Thái giám ở Trung Quốc thời phong kiến là những người chuyên đi theo hầu hạ hoàng đế và các phi tần trong hậu cung. Công việc của hoạn quan không hề thoải mái, dễ chịu và kiếm được nhiều tiền như nhiều người nghĩ.Trên thực tế, thái giám hầu hạ vua chúa và các phi tần luôn phải tuân thủ các luật lệ, quy định trong cung.Chỉ cần phạm những lỗi nhỏ khiến chủ nhân tức giận thì thái giám có thể bị trừng phạt bằng đòn roi, phạt quỳ, thậm chí là bị giết chết.Không những vậy, hoạn quan vào cung hầu hạ, chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ, chuyện ăn mặc và những nhu cầu khác của hoàng đế và các phi tần mà không có thời gian lo cho bản thân. Ngay cả khi ốm đau, họ cũng phải