Theo đánh giá của Hoàng Lâu, một nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, dường như cả cuộc đời Võ Tắc Thiên không nhiều bạn thân. Trong lịch sử đúng là có Từ Hiền phi Từ Huệ, thường được gọi là Hiền lương, được cho là bạn của Võ Tắc Thiên. Sau khi Trưởng Tôn Hoàng hậu qua đời, Từ Huệ cũng được Đường Thái Tông rất sủng ái. "Nhưng chuyện Từ Huệ thân thiết với Võ Mỵ Nương như hai chị em ruột thì không có căn cứ nào để chứng minh", nhà nghiên cứu nói.Tuy nhiên, các nhà làm phim "Võ Mỵ Nương truyền kỳ" xây dựng cho hai nhân vật của Phạm Băng Băng và Trương Quân Ninh là đôi bạn thân thiết.Từ Huệ (627-650) nguyên quán ở Trường Thành, Hồ Châu (nay là Chiết Giang). Bà được sử sách khắc họa như một thần đồng, sinh ra được 5 ngày đã biết nói, bốn tuổi đã đọc hiểu "Luận Ngữ" và "Kinh Thư", 8 tuổi có thể viết những áng văn tuyệt tác. Trong cuốn "Toàn Đường Thư" còn ghi lại 5 bài thơ của Từ Huệ.Tạo hình xinh đẹp của Từ Huệ trong bộ phim đang thu hút khán giả trong và ngoài Trung Quốc. Sau khi vào cung, Từ Huệ được Đường Thái Tông Lý Thế Dân vô cùng yêu mến bởi tài năng thơ phú thiên bẩm. Vì thế, Từ Huệ nhanh chóng được cất nhắc từ vị trí Tài nhân lên làm Tiệp dư.Theo China.com.cn, một hôm, Thái Tông cho triệu các phi tần, Từ Hậu vì phải trang điểm nên đến muộn, làm hoàng đế vô cùng tức giận. Nhưng ngay lập tức, Từ Hậu dâng lên hoàng đế bài thơ Tiến Thái Tông thi đầy tình tứ khiến cơn giận của Lý Thế Dân nhanh chóng tiêu tan, tình cảm của hoàng đế dành cho Từ Huệ càng thêm sâu đậm. Không lâu sau, Từ Huệ lại được phong làm Sung dung.Lý Thế Dân có tham vọng lớn và nhiều lần đưa quân chinh phục Cao Ly, dân chúng oán thán khắp nơi. Từ Huệ dâng tấu khuyên Thái Tông từ bỏ tham vọng đang gây tổn hại tới người dân. Sau khi đọc xong bản tấu khẩn thiết, chân thành của Từ Huệ, Thế Dân tỉnh ngộ và ban thưởng cho Từ Huệ rất hậu hĩnh.Năm 694, Đường Thái Tông băng hà. Từ Huệ đau đớn tột cùng đến mức lâm bệnh, nhưng bà từ chối chữa chạy. Đến năm thứ hai sau khi Thái Tông mất thì bà cũng qua đời, khi đó Từ Huệ mới 24 tuổi. Đường Cao Tông Lý Trị cảm động trước tình cảm của Từ Huệ dành cho cha, đã truy phong bà làm Hiền phi và thực hiện mong muốn của bà khi qua đời, là được chôn cùng Đường Thái Tông.
Nói về Võ Mỵ Nương ở thời Đường Thái Tông, bà phải làm Tài nhân tới 12 năm, khác hẳn với sự sủng ái của vua dành cho Từ Huệ.Trong sử sách rất ít ghi chép về mối quan hệ giữa Võ Tắc Thiên và Từ Huệ. Theo đánh giá của nhà nghiên cứu sử Hoàng Lâu, "nếu nhìn từ góc độ tính cách, Từ Huệ và Võ Tắc Thiên là hai kiểu người hoàn toàn khác nhau, thậm chí Từ Huệ còn là chướng ngại vật chủ yếu trong bước đường thăng tiến của Võ Tắc Thiên".Nhà nghiên cứu cho rằng, "theo cái nhìn lịch sử, chuyện Từ Huệ bị Võ Tắc Thiên lợi dụng có lý hơn là chuyện hai người là đôi bạn thân".
