Lưu Bị và Tào Tháo đều là những nhân vật xuất chúng thời Tam Quốc. Họ đều là người rất giỏi phát hiện, chiêu mộ trọng dụng hiền tài. Hãy làm phép so sánh giữa hai người xem ai mới có con mắt tinh tường và khả năng trọng dụng hiền tài hơn cả?Nếu chỉ nhìn bề ngoài tương quan lực lượng thì đa phần đều nói Tào Tháo mới là người giỏi chiêu mộ và sử dụng hiền tài. Nhưng trên thực tế, tuy nhân tài của Tào Tháo rất nhiều, nhưng vì Tào Tháo là thế lực mạnh nhất Tam Quốc nên hiền tài cũng tự động đến đầu quân dưới trướng Tào Tháo. Nếu so sánh đúng ra thì Lưu Bị mới là người có con mắt nhìn người và dùng người tinh tường. Những nhân tài dưới trướng Lưu Bị đều là do ông tự phát hiện, chiêu mộ. Vì thế, thực lực của Lưu Bị mới là mạnh nhất.Thứ nhất, trong các thủ lĩnh của Tam Quốc chỉ có duy nhất Thục Hán vương Lưu Bị là lãnh tụ xuất thân từ dân đen. Vì đã từng nếm trải quá nhiều bất công, vất vả, nên ông sớm khao khát vươn lên từ nghịch cảnh. Tuy đã từng nhiều lần phải nếm mùi thất bại nhưng dường như chưa bao giờ ông từ bỏ giấc mơ thành công. Nếu không có cơ hội kiểm nghiệm bản lĩnh thì cũng không tự nhiên mà thẩm định được nhân tài.Bản thân Lưu Bị lúc đó thân cô thế cô, muốn đầu quân tại quê nhà để chiêu mộ một lứa nhân tài đầu tiên. Cũng chính vì thế mà những mãnh tướng nổi tiếng thời Tam Quốc như Trương Phi, Quan Vũ đều là những nhân tài hiếm có cũng đã theo phò tá Lưu Bị từ thời ông vẫn chưa có sự nghiệp gì, điều này đã chứng minh thấy tài năng chiêu mộ hiền tài của Lưu Bị vào bậc đệ nhất thiên hạ.Thứ hai, Lưu Bị cũng là người rất giỏi phát hiện nhân tài và tìm cách chiêu mộ nhân tài. Tích “ ba lần hạ cố đến lều tranh” nổi tiếng để mời Gia Cát Lượng chính là một ví dụ vô cùng điển hình về khả năng này của Lưu Bị.Đương thời Lưu Bị đang đóng quân tại Tân Dã, lực lượng thì mỏng yếu, bên cạnh lại thiếu mưu sỹ. Nghe nói có Gia Cát Lượng là người rất túc trí đa mưu nên đã cùng Quan Vũ, Trương Phi không quản gian khổ khó khăn, thậm chí không nản lòng ba lần hạ cố đến lều tranh mời Gia Cát Lượng xuống núi trợ giúp.Phải nói rằng lúc đó, Lưu Bị đã 47 tuổi, Gia Cát Lượng mới có hơn 20 tuổi. Lúc này, Lưu Bị đã là Dự châu mục, Nghi thành đình hậu, Tả tướng quân, đã qua nửa đời chinh chiến ngang dọc, vang danh khắp thiên hạ. Nhưng chỉ vì muốn mời một kẻ hậu bối vô danh tiểu tốt mà ba lần hạ cố đến tận nơi miễn đạt được mục đích, điều này chứng tỏ thành ý cũng như tài chiêu mộ người tài của Lưu Bị.Thứ ba, đương thời thuộc hạ của Lưu Bị có rất nhiều người tài giỏi, nhưng ông là người biết rất rõ tính cách và tài năng của từng người mà dùng đúng việc đúng chỗ. Ví dụ dưới trướng ông có 5 anh em nhà Mã Lương đều là những hiền tài hiếm có, trong đó Mã Lương lại là người kiệt xuất nhất. Lưu Bị rất tín nhiệm anh em nhà Mã Lương. Bản thân Mã Lương cũng từng đảm nhiệm vai trò phò tá thân cận cho Lưu Bị.Em trai Mã Lương là Mã Tốc cũng là người nổi tiếng có tài thao lược, nhưng Lưu Bị sớm nhìn thấy tính cách ba hoa khoác lác của anh ta, nên đã dặn Gia Cát