Tống Chân Tông Triệu Hằng là hoàng đế Trung Quốc nổi tiếng lịch sử với chuyện tình với nàng kỹ nữ tên Lưu Nga. Trước khi trở thành người đứng đầu hậu cung, mỹ nhân này có cuộc sống đầy "sóng gió".Cụ thể, Lưu Nga mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Dù lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó nhưng bà càng lớn càng xinh đẹp, quyến rũ và hiền hậu. Khi đến tuổi kết hôn, bà trở thành vợ lẽ của thợ kim hoàn tên Cung Mỹ. Do hoàn cảnh gia đình không mấy sung túc, không thể chỉ dựa vào chồng nên Lưu Nga trở thành kỹ nữ chuyên đàn ca mua vui cho khách làng chơi.Cung Mỹ là thợ kim hoàn có tiếng nên được Triệu Hằng - lúc đó là Tương Vương - triệu đến phủ chế tác vàng bạc trang sức. Về sau, Cung Mỹ và vợ dọn vào phủ của Triệu Hằng sinh sống để thuận tiện cho công việc.Ngay từ lần đầu gặp mặt Lưu Nga, Triệu Hằng si mê mỹ nhân đã có chồng. Vì được Tương Vương nhìn trúng vợ nên Cung Mỹ "ngậm đắng nuốt cay" không dám trái lệnh. Theo đó, Lưu Nga trở thành tình nhân của Triệu Hằng. Mối tình vụng trộm của ông bị vua cha phát hiện. Theo đó, Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa bắt con trai đuổi kỹ nữ này ra khỏi phủ.Không dám trái lệnh vua cha, Triệu Hằng đưa Lưu Nga rời phủ và sắp xếp cho một nơi ở bí mật trong kinh thành để tiện việc đi lại. Do vậy, Triệu Hằng vẫn lén lút qua lại với nhân tình suốt 10 năm.Đến năm 997, Tống Thái Tông băng hà và Triệu Hằng kế vị, trở thành hoàng đế của nhà Tống. Sau khi trở thành hoàng đế, Triệu Hằng đưa Lưu Nga nhập cung làm sủng phi. Để che mắt người đời, ông hoàng này bắt Cung Mỹ đổi họ sang họ Lưu để biến ông trở thành anh trai của Lưu Nga.10 năm sau, hoàng hậu của Triệu Hằng là Quách Thị lâm bệnh rồi qua đời. Vì muốn đưa Lưu Nga trở thành hoàng hậu, hoàng đế này bày kế để sủng phi giả mang thai và sinh được hoàng tử. Nhờ vậy, nàng kỹ nữ một thời được sắc phong làm hoàng hậu.Khi trở thành chủ hậu cung, Lưu Nga ngoài 40 tuổi. Dù không còn trẻ trung như những phi nhân khác nhưng bà rất được Triệu Hằng sủng hạnh. Thậm chí, bà hoàng này còn cùng chồng phê duyệt tấu chương, xử lý chuyện triều chính.Sau khi Tống Chân Tông Triệu Hằng băng hà năm 1022, Lưu Nga trở thành thái hậu và trở thành người nhiếp chính do tân vương là Tống Nhân Tông Triệu Trinh mới có 11 tuổi.Do vậy, Lưu Nga trở thành thái hậu quyền lực có ảnh hưởng lớn đến nhà Tống. Vào năm 1033, bà qua đời và được chôn cất tại Vĩnh Định lăng cùng Tống Chân Tông Triệu Hằng. Mời độc giả xem video: Trung Quốc: Lễ hội Băng đăng mừng Tết Nguyên đán. Nguồn: THĐT1.
Tống Chân Tông Triệu Hằng là hoàng đế Trung Quốc nổi tiếng lịch sử với chuyện tình với nàng kỹ nữ tên Lưu Nga. Trước khi trở thành người đứng đầu hậu cung, mỹ nhân này có cuộc sống đầy "sóng gió".
Cụ thể, Lưu Nga mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Dù lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó nhưng bà càng lớn càng xinh đẹp, quyến rũ và hiền hậu. Khi đến tuổi kết hôn, bà trở thành vợ lẽ của thợ kim hoàn tên Cung Mỹ. Do hoàn cảnh gia đình không mấy sung túc, không thể chỉ dựa vào chồng nên Lưu Nga trở thành kỹ nữ chuyên đàn ca mua vui cho khách làng chơi.
Cung Mỹ là thợ kim hoàn có tiếng nên được Triệu Hằng - lúc đó là Tương Vương - triệu đến phủ chế tác vàng bạc trang sức. Về sau, Cung Mỹ và vợ dọn vào phủ của Triệu Hằng sinh sống để thuận tiện cho công việc.
Ngay từ lần đầu gặp mặt Lưu Nga, Triệu Hằng si mê mỹ nhân đã có chồng. Vì được Tương Vương nhìn trúng vợ nên Cung Mỹ "ngậm đắng nuốt cay" không dám trái lệnh. Theo đó, Lưu Nga trở thành tình nhân của Triệu Hằng. Mối tình vụng trộm của ông bị vua cha phát hiện. Theo đó, Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa bắt con trai đuổi kỹ nữ này ra khỏi phủ.
Không dám trái lệnh vua cha, Triệu Hằng đưa Lưu Nga rời phủ và sắp xếp cho một nơi ở bí mật trong kinh thành để tiện việc đi lại. Do vậy, Triệu Hằng vẫn lén lút qua lại với nhân tình suốt 10 năm.
Đến năm 997, Tống Thái Tông băng hà và Triệu Hằng kế vị, trở thành hoàng đế của nhà Tống. Sau khi trở thành hoàng đế, Triệu Hằng đưa Lưu Nga nhập cung làm sủng phi. Để che mắt người đời, ông hoàng này bắt Cung Mỹ đổi họ sang họ Lưu để biến ông trở thành anh trai của Lưu Nga.
10 năm sau, hoàng hậu của Triệu Hằng là Quách Thị lâm bệnh rồi qua đời. Vì muốn đưa Lưu Nga trở thành hoàng hậu, hoàng đế này bày kế để sủng phi giả mang thai và sinh được hoàng tử. Nhờ vậy, nàng kỹ nữ một thời được sắc phong làm hoàng hậu.
Khi trở thành chủ hậu cung, Lưu Nga ngoài 40 tuổi. Dù không còn trẻ trung như những phi nhân khác nhưng bà rất được Triệu Hằng sủng hạnh. Thậm chí, bà hoàng này còn cùng chồng phê duyệt tấu chương, xử lý chuyện triều chính.
Sau khi Tống Chân Tông Triệu Hằng băng hà năm 1022, Lưu Nga trở thành thái hậu và trở thành người nhiếp chính do tân vương là Tống Nhân Tông Triệu Trinh mới có 11 tuổi.
Do vậy, Lưu Nga trở thành thái hậu quyền lực có ảnh hưởng lớn đến nhà Tống. Vào năm 1033, bà qua đời và được chôn cất tại Vĩnh Định lăng cùng Tống Chân Tông Triệu Hằng.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc: Lễ hội Băng đăng mừng Tết Nguyên đán. Nguồn: THĐT1.