà trị được bệnh này, cộng thêm lại bị bệnh vào mùa đông nên bệnh càng nguy hiểm. Đó là lý do vì sao hai đấng quân vương này không qua khỏi mùa đông khắc nghiệt.Riêng hoàng đế Quang Tự qua đời vì căn bệnh lao. Thời bấy giờ, nhà Thanh chưa có thuốc kháng sinh, cũng không có cách nào trị bệnh này. Khi ông mắc bệnh lại gặp đúng mùa đông thời tiết giá lạnh, nên dẫn đến viêm nhiễm hô hấp, cơ thể đã suy nhược càng không thể chống đỡ nổi.Trên thực tế, mùa đông thuộc âm, nên cần tìm cách bảo vệ dương khí. Cổ nhân xưa đã dạy, mùa đông “khứ hàn tựu ôn”, nên việc bảo vệ không để hơi lạnh tấn công vào cơ thể là rất cần thiết. Nhưng cần lưu ý đừng vì giữ ấm mà mặc quá nhiều quần áo dày, sưởi lửa hay say rượu khiến cơ thể đầm đìa mồ hôi lại không tốt.Cổ nhân cũng khuyên rằng, vào mùa đông lạnh giá, phải luôn giữ cho chân được sạch sẽ, khô ráo và ấm áp. Mỗi ngày nên duy trì rửa chân bằng nước ấm nóng, đồng thời mát xa kích thích các huyệt đạo ở dưới gan bàn chân. Cần đi bộ nửa tiếng để kích thích hoạt động của hai chân. Ngoài ra, việc đi một đôi giầy mềm mại, nhẹ, ấm áp và có tính năng hút ẩm cũng rất quan trọng cho đôi chân. Ăn uống trong mùa đông cũng rất quan trong. Vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy, ăn một bát cháo nóng, buổi tối nên ăn ít hơn để dưỡng vị khí (dạ dày). Đặc biệt là cháo thịt dê, cháo gạo nếp nấu với hồng táo và bách hợp, cháo bát bảo, cháo tiểu mạch nấu với sữa tươi và đường phèn đều rất tốt cho sức khỏe vào mùa đông.Cũng theo người xưa, mùa đông dương khí tiêu tán, đặc biệt là vào ban đêm, do vậy nên ngủ sớm dậy muộn. Ngủ sớm để dưỡng dương khí, thức dậy muộn để ổn định âm khí, âm dương hài hòa sẽ tốt cho sức khỏe.
Có 9 vị
hoàng đế nhà Thanh đều chết ở Tử Cấm Thành (Hàm Li cung), trong đó có 3 người chết vào đầu tháng Giêng. Thuận Trị Phúc Lâm chết vào ngày mùng 7 tháng giêng năm Thuận Trị thứ 18. Càn Long đế Hoằng Lịch mất vào mùng 3 tháng Giêng năm Gia Khánh thứ 4. Đạo Quang đế Mân Ninh chết vào ngày 14 tháng Giêng năm Đạo Quang thứ 30. Ngoài ra Khang Hy, Đồng Trị, Quang Tự, Tuyên Thống đều chết vào mùa đông đại hàn khắc nghiệt.
Vậy, tại sao các hoàng đế triều Thanh đa phần lại băng hà vào mùa đông?Thực ra điều này có hai nguyên nhân chủ yếu. Nếu nhìn từ góc độ tuổi tác thì đây là một nguyên nhân chính. Khang Hy mất ngày 13 tháng 11 năm Khang Hy thứ 61. Ông mất lúc 69 tuổi cũng là “tuổi xưa nay hiếm” của thời kỳ đó.
Càn Long đế Hoằng Lịch sống đến 89 tuổi cho nên cái chết của ông có thể nói đó là “Tận kỳ thiên niên”.
Đạo Quang đế Mân Ninh chết vào 14 tháng Giêng năm Đạo Quang thứ 30, thọ 69 tuổi. Những hoàng đế này do tuổi sao sức yếu, đều là tuổi "xưa nay hiếm" , cơ thể già yếu, cộng thêm mùa đông ở Bắc Kinh rất lạnh và khắc nghiệt, nên khả năng miễn dịch suy giảm, ảnh hưởng đến hệ hô hấp và chức năng của hệ thống mạch máu. Sự ra đi của họ âu cũng là thuận theo lẽ tự nhiên của đất trời.
Nguyên nhân thứ hai là chết bệnh. Hoàng đế Thuận Trị Phúc Lâm chỉ thọ 24 tuổi. Hoàng đế Đồng Trị thọ 19 tuổi. Cả hai đều bị nhiễm bệnh đậu mùa. Đây là loại bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, đối với y học thời đó khó mà trị được bệnh này, cộng thêm lại bị bệnh vào mùa đông nên bệnh càng nguy hiểm. Đó là lý do vì sao hai đấng quân vương này không qua khỏi mùa đông khắc nghiệt.
Riêng hoàng đế Quang Tự qua đời vì căn bệnh lao. Thời bấy giờ, nhà Thanh chưa có thuốc kháng sinh, cũng không có cách nào trị bệnh này. Khi ông mắc bệnh lại gặp đúng mùa đông thời tiết giá lạnh, nên dẫn đến viêm nhiễm hô hấp, cơ thể đã suy nhược càng không thể chống đỡ nổi.
Trên thực tế, mùa đông thuộc âm, nên cần tìm cách bảo vệ dương khí. Cổ nhân xưa đã dạy, mùa đông “khứ hàn tựu ôn”, nên việc bảo vệ không để hơi lạnh tấn công vào cơ thể là rất cần thiết. Nhưng cần lưu ý đừng vì giữ ấm mà mặc quá nhiều quần áo dày, sưởi lửa hay say rượu khiến cơ thể đầm đìa mồ hôi lại không tốt.
Cổ nhân cũng khuyên rằng, vào mùa đông lạnh giá, phải luôn giữ cho chân được sạch sẽ, khô ráo và ấm áp. Mỗi ngày nên duy trì rửa chân bằng nước ấm nóng, đồng thời mát xa kích thích các huyệt đạo ở dưới gan bàn chân. Cần đi bộ nửa tiếng để kích thích hoạt động của hai chân. Ngoài ra, việc đi một đôi giầy mềm mại, nhẹ, ấm áp và có tính năng hút ẩm cũng rất quan trọng cho đôi chân.
Ăn uống trong mùa đông cũng rất quan trong. Vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy, ăn một bát cháo nóng, buổi tối nên ăn ít hơn để dưỡng vị khí (dạ dày). Đặc biệt là cháo thịt dê, cháo gạo nếp nấu với hồng táo và bách hợp, cháo bát bảo, cháo tiểu mạch nấu với sữa tươi và đường phèn đều rất tốt cho sức khỏe vào mùa đông.
Cũng theo người xưa, mùa đông dương khí tiêu tán, đặc biệt là vào ban đêm, do vậy nên ngủ sớm dậy muộn. Ngủ sớm để dưỡng dương khí, thức dậy muộn để ổn định âm khí, âm dương hài hòa sẽ tốt cho sức khỏe.