Lịch sử nhân loại từng chứng kiến những trường hợp hoàng đế đăng quang
khi tuổi đời còn quá nhỏ và chưa hiểu biết nhiều về chính trị. Vì vậy,
họ chỉ là bù nhìn trong triều chính và sẽ có người nhiếp chính, đứng sau
chống lưng. Chỉ khi trưởng thành, họ mới thực sự tạo ra sức
ảnh hưởng sâu rộng và giành lại quyền lãnh đạo
tối cao. Ptolemy XIII Theos Philopator: Vị vua thứ 13 của triều đại Ptolemaic ở Ai Cập Ptolemy XIII lên ngôi kế
vị vào năm 51 trước công nguyên. Khi đó, ông mới
11-12 tuổi. Tuy nhiên, ông sớm bị chị gái của mình là nữ hoàng Cleopatra
làm lu mờ vì đồng cai trị quốc gia. Ông cũng kết hôn với người chị gái
quyền lực theo truyền thống Ai Cập cổ đại để duy trì dòng máu hoàng gia
tinh khiết.Vai trò của vua Ptolemy XIII ngày càng mờ nhạt
trước sự nổi tiếng lấn át của nữ hoàng Cleopatra. Sự thực ấy khiến vị vua trẻ gây ra cuộc nội chiến tranh giành quyền lực với người
chị và là vợ mình. Vào năm 48 trước công nguyên, vua Ptolemy cùng với
một số nhân vật có ảnh hưởng trong tòa án tìm cách trục xuất nữ hoàng
Cleopatra ra khỏi Ai Cập. Ảnh: Chân dung nữ hoàng Cleopatra được tái hiện trên búp bê Barbie. Ptolemy cũng liên minh với nhà lãnh đạo La Mã Pompey – người lúc đó đang
gây chiến tranh với tướng quân Julius Caesar. Khi Pompey bị bại trận và
chạy đến Ai Cập lánh nạn, vị vua thiếu niên Ptolemy định ám sát đồng
minh để gây ấn tượng với Caesar cũng như muốn được đến thành
Rome. Tuy nhiên, kế hoạch của ông không thành công. Sau khi đến Ai Cập,
Caesar buộc vua Ptolemy hòa giải với người chị gái. Ảnh: Tướng quân nổi tiếng Julius Caesar.
Thấy ý định dựa vào tướng Caesar để lấy lại quyền lực không khả thi,
Ptolemy XIII đã dẫn dắt một đội quân Ai Cập chống lại người La Mã. Trong
trận chiến đó, quân đội của Caesar dễ dàng đánh bại phe của Ptolemy. Tuy nhiên, cuộc giao tranh giữa hai bên khiến thư viện Alexandria bị đốt
cháy làm cho nhân loại bị mất một trong những công trình tiêu biểu, lớn
nhất trong lịch sử loài người. Còn về phần vị vua trẻ Ptolemy, ông được
cho là đã chết đuối trên sông Nile khi cố gắng tẩu thoát sau khi bại
trận. Ảnh: Thư viện Alexandria cổ đại.
Hoàng đế Thuận Trị: Hoàng đế thứ 3 của vương triều nhà Thanh,Trung Quốc, Phúc Lâm (niên hiệu
là Hoàng đế Thuận Trị) đã lên ngôi báu khi mới 5 tuổi. Ông lên ngai
vàng sau khi cha mất vào năm 1643. Do còn quá nhỏ tuổi nên trong nhiều
năm liền, người chú của ông là Đa Nhĩ Cổn đã nhiếp chính, xử lý chính sự.
Sau khi người chú qua đời vào năm 1650, Hoàng đế Thuận Trị 12 tuổi mới thực sự nắm
quyền điều hành đất nước. Kể từ khi lên ngôi báu, Thuận Trị đã đưa ra
những biện pháp chống tham nhũng và củng cố sự cai trị của vương triều nhà Thanh. Ảnh: Tạo hình hoàng đế Thuận Trị trên phim ảnh. Ông được người đời đánh giá là nhà lãnh đạo có tầm nhìn
xa trông rộng. Vị hoàng đế này dành thời gian đáng kể cho việc nghiên cứu khoa học,
thiên văn học cũng như duy trì sự hòa hợp của nhiều kiểu tôn giáo. Ảnh: Vai hoàng đế Thuận Trị trong phim "Hiếu Trang bí sử" do diễn viên Nghiêm Côn thể hiện.
