Có giai thoại kể lại rằng, Từ Hy thái hậu là người rất biết hưởng thụ, dĩ nhiên cuộc sống xa hoa của Từ Hy thái hậu là điều mà hậu thế không thể nào tưởng tượng được và hiếm có quý tộc nào có thể vượt qua.Từ Hy thái hậu nắm giữ quyền lực và lưỡng cung thính chính suốt nửa thế kỷ, và cuộc sống ngày thường của bà là thứ không ai có thể nghĩ đến. Từ việc vệ sinh nhỏ nhất cho đến tắm rửa và thượng triều đều vô cùng cầu kỳ nhiều công đoạn, đặc biệt, Từ Hy thái hậu mỗi lần tắm đều phải có 100 kẻ hầu người hạ bên cạnh.Vậy tại sao phải là 100 người và con số 100 ấy có ý nghĩa gì? Trước khi thái hậu tắm, cần một số lượng tỳ nữ chịu trách nhiệm đun nước, xông hơi, bố trí nhà tắm và phải hoàn thành trong nửa ngày. Sau khi Từ Hy thái hậu tắm xong, họ phải dọn dẹp từng chút một.Đây là một quá trình phức tạp. Điều đặc biệt hơn, Từ Hy thái hậu không tắm trong bồn gỗ như những người khác trong hoàng tộc mà sử dụng thêm 2 bồn tắm lớn nữa có diện tích lớn giống 1 bể bơi nhỏ, nếu rỗng bên trong cũng cần đến 8 thái giám mới có thể nâng lên.Bồn thứ 1 để Từ Hy tắm nửa thân trên, sau đó phần còn lại ở 1 bồn tắm khác, bởi theo Từ Hy thái hậu, âm dương nên được phân biệt rạch ròi. Cuối cùng Từ Hy thái hậu ngâm mình ở 1 bồn tắm thứ 3. Cả 3 bồn tắm đều dùng 3 loại nước ấm khác nhau. Trong lúc Từ Hi Thái hậu tắm rửa, tất cả thái giám đều phải quỳ gối đợi lệnh sau 1 tấm màn, chỉ cho phép 4 ma ma đứng bên trong phòng tắm.Một sự phung phí khác trong thói quen tắm rửa của Từ Hy thái hậu là số lượng khăn bà sử dụng.Chúng được xếp thành 4 chồng, mỗi chồng gồm 25 chiếc khăn, tổng cộng có đến 100 chiếc. Mỗi chiếc khăn đều có hình rồng vàng được thêu bằng chỉ tơ vàng: Hình rồng ngẩng đầu, hình rồng cúi đầu ngắm trăng, hình rồng đùa giỡn với viên ngọc, hình rồng phun nước. Những chiếc khăn thêu tinh tế cộng thêm hình dạng lạ mắt của 4 chồng khăn và khay gỗ màu đỏ tía tạo ra cảnh tượng rất tráng lệ.Ngày nào Từ Hy thái hậu cũng tắm nhưng vào những ngày nóng bức, bà sẽ tắm rửa nhiều lần hơn. Đến mùa đông lạnh giá, cách 3 ngày bà mới tắm 1 lần.Con số 100 trong thực tế gắn liền với rất nhiều ý nghĩa, đây là một con số tròn trĩnh có 3 chữ số. Đây cũng có thể là con số mà nhiều người đánh dấu làm mốc. Không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà ngay cả trong những sự kiện trọng đại thì con số này cũng có rất nhiều ý nghĩa.Theo phong kiến Trung Hoa, nhiều tài liệu cho biết, con số 100 đại diện cho sự tròn đầy, hoàn mĩ. Là người duy mĩ, rất có thể Từ Hy thái hậu muốn cuộc sống của mình cũng viên mãn và tròn đầy nên bà mới chuộng sử dụng con số 100.Nhiều người tin vào giả thiết, bởi vì Từ Hy thái hậu xuất thân từ một gia đình người Mãn Châu, vốn không phải là quyền cao chức trọng gì cả. Bà được sinh ra trong thời gian cha ruột làm việc tại Cam Túc. Thói quen của gia đình và điều kiện sống ở địa phương khiến bà rất hiếm khi tắm rửa. Mãi đến khi nhập cung, mới nhận ra hoàng tộc rất xem trọng việc tắm rửa, từ đó bà ra sức "tận hưởng" tắm rửa theo cách riêng của mình.
