Nữ "tình báo" Lương Thị Minh Nguyệt quê thôn Ngọc Chuế thuộc xã Chuế Cầu, tổng Tử Mặc, nay là xã Yên Nghĩa, huyện Ý Yên, Nam Định.
Bà Lương Thị Minh Nguyệt nổi tiếng là người xinh đẹp, khí chất khác thường, đến tuổi trưởng thành kết hôn với ông Đinh Công Tuấn.
Năm 1406, nhà Minh đem 20 vạn quân sang xâm lược nước ta đắp thành Cổ Lộng đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân. Sống cách thành Cổ Lộng khoảng 3km, bà Lương Thị Minh Nguyệt bàn với chồng tìm cách giết giặc.
Bà mở quán bán hàng ăn ngay bên thành Cổ Lộng để dễ bề lọt vào nội thành dò la tin tức, nắm cách bố trí phòng bị của giặc để có dịp báo thù góp công với nước.
Với bản tính thông minh, khéo léo, lại có nhan sắc, bà dễ dàng làm quen với nhiều tướng giặc cùng quân lính nhà Minh. Sau này, tướng giặc còn cho phép bà mang rượu thịt vào bán cho quân lính. (Ảnh: Đình Ruối nơi thờ bà Lương Thị Minh Nguyệt)Do đó, các lối đi lại, cách bố trí quân lương, vũ khí, các trại trú quân đều được bà tường tận, ghi chép thành sơ đồ. Khi Lê Lợi tiến quân ra Đông Quan, đang tìm cách để đánh thành Cổ Lộng, bà tìm đến dâng tấm sơ đồ và đề xuất kế sách hạ thành. (Ảnh: Lễ hội Đình Ruối nơi thờ bà Lương Thị Minh Nguyệt).Một đêm năm 1426, bà Lương Thị Minh Nguyệt đem theo một số thôn nữ trẻ vào thành mang rượu, thịt bán cho giặc. Quân giặc không đề phòng, sau khi ăn uống no say thì chui vào túi để ngủ. Bà và các thôn nữ nhanh chóng thắt thật chặt miệng túi. (Ảnh: Lễ hội Đình Ruối nơi thờ bà Lương Thị Minh Nguyệt).Sau đó, bà mở cửa thành để đại quân xông vào. Tướng giặc và quân lính vội vàng đạp túi ngủ để chui ra nhưng nút túi buộc quá chắc. Thành Cổ Lộng nhanh chóng thất thủ. (Ảnh: Lễ hội Đình Ruối nơi thờ bà Lương Thị Minh Nguyệt).Sau khi trừ giặc Minh, vợ chồng bà không nhận chức quan chỉ xin ban ruộng đất và miễn sưu thuế 3 năm cho nhân dân trong vùng . Vợ chồng bà mất cùng năm 1443. (Ảnh: Lễ hội Đình Ruối nơi thờ bà Lương Thị Minh Nguyệt).Vua cho lập đền thờ Kiến Quốc ở làng. Năm 1902, đổi đền thành Đình Kiến Quốc. Do trước đình có dậu bằng những cây ruối cổ thụ to che chắn cho ngôi đình hàng mấy trăm năm nay nên nhân dân quen gọi là Đình Ruối. (Ảnh: Lễ hội Đình Ruối nơi thờ bà Lương Thị Minh Nguyệt)Lễ hội được tổ chức hàng năm tại Đình Ruối để tưởng nhớ và tri ân vị liệt nữ anh hùng Lương Thị Minh Nguyệt, người đã có công lao to lớn với dân tộc. (Ảnh: Lễ hội Đình Ruối nơi thờ bà Lương Thị Minh Nguyệt)Mời độc giả xem video:Bí quyết chọn bơ ngon, bạn đã biết chưa?. Nguồn: Tin Tức VTV24.
Nữ "tình báo" Lương Thị Minh Nguyệt quê thôn Ngọc Chuế thuộc xã Chuế Cầu, tổng Tử Mặc, nay là xã Yên Nghĩa, huyện Ý Yên, Nam Định.
Bà Lương Thị Minh Nguyệt nổi tiếng là người xinh đẹp, khí chất khác thường, đến tuổi trưởng thành kết hôn với ông Đinh Công Tuấn.
Năm 1406, nhà Minh đem 20 vạn quân sang xâm lược nước ta đắp thành Cổ Lộng đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân. Sống cách thành Cổ Lộng khoảng 3km, bà Lương Thị Minh Nguyệt bàn với chồng tìm cách giết giặc.
Bà mở quán bán hàng ăn ngay bên thành Cổ Lộng để dễ bề lọt vào nội thành dò la tin tức, nắm cách bố trí phòng bị của giặc để có dịp báo thù góp công với nước.
Với bản tính thông minh, khéo léo, lại có nhan sắc, bà dễ dàng làm quen với nhiều tướng giặc cùng quân lính nhà Minh. Sau này, tướng giặc còn cho phép bà mang rượu thịt vào bán cho quân lính. (Ảnh: Đình Ruối nơi thờ bà Lương Thị Minh Nguyệt)
Do đó, các lối đi lại, cách bố trí quân lương, vũ khí, các trại trú quân đều được bà tường tận, ghi chép thành sơ đồ. Khi Lê Lợi tiến quân ra Đông Quan, đang tìm cách để đánh thành Cổ Lộng, bà tìm đến dâng tấm sơ đồ và đề xuất kế sách hạ thành. (Ảnh: Lễ hội Đình Ruối nơi thờ bà Lương Thị Minh Nguyệt).
Một đêm năm 1426, bà Lương Thị Minh Nguyệt đem theo một số thôn nữ trẻ vào thành mang rượu, thịt bán cho giặc. Quân giặc không đề phòng, sau khi ăn uống no say thì chui vào túi để ngủ. Bà và các thôn nữ nhanh chóng thắt thật chặt miệng túi. (Ảnh: Lễ hội Đình Ruối nơi thờ bà Lương Thị Minh Nguyệt).
Sau đó, bà mở cửa thành để đại quân xông vào. Tướng giặc và quân lính vội vàng đạp túi ngủ để chui ra nhưng nút túi buộc quá chắc. Thành Cổ Lộng nhanh chóng thất thủ. (Ảnh: Lễ hội Đình Ruối nơi thờ bà Lương Thị Minh Nguyệt).
Sau khi trừ giặc Minh, vợ chồng bà không nhận chức quan chỉ xin ban ruộng đất và miễn sưu thuế 3 năm cho nhân dân trong vùng . Vợ chồng bà mất cùng năm 1443. (Ảnh: Lễ hội Đình Ruối nơi thờ bà Lương Thị Minh Nguyệt).
Vua cho lập đền thờ Kiến Quốc ở làng. Năm 1902, đổi đền thành Đình Kiến Quốc. Do trước đình có dậu bằng những cây ruối cổ thụ to che chắn cho ngôi đình hàng mấy trăm năm nay nên nhân dân quen gọi là Đình Ruối. (Ảnh: Lễ hội Đình Ruối nơi thờ bà Lương Thị Minh Nguyệt)
Lễ hội được tổ chức hàng năm tại Đình Ruối để tưởng nhớ và tri ân vị liệt nữ anh hùng Lương Thị Minh Nguyệt, người đã có công lao to lớn với dân tộc. (Ảnh: Lễ hội Đình Ruối nơi thờ bà Lương Thị Minh Nguyệt)
Mời độc giả xem video:Bí quyết chọn bơ ngon, bạn đã biết chưa?. Nguồn: Tin Tức VTV24.