Vào
khoảng năm 1652, Hoàng đế Thuận Trị đã tổ chức một cuộc gặp gỡ với đức
Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 cũng như thường xuyên tham khảo ý kiến của nhà
truyền giáo người Áo có tên Johann Adam Schall Von Bell. Dù không bao
giờ trở thành một tín đồ Công giáo, hoàng đế này vẫn coi cha sứ Schall
là một trong những cố vấn thân cận nhất của mình và thậm chí còn gọi
người này là "ông nội". Thuận Trị đã qua đời vì bệnh đậu mùa năm
1661, khi mới 22 tuổi. Con trai của ông là Hoàng đế Khang Hy nối ngôi
cha và cai trị vương triều nhà Thanh trong hơn 60 năm tiếp theo. Hoàng đế Elagabalus: Hoàng đế La Mã Elagabalus lên nắm quyền khi mới 15 tuổi. Sinh
trưởng ở Syria, Elagabalus nắm quyền kiểm soát Rome vào năm 218 sau khi
mẹ và bà ngoại của ông gây ra chính biến tuyên bố ông là con trai ngoài
giá thú của hoàng đế Caracalla. Ông được đánh giá là một hoàng đế La Mã
có đời sống tình dục lập dị nhất. Trong suốt thời gian trị vì (218-222),
Elagabalus lần lượt cưới và ly dị 5 người vợ. Trong số đó, vị hoàng đế
trẻ tuổi cưới lại hoàng hậu thứ hai có tên Aquilia Severa, khiến bà trở
thành đời vợ thứ 4.
Elagabalus đã coi thường truyền thống tín ngưỡng đa
thần của La Mã bởi Severa là nữ thần trinh bạch bảo hộ nhà cửa, bếp
lửa. Theo đó, đáng nhẽ bà phải sống độc thân suốt 30 năm để giữ ngọn
lửa thờ nữ thần Vesta. Nếu vi phạm lời thề, người phụ nữ sẽ bị chôn sống để
chết dần mòn trong căn hầm chỉ có một ít nước và thực phẩm đủ để nhấm nháp vài
ngày. Người đàn ông gây chuyện sẽ bị đánh bằng roi da ở quảng
trường cho tới chết. Bất chấp các cấm kỵ về tình dục vào thời đó, Elagabalus còn công khai
khoe sở thích tình dục đồng giới nam của mình. Trước đó, có rất ít hoàng
đế La Mã yêu người đồng giới. Sống cùng thời với Elagabalus, sử gia Dio
Cassius Cocceianus (khoảng năm 165-229) cho biết rằng, hoàng đế
Elagabalus cư xử như phụ nữ khi rất thích trang điểm, mặc quần áo hở khá
nhiều phần trên cơ thể. Thậm chí, ông còn phải lòng một nô lệ quê ở
Caria, Tiểu Á. Thậm chí, hoàng đế này còn hứa chia nửa đất nước La Mã
cho bất kỳ thầy lang nào có khả năng biến ông trở thành phụ nữ đích
thực. Elagabalus cũng bị giới chính trị Roma khinh miệt
khi cho phép mẹ ông tham gia vào thượng viện – nơi chỉ có toàn đàn ông
đảm nhận trọng trách quốc gia. Năm 222, vị hoàng đế 18 tuổi đã bị ám sát
và người anh em họ của ông là Alexander Severus đã lên ngôi. Lịch sử
đánh giá Elagabalus là một trong những vị vua suy đồi nhất ở Rome. Tuy
nhiên, một số nhà sử học hiện đại đã lập luận rằng, hành vi lập dị của
ông có thể đã được phóng đại quá mức do những kẻ thù chính trị muốn bôi nhọ danh dự của vị vua trẻ.
Vua Tutankhamun: Năm 1922, giới khảo cổ phát hiện ra lăng mộ của vua Ai Cập Tutankhamun.
Ông là một trong những Pharaoh trẻ tuổi đã thừa kế ngai vàng từ 9-10
tuổi. Tuy nhiên, ông chỉ lên nắm quyền được 10 năm rồi qua đời khi đang
độ thanh xuân vào thế kỷ 14 trước công nguyên. Trong thời gian nắm quyền, vua Tutankhamun đã đưa ra
những quyết định để đời, trái ngược hẳn với những quyết định quan trọng
trước đó của vua cha - tức Akhenaten (còn được coi là thần Aten -
vị thần quan trọng nhất của Ai Cập). Kể từ khi lên ngôi, vua Tutankhamun
cho khôi phục lại việc thờ thần Amun chứ không thờ vua cha như trước
đây. Ông cũng ra lệnh chuyển thủ đô trở lại vùng đất kinh kỳ xưa là
Thebes.