Theo đánh giá của Hoàng Lâu, một nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, dường như cả cuộc đời Võ Tắc Thiên không nhiều bạn thân. Trong lịch sử đúng là có Từ Hiền phi Từ Huệ, thường được gọi là Hiền lương, được cho là bạn của Võ Tắc Thiên. Sau khi Trưởng Tôn Hoàng hậu qua đời, Từ Huệ cũng được Đường Thái Tông rất sủng ái. "Nhưng chuyện Từ Huệ thân thiết với Võ Mỵ Nương như hai chị em ruột thì không có căn cứ nào để chứng minh", nhà nghiên cứu nói.
Tuy nhiên, các nhà làm phim "Võ Mỵ Nương truyền kỳ" xây dựng cho hai nhân vật của Phạm Băng Băng và Trương Quân Ninh là đôi bạn thân thiết.
Từ Huệ (627-650) nguyên quán ở Trường Thành, Hồ Châu (nay là Chiết Giang). Bà được sử sách khắc họa như một thần đồng, sinh ra được 5 ngày đã biết nói, bốn tuổi đã đọc hiểu "Luận Ngữ" và "Kinh Thư", 8 tuổi có thể viết những áng văn tuyệt tác. Trong cuốn "Toàn Đường Thư" còn ghi lại 5 bài thơ của Từ Huệ.
Tạo hình xinh đẹp của Từ Huệ trong bộ phim đang thu hút khán giả trong và ngoài Trung Quốc. Sau khi vào cung, Từ Huệ được Đường Thái Tông Lý Thế Dân vô cùng yêu mến bởi tài năng thơ phú thiên bẩm. Vì thế, Từ Huệ nhanh chóng được cất nhắc từ vị trí Tài nhân lên làm Tiệp dư.
Theo China.com.cn, một hôm, Thái Tông cho triệu các phi tần, Từ Hậu vì phải trang điểm nên đến muộn, làm hoàng đế vô cùng tức giận. Nhưng ngay lập tức, Từ Hậu dâng lên hoàng đế bài thơ Tiến Thái Tông thi đầy tình tứ khiến cơn giận của Lý Thế Dân nhanh chóng tiêu tan, tình cảm của hoàng đế dành cho Từ Huệ càng thêm sâu đậm. Không lâu sau, Từ Huệ lại được phong làm Sung dung.
Lý Thế Dân có tham vọng lớn và nhiều lần đưa quân chinh phục Cao Ly, dân chúng oán thán khắp nơi. Từ Huệ dâng tấu khuyên Thái Tông từ bỏ tham vọng đang gây tổn hại tới người dân. Sau khi đọc xong bản tấu khẩn thiết, chân thành của Từ Huệ, Thế Dân tỉnh ngộ và ban thưởng cho Từ Huệ rất hậu hĩnh.
Năm 694, Đường Thái Tông băng hà. Từ Huệ đau đớn tột cùng đến mức lâm bệnh, nhưng bà từ chối chữa chạy. Đến năm thứ hai sau khi Thái Tông mất thì bà cũng qua đời, khi đó Từ Huệ mới 24 tuổi. Đường Cao Tông Lý Trị cảm động trước tình cảm của Từ Huệ dành cho cha, đã truy phong bà làm Hiền phi và thực hiện mong muốn của bà khi qua đời, là được chôn cùng Đường Thái Tông.
Nói về Võ Mỵ Nương ở thời Đường Thái Tông, bà phải làm Tài nhân tới 12 năm, khác hẳn với sự sủng ái của vua dành cho Từ Huệ.
Trong sử sách rất ít ghi chép về mối quan hệ giữa Võ Tắc Thiên và Từ Huệ. Theo đánh giá của nhà nghiên cứu sử Hoàng Lâu, "nếu nhìn từ góc độ tính cách, Từ Huệ và Võ Tắc Thiên là hai kiểu người hoàn toàn khác nhau, thậm chí Từ Huệ còn là chướng ngại vật chủ yếu trong bước đường thăng tiến của Võ Tắc Thiên".
Nhà nghiên cứu cho rằng, "theo cái nhìn lịch sử, chuyện Từ Huệ bị Võ Tắc Thiên lợi dụng có lý hơn là chuyện hai người là đôi bạn thân".