Nữ hoàng Ai Cập Hatshepsut (1508 - 1458 trước Công nguyên) không chỉ nổi tiếng lịch sử với dung mạo xinh đẹp, quyến rũ mà còn là một nữ vương quyền lực và danh tiếng.Hatshepsut là con gái lớn của pharaoh Thutmose I và Nữ hoàng Ahmose. Sau khi vua cha băng hà, bà kết hôn với người em cùng cha khác mẹ là Thutmose II. Theo đó, bà trở thành Nữ hoàng của người Ai Cập khi mới 12 tuổi.Nữ hoàng Hatshepsut và pharaoh Thutmose II có với nhau một người con gái là Neferure. Bà và chồng đồng cai trị Ai Cập trong 15 năm.Trong thời gian làm Nữ hoàng, Hatshepsut đóng vai trò quan trọng trong vương triều khi phụ trách các nghi lễ văn hóa, tôn giáo. Bà hoàng này được xem như một nữ tu cao cấp của đất nước. Do đó, bà được quần thần và dân chúng sùng bái, tôn trọng và yêu quý.Sau 15 năm trị vì, pharaoh Thutmose II băng hà. Do Nữ hoàng Hatshepsut chỉ sinh được con gái nên con trai của nhà vua với thứ phi là Thutmose III được truyền ngai báu. Lúc lên ngôi, Thutmose III mới 10 tuổi. Do còn quá nhỏ không thể xử lý chuyện triều chính nên Nữ hoàng Hatshepsut giữ vai trò nhiếp chính vương.Theo luật lệ của Ai Cập thời cổ đại, phụ nữ không thể nắm quyền trị vì mà phải đồng cai trị với một pharaoh nam. Vì vậy, Hatshepsut không được sự tín nhiệm của toàn bộ quần thần khi một mình nắm quyền trị vì đất nước.Đến năm 1437 trước Công nguyên, Hatshepsut tự sắc phong cho bản thân trở thành pharaoh. Bà cũng đổi tên gọi từ Hatshepsut sang Hatshepsu. Do vậy, bà trở thành nữ pharaoh đầu tiên trong lịch sử AI Cập.Nữ pharaoh Hatshepsu cai trị Ai Cập trong 22 năm. Trong thời gian trị vì, nữ vương này đưa đất nước phát triển hưng thịnh và cho xây dựng nhiều đền thờ, cung điện mang đậm dấu ấn của mình.Năm 50 tuổi, Nữ pharaoh Hatshepsu qua đời. Sau cái chết của bà, Thutmose III mới thực sự nắm quyền cai trị Ai Cập. Ông hoàng này sau khi lên ngôi ra lệnh đập phá lăng mộ, đền thờ, tượng đài của nữ pharaoh nhằm xóa bỏ những thành tựu của bà khỏi lịch sử.Các chuyên gia cho rằng, pharaoh Thutmose III không muốn để lại bằng chứng nào cho thấy Ai Cập từng có một nữ pharaoh quyền lực và tài giỏi làm lu mờ thành tựu của các nam pharaoh. Vì vậy, đến nay, các nhà khoa học tìm được rất ít tượng, ngôi đền hay những công trình quan trọng được xây dựng dưới thời nữ vương Hatshepsu. Mời độc giả xem video: Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp người phụ nữ còn nguyên vẹn suốt 3000 năm. Nguồn: VTV24.
Nữ hoàng Ai Cập Hatshepsut (1508 - 1458 trước Công nguyên) không chỉ nổi tiếng lịch sử với dung mạo xinh đẹp, quyến rũ mà còn là một nữ vương quyền lực và danh tiếng.
Hatshepsut là con gái lớn của pharaoh Thutmose I và Nữ hoàng Ahmose. Sau khi vua cha băng hà, bà kết hôn với người em cùng cha khác mẹ là Thutmose II. Theo đó, bà trở thành Nữ hoàng của người Ai Cập khi mới 12 tuổi.
Nữ hoàng Hatshepsut và pharaoh Thutmose II có với nhau một người con gái là Neferure. Bà và chồng đồng cai trị Ai Cập trong 15 năm.
Trong thời gian làm Nữ hoàng, Hatshepsut đóng vai trò quan trọng trong vương triều khi phụ trách các nghi lễ văn hóa, tôn giáo. Bà hoàng này được xem như một nữ tu cao cấp của đất nước. Do đó, bà được quần thần và dân chúng sùng bái, tôn trọng và yêu quý.
Sau 15 năm trị vì, pharaoh Thutmose II băng hà. Do Nữ hoàng Hatshepsut chỉ sinh được con gái nên con trai của nhà vua với thứ phi là Thutmose III được truyền ngai báu. Lúc lên ngôi, Thutmose III mới 10 tuổi. Do còn quá nhỏ không thể xử lý chuyện triều chính nên Nữ hoàng Hatshepsut giữ vai trò nhiếp chính vương.
Theo luật lệ của Ai Cập thời cổ đại, phụ nữ không thể nắm quyền trị vì mà phải đồng cai trị với một pharaoh nam. Vì vậy, Hatshepsut không được sự tín nhiệm của toàn bộ quần thần khi một mình nắm quyền trị vì đất nước.
Đến năm 1437 trước Công nguyên, Hatshepsut tự sắc phong cho bản thân trở thành pharaoh. Bà cũng đổi tên gọi từ Hatshepsut sang Hatshepsu. Do vậy, bà trở thành nữ pharaoh đầu tiên trong lịch sử AI Cập.
Nữ pharaoh Hatshepsu cai trị Ai Cập trong 22 năm. Trong thời gian trị vì, nữ vương này đưa đất nước phát triển hưng thịnh và cho xây dựng nhiều đền thờ, cung điện mang đậm dấu ấn của mình.
Năm 50 tuổi, Nữ pharaoh Hatshepsu qua đời. Sau cái chết của bà, Thutmose III mới thực sự nắm quyền cai trị Ai Cập. Ông hoàng này sau khi lên ngôi ra lệnh đập phá lăng mộ, đền thờ, tượng đài của nữ pharaoh nhằm xóa bỏ những thành tựu của bà khỏi lịch sử.
Các chuyên gia cho rằng, pharaoh Thutmose III không muốn để lại bằng chứng nào cho thấy Ai Cập từng có một nữ pharaoh quyền lực và tài giỏi làm lu mờ thành tựu của các nam pharaoh. Vì vậy, đến nay, các nhà khoa học tìm được rất ít tượng, ngôi đền hay những công trình quan trọng được xây dựng dưới thời nữ vương Hatshepsu.
Mời độc giả xem video: Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp người phụ nữ còn nguyên vẹn suốt 3000 năm. Nguồn: VTV24.