Nữ hoàng xứ Scotland Mary: Nữ hoàng xứ Scotland Mary Stuart được mọi người thường gọi là Nữ hoàng
Mary đã cai trị hai quốc gia riêng biệt khi chưa tròn 18 tuổi. Nữ hoàng
Mary mồ côi cha khi mới 6 ngày tuổi và sớm trở thành người đứng đầu đất nước. Lên ngôi khi tuổi đời còn quá nhỏ, Mary chưa đủ sức cai
trị quốc gia và duy trì, thiết lập mối quan hệ với các nước.
Lo lắng về quan hệ giữa Scotland và Anh sẽ trở nên xấu đi, năm 1543, vua
Henry VIII đã đề xuất một cuộc hôn nhân chính trị nhằm củng cố liên
minh giữa hai bên. Ông muốn nữ hoàng Maria lấy con trai của mình là
hoàng tử Edward. Căng thẳng chính trị giữa hai quốc gia bắt đầu xuất
hiện kể từ đó bởi vì quốc hội Scotland từ chối cuộc hôn nhân sắp đặt
này. Vua Henry VIII đã quyết định xâm lược Scotland và muốn nữ hoàng trẻ
tuổi làm con dâu mình, khiến Mary phải di chuyển chỗ ở liên tục từ lâu
đài này sang lâu đài khác. Để thoát khỏi bàn tay của người Anh, năm 1548, nữ hoàng 5 tuổi đến Pháp.
Năm 16 tuổi, bà kết hôn với vua nước Pháp Francis II. Bà có thời gian
ngắn cai trị nước Pháp cùng chồng. Năm 1561, khi chồng qua đời, Nữ hoàng
Mary trở về Scotland để tiếp tục trị vì đất nước. Sau cuộc nổi dậy năm
1567, vị nữ hoàng này buộc phải từ bỏ ngôi vị nữ vương Scotland và chạy
trốn sang Anh. Tại đây, bà bị giam cầm trong suốt 19 năm. Cuối cùng, Mary đã lên kế hoạch lật đổ nữ hoàng Elizabeth I nhưng
không thành công và bị chém đầu.
Lịch sử nhân loại từng chứng kiến những trường hợp hoàng đế đăng quang
khi tuổi đời còn quá nhỏ và chưa hiểu biết nhiều về chính trị. Vì vậy,
họ chỉ là bù nhìn trong triều chính và sẽ có người nhiếp chính, đứng sau
chống lưng. Chỉ khi trưởng thành, họ mới thực sự tạo ra sức
ảnh hưởng sâu rộng và giành lại quyền lãnh đạo
tối cao.
Ptolemy XIII Theos Philopator: Vị vua thứ 13 của triều đại Ptolemaic ở Ai Cập Ptolemy XIII lên ngôi kế
vị vào năm 51 trước công nguyên. Khi đó, ông mới
11-12 tuổi. Tuy nhiên, ông sớm bị chị gái của mình là nữ hoàng Cleopatra
làm lu mờ vì đồng cai trị quốc gia. Ông cũng kết hôn với người chị gái
quyền lực theo truyền thống Ai Cập cổ đại để duy trì dòng máu hoàng gia
tinh khiết.
Vai trò của vua Ptolemy XIII ngày càng mờ nhạt
trước sự nổi tiếng lấn át của nữ hoàng Cleopatra. Sự thực ấy khiến vị vua trẻ gây ra cuộc nội chiến tranh giành quyền lực với người
chị và là vợ mình. Vào năm 48 trước công nguyên, vua Ptolemy cùng với
một số nhân vật có ảnh hưởng trong tòa án tìm cách trục xuất nữ hoàng
Cleopatra ra khỏi Ai Cập. Ảnh: Chân dung nữ hoàng Cleopatra được tái hiện trên búp bê Barbie.
Ptolemy cũng liên minh với nhà lãnh đạo La Mã Pompey – người lúc đó đang
gây chiến tranh với tướng quân Julius Caesar. Khi Pompey bị bại trận và
chạy đến Ai Cập lánh nạn, vị vua thiếu niên Ptolemy định ám sát đồng
minh để gây ấn tượng với Caesar cũng như muốn được đến thành
Rome. Tuy nhiên, kế hoạch của ông không thành công. Sau khi đến Ai Cập,
Caesar buộc vua Ptolemy hòa giải với người chị gái. Ảnh: Tướng quân nổi tiếng Julius Caesar.