Lượng rằng “ Mã Tốc lời lẽ sáo rỗng ba hoa, vượt quá cả tài năng thực tế của anh ta, không thích hợp giao đại sự. Khanh cần phải kiểm tra thực tế tài năng anh ta nhiều”.Sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng đã để Mã Tốc trấn thủ Nhai Đình cuối cùng để thất thủ. Gia Cát Lương trảm Mã Tốc nhưng ruột đau như cắt. Ông vô cùng hối hận đã không nghe lời cảnh báo của tiên đế Lưu Bị để hôm nay phải chịu thất bại này.Thứ tư: Thời Tam quốc, Tào Tháo đại diện cho sự gian xảo còn Gia Cát Lượng đại diện cho sự trí tuệ, cũng có thể nói hai người này đều là những người túc trí đa mưu đệ nhất thiên hạ, nhưng cả hai người này cùng đều từng bị Lưu Bị qua mặt. Qua trích đoạn Tào Tháo và Lưu Bị uống rượu luận anh hùng, Tào Thào muốn tìm cơ hội thăm dò và thử thách Lưu Bị. Vậy mà kẻ gian hùng như Tào Tháo cuối cùng vẫn để Lưu Bị thận trọng, khôn ngoan thoát được. Với Gia Cát Lượng mọi người trong thiên hạ thường ca tụng khả năng tính toán như thần của ông, nhưng khi Lưu Bị lâm chung Gia Cát Lượng một lòng một dạ quỳ dưới đất khóc lóc đau thương. Trong khi đó, Tào Tháo biết Tư Mã Ý là kẻ lòng lang dạ sói sau này có thể hại chính mình nhưng vẫn phải nghe theo lời Tư Mã Ý. Còn Lưu Bị biết rất rõ Gia Cát Lượng là người rất có tâm, nên đối với Gia Cát Lượng rất tin tưởng không chút đề phòng và rất biết cách dùng tài của Gia Cát Lượng. Vì thế có thể nói so với Tào Tháo, Lưu Bị đã hơn hẳn Tào Tháo về cách nhìn nhận, đánh giá và dùng người.
Lưu Bị và Tào Tháo đều là những nhân vật xuất chúng thời Tam Quốc. Họ đều là người rất giỏi phát hiện, chiêu mộ trọng dụng hiền tài. Hãy làm phép so sánh giữa hai người xem ai mới có con mắt tinh tường và khả năng trọng dụng hiền tài hơn cả?
Nếu chỉ nhìn bề ngoài tương quan lực lượng thì đa phần đều nói Tào Tháo mới là người giỏi chiêu mộ và sử dụng hiền tài. Nhưng trên thực tế, tuy nhân tài của Tào Tháo rất nhiều, nhưng vì Tào Tháo là thế lực mạnh nhất Tam Quốc nên hiền tài cũng tự động đến đầu quân dưới trướng Tào Tháo.
Nếu so sánh đúng ra thì Lưu Bị mới là người có con mắt nhìn người và dùng người tinh tường. Những nhân tài dưới trướng Lưu Bị đều là do ông tự phát hiện, chiêu mộ. Vì thế, thực lực của Lưu Bị mới là mạnh nhất.
Thứ nhất, trong các thủ lĩnh của Tam Quốc chỉ có duy nhất Thục Hán vương Lưu Bị là lãnh tụ xuất thân từ dân đen. Vì đã từng nếm trải quá nhiều bất công, vất vả, nên ông sớm khao khát vươn lên từ nghịch cảnh. Tuy đã từng nhiều lần phải nếm mùi thất bại nhưng dường như chưa bao giờ ông từ bỏ giấc mơ thành công. Nếu không có cơ hội kiểm nghiệm bản lĩnh thì cũng không tự nhiên mà thẩm định được nhân tài.
Bản thân Lưu Bị lúc đó thân cô thế cô, muốn đầu quân tại quê nhà để chiêu mộ một lứa nhân tài đầu tiên. Cũng chính vì thế mà những mãnh tướng nổi tiếng thời Tam Quốc như Trương Phi, Quan Vũ đều là những nhân tài hiếm có cũng đã theo phò tá Lưu Bị từ thời ông vẫn chưa có sự nghiệp gì, điều này đã chứng minh thấy tài năng chiêu mộ hiền tài của Lưu Bị vào bậc đệ nhất thiên hạ.