Có giai thoại kể lại rằng, Từ Hy thái hậu là người rất biết hưởng thụ, dĩ nhiên cuộc sống xa hoa của Từ Hy thái hậu là điều mà hậu thế không thể nào tưởng tượng được và hiếm có quý tộc nào có thể vượt qua.
Từ Hy thái hậu nắm giữ quyền lực và lưỡng cung thính chính suốt nửa thế kỷ, và cuộc sống ngày thường của bà là thứ không ai có thể nghĩ đến. Từ việc vệ sinh nhỏ nhất cho đến tắm rửa và thượng triều đều vô cùng cầu kỳ nhiều công đoạn, đặc biệt, Từ Hy thái hậu mỗi lần tắm đều phải có 100 kẻ hầu người hạ bên cạnh.
Vậy tại sao phải là 100 người và con số 100 ấy có ý nghĩa gì? Trước khi thái hậu tắm, cần một số lượng tỳ nữ chịu trách nhiệm đun nước, xông hơi, bố trí nhà tắm và phải hoàn thành trong nửa ngày. Sau khi Từ Hy thái hậu tắm xong, họ phải dọn dẹp từng chút một.
Đây là một quá trình phức tạp. Điều đặc biệt hơn, Từ Hy thái hậu không tắm trong bồn gỗ như những người khác trong hoàng tộc mà sử dụng thêm 2 bồn tắm lớn nữa có diện tích lớn giống 1 bể bơi nhỏ, nếu rỗng bên trong cũng cần đến 8 thái giám mới có thể nâng lên.
Bồn thứ 1 để Từ Hy tắm nửa thân trên, sau đó phần còn lại ở 1 bồn tắm khác, bởi theo Từ Hy thái hậu, âm dương nên được phân biệt rạch ròi. Cuối cùng Từ Hy thái hậu ngâm mình ở 1 bồn tắm thứ 3. Cả 3 bồn tắm đều dùng 3 loại nước ấm khác nhau. Trong lúc Từ Hi Thái hậu tắm rửa, tất cả thái giám đều phải quỳ gối đợi lệnh sau 1 tấm màn, chỉ cho phép 4 ma ma đứng bên trong phòng tắm.
Một sự phung phí khác trong thói quen tắm rửa của Từ Hy thái hậu là số lượng khăn bà sử dụng.
Chúng được xếp thành 4 chồng, mỗi chồng gồm 25 chiếc khăn, tổng cộng có đến 100 chiếc. Mỗi chiếc khăn đều có hình rồng vàng được thêu bằng chỉ tơ vàng: Hình rồng ngẩng đầu, hình rồng cúi đầu ngắm trăng, hình rồng đùa giỡn với viên ngọc, hình rồng phun nước. Những chiếc khăn thêu tinh tế cộng thêm hình dạng lạ mắt của 4 chồng khăn và khay gỗ màu đỏ tía tạo ra cảnh tượng rất tráng lệ.
Ngày nào Từ Hy thái hậu cũng tắm nhưng vào những ngày nóng bức, bà sẽ tắm rửa nhiều lần hơn. Đến mùa đông lạnh giá, cách 3 ngày bà mới tắm 1 lần.
Con số 100 trong thực tế gắn liền với rất nhiều ý nghĩa, đây là một con số tròn trĩnh có 3 chữ số. Đây cũng có thể là con số mà nhiều người đánh dấu làm mốc. Không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà ngay cả trong những sự kiện trọng đại thì con số này cũng có rất nhiều ý nghĩa.
Theo phong kiến Trung Hoa, nhiều tài liệu cho biết, con số 100 đại diện cho sự tròn đầy, hoàn mĩ. Là người duy mĩ, rất có thể Từ Hy thái hậu muốn cuộc sống của mình cũng viên mãn và tròn đầy nên bà mới chuộng sử dụng con số 100.
Nhiều người tin vào giả thiết, bởi vì Từ Hy thái hậu xuất thân từ một gia đình người Mãn Châu, vốn không phải là quyền cao chức trọng gì cả. Bà được sinh ra trong thời gian cha ruột làm việc tại Cam Túc. Thói quen của gia đình và điều kiện sống ở địa phương khiến bà rất hiếm khi tắm rửa. Mãi đến khi nhập cung, mới nhận ra hoàng tộc rất xem trọng việc tắm rửa, từ đó bà ra sức "tận hưởng" tắm rửa theo cách riêng của mình.