Thấy ý định dựa vào tướng Caesar để lấy lại quyền lực không khả thi,
Ptolemy XIII đã dẫn dắt một đội quân Ai Cập chống lại người La Mã. Trong
trận chiến đó, quân đội của Caesar dễ dàng đánh bại phe của Ptolemy. Tuy nhiên, cuộc giao tranh giữa hai bên khiến thư viện Alexandria bị đốt
cháy làm cho nhân loại bị mất một trong những công trình tiêu biểu, lớn
nhất trong lịch sử loài người. Còn về phần vị vua trẻ Ptolemy, ông được
cho là đã chết đuối trên sông Nile khi cố gắng tẩu thoát sau khi bại
trận. Ảnh: Thư viện Alexandria cổ đại.
Hoàng đế Thuận Trị: Hoàng đế thứ 3 của vương triều nhà Thanh,Trung Quốc, Phúc Lâm (niên hiệu
là Hoàng đế Thuận Trị) đã lên ngôi báu khi mới 5 tuổi. Ông lên ngai
vàng sau khi cha mất vào năm 1643. Do còn quá nhỏ tuổi nên trong nhiều
năm liền, người chú của ông là Đa Nhĩ Cổn đã nhiếp chính, xử lý chính sự.
Sau khi người chú qua đời vào năm 1650, Hoàng đế Thuận Trị 12 tuổi mới thực sự nắm
quyền điều hành đất nước.
Kể từ khi lên ngôi báu, Thuận Trị đã đưa ra
những biện pháp chống tham nhũng và củng cố sự cai trị của vương triều nhà Thanh. Ảnh: Tạo hình hoàng đế Thuận Trị trên phim ảnh.
Ông được người đời đánh giá là nhà lãnh đạo có tầm nhìn
xa trông rộng. Vị hoàng đế này dành thời gian đáng kể cho việc nghiên cứu khoa học,
thiên văn học cũng như duy trì sự hòa hợp của nhiều kiểu tôn giáo. Ảnh: Vai hoàng đế Thuận Trị trong phim "Hiếu Trang bí sử" do diễn viên Nghiêm Côn thể hiện.
Vào
khoảng năm 1652, Hoàng đế Thuận Trị đã tổ chức một cuộc gặp gỡ với đức
Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 cũng như thường xuyên tham khảo ý kiến của nhà
truyền giáo người Áo có tên Johann Adam Schall Von Bell. Dù không bao
giờ trở thành một tín đồ Công giáo, hoàng đế này vẫn coi cha sứ Schall
là một trong những cố vấn thân cận nhất của mình và thậm chí còn gọi
người này là "ông nội". Thuận Trị đã qua đời vì bệnh đậu mùa năm
1661, khi mới 22 tuổi. Con trai của ông là Hoàng đế Khang Hy nối ngôi
cha và cai trị vương triều nhà Thanh trong hơn 60 năm tiếp theo.
Hoàng đế Elagabalus: Hoàng đế La Mã Elagabalus lên nắm quyền khi mới 15 tuổi. Sinh
trưởng ở Syria, Elagabalus nắm quyền kiểm soát Rome vào năm 218 sau khi
mẹ và bà ngoại của ông gây ra chính biến tuyên bố ông là con trai ngoài
giá thú của hoàng đế Caracalla. Ông được đánh giá là một hoàng đế La Mã
có đời sống tình dục lập dị nhất. Trong suốt thời gian trị vì (218-222),
Elagabalus lần lượt cưới và ly dị 5 người vợ. Trong số đó, vị hoàng đế
trẻ tuổi cưới lại hoàng hậu thứ hai có tên Aquilia Severa, khiến bà trở
thành đời vợ thứ 4.
Elagabalus đã coi thường truyền thống tín ngưỡng đa
thần của La Mã bởi Severa là nữ thần trinh bạch bảo hộ nhà cửa, bếp
lửa. Theo đó, đáng nhẽ bà phải sống độc thân suốt 30 năm để giữ ngọn
lửa thờ nữ thần Vesta. Nếu vi phạm lời thề, người phụ nữ sẽ bị chôn sống để
chết dần mòn trong căn hầm chỉ có một ít nước và thực phẩm đủ để nhấm nháp vài
ngày. Người đàn ông gây chuyện sẽ bị đánh bằng roi da ở quảng
trường cho tới chết.