Thứ hai, Lưu Bị cũng là người rất giỏi phát hiện nhân tài và tìm cách chiêu mộ nhân tài. Tích “ ba lần hạ cố đến lều tranh” nổi tiếng để mời Gia Cát Lượng chính là một ví dụ vô cùng điển hình về khả năng này của Lưu Bị.
Đương thời Lưu Bị đang đóng quân tại Tân Dã, lực lượng thì mỏng yếu, bên cạnh lại thiếu mưu sỹ. Nghe nói có Gia Cát Lượng là người rất túc trí đa mưu nên đã cùng Quan Vũ, Trương Phi không quản gian khổ khó khăn, thậm chí không nản lòng ba lần hạ cố đến lều tranh mời Gia Cát Lượng xuống núi trợ giúp.
Phải nói rằng lúc đó, Lưu Bị đã 47 tuổi, Gia Cát Lượng mới có hơn 20 tuổi. Lúc này, Lưu Bị đã là Dự châu mục, Nghi thành đình hậu, Tả tướng quân, đã qua nửa đời chinh chiến ngang dọc, vang danh khắp thiên hạ. Nhưng chỉ vì muốn mời một kẻ hậu bối vô danh tiểu tốt mà ba lần hạ cố đến tận nơi miễn đạt được mục đích, điều này chứng tỏ thành ý cũng như tài chiêu mộ người tài của Lưu Bị.
Thứ ba, đương thời thuộc hạ của Lưu Bị có rất nhiều người tài giỏi, nhưng ông là người biết rất rõ tính cách và tài năng của từng người mà dùng đúng việc đúng chỗ. Ví dụ dưới trướng ông có 5 anh em nhà Mã Lương đều là những hiền tài hiếm có, trong đó Mã Lương lại là người kiệt xuất nhất. Lưu Bị rất tín nhiệm anh em nhà Mã Lương. Bản thân Mã Lương cũng từng đảm nhiệm vai trò phò tá thân cận cho Lưu Bị.
Em trai Mã Lương là Mã Tốc cũng là người nổi tiếng có tài thao lược, nhưng Lưu Bị sớm nhìn thấy tính cách ba hoa khoác lác của anh ta, nên đã dặn Gia Cát Lượng rằng “ Mã Tốc lời lẽ sáo rỗng ba hoa, vượt quá cả tài năng thực tế của anh ta, không thích hợp giao đại sự. Khanh cần phải kiểm tra thực tế tài năng anh ta nhiều”.
Sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng đã để Mã Tốc trấn thủ Nhai Đình cuối cùng để thất thủ. Gia Cát Lương trảm Mã Tốc nhưng ruột đau như cắt. Ông vô cùng hối hận đã không nghe lời cảnh báo của tiên đế Lưu Bị để hôm nay phải chịu thất bại này.
Thứ tư: Thời Tam quốc, Tào Tháo đại diện cho sự gian xảo còn Gia Cát Lượng đại diện cho sự trí tuệ, cũng có thể nói hai người này đều là những người túc trí đa mưu đệ nhất thiên hạ, nhưng cả hai người này cùng đều từng bị Lưu Bị qua mặt. Qua trích đoạn Tào Tháo và Lưu Bị uống rượu luận anh hùng, Tào Thào muốn tìm cơ hội thăm dò và thử thách Lưu Bị. Vậy mà kẻ gian hùng như Tào Tháo cuối cùng vẫn để Lưu Bị thận trọng, khôn ngoan thoát được.
Với Gia Cát Lượng mọi người trong thiên hạ thường ca tụng khả năng tính toán như thần của ông, nhưng khi Lưu Bị lâm chung Gia Cát Lượng một lòng một dạ quỳ dưới đất khóc lóc đau thương. Trong khi đó, Tào Tháo biết Tư Mã Ý là kẻ lòng lang dạ sói sau này có thể hại chính mình nhưng vẫn phải nghe theo lời Tư Mã Ý. Còn Lưu Bị biết rất rõ Gia Cát Lượng là người rất có tâm, nên đối với Gia Cát Lượng rất tin tưởng không chút đề phòng và rất biết cách dùng tài của Gia Cát Lượng. Vì thế có thể nói so với Tào Tháo, Lưu Bị đã hơn hẳn Tào Tháo về cách nhìn nhận, đánh giá và dùng người.