Bất chấp các cấm kỵ về tình dục vào thời đó, Elagabalus còn công khai
khoe sở thích tình dục đồng giới nam của mình. Trước đó, có rất ít hoàng
đế La Mã yêu người đồng giới. Sống cùng thời với Elagabalus, sử gia Dio
Cassius Cocceianus (khoảng năm 165-229) cho biết rằng, hoàng đế
Elagabalus cư xử như phụ nữ khi rất thích trang điểm, mặc quần áo hở khá
nhiều phần trên cơ thể. Thậm chí, ông còn phải lòng một nô lệ quê ở
Caria, Tiểu Á. Thậm chí, hoàng đế này còn hứa chia nửa đất nước La Mã
cho bất kỳ thầy lang nào có khả năng biến ông trở thành phụ nữ đích
thực.
Elagabalus cũng bị giới chính trị Roma khinh miệt
khi cho phép mẹ ông tham gia vào thượng viện – nơi chỉ có toàn đàn ông
đảm nhận trọng trách quốc gia. Năm 222, vị hoàng đế 18 tuổi đã bị ám sát
và người anh em họ của ông là Alexander Severus đã lên ngôi. Lịch sử
đánh giá Elagabalus là một trong những vị vua suy đồi nhất ở Rome. Tuy
nhiên, một số nhà sử học hiện đại đã lập luận rằng, hành vi lập dị của
ông có thể đã được phóng đại quá mức do những kẻ thù chính trị muốn bôi nhọ danh dự của vị vua trẻ.
Vua Tutankhamun: Năm 1922, giới khảo cổ phát hiện ra lăng mộ của vua Ai Cập Tutankhamun.
Ông là một trong những Pharaoh trẻ tuổi đã thừa kế ngai vàng từ 9-10
tuổi. Tuy nhiên, ông chỉ lên nắm quyền được 10 năm rồi qua đời khi đang
độ thanh xuân vào thế kỷ 14 trước công nguyên.
Trong thời gian nắm quyền, vua Tutankhamun đã đưa ra
những quyết định để đời, trái ngược hẳn với những quyết định quan trọng
trước đó của vua cha - tức Akhenaten (còn được coi là thần Aten -
vị thần quan trọng nhất của Ai Cập). Kể từ khi lên ngôi, vua Tutankhamun
cho khôi phục lại việc thờ thần Amun chứ không thờ vua cha như trước
đây. Ông cũng ra lệnh chuyển thủ đô trở lại vùng đất kinh kỳ xưa là
Thebes.
Nữ hoàng xứ Scotland Mary: Nữ hoàng xứ Scotland Mary Stuart được mọi người thường gọi là Nữ hoàng
Mary đã cai trị hai quốc gia riêng biệt khi chưa tròn 18 tuổi. Nữ hoàng
Mary mồ côi cha khi mới 6 ngày tuổi và sớm trở thành người đứng đầu đất nước. Lên ngôi khi tuổi đời còn quá nhỏ, Mary chưa đủ sức cai
trị quốc gia và duy trì, thiết lập mối quan hệ với các nước.
Lo lắng về quan hệ giữa Scotland và Anh sẽ trở nên xấu đi, năm 1543, vua
Henry VIII đã đề xuất một cuộc hôn nhân chính trị nhằm củng cố liên
minh giữa hai bên. Ông muốn nữ hoàng Maria lấy con trai của mình là
hoàng tử Edward. Căng thẳng chính trị giữa hai quốc gia bắt đầu xuất
hiện kể từ đó bởi vì quốc hội Scotland từ chối cuộc hôn nhân sắp đặt
này. Vua Henry VIII đã quyết định xâm lược Scotland và muốn nữ hoàng trẻ
tuổi làm con dâu mình, khiến Mary phải di chuyển chỗ ở liên tục từ lâu
đài này sang lâu đài khác.
Để thoát khỏi bàn tay của người Anh, năm 1548, nữ hoàng 5 tuổi đến Pháp.
Năm 16 tuổi, bà kết hôn với vua nước Pháp Francis II. Bà có thời gian
ngắn cai trị nước Pháp cùng chồng. Năm 1561, khi chồng qua đời, Nữ hoàng
Mary trở về Scotland để tiếp tục trị vì đất nước. Sau cuộc nổi dậy năm
1567, vị nữ hoàng này buộc phải từ bỏ ngôi vị nữ vương Scotland và chạy
trốn sang Anh. Tại đây, bà bị giam cầm trong suốt 19 năm. Cuối cùng, Mary đã lên kế hoạch lật đổ nữ hoàng Elizabeth I nhưng
không thành công và bị chém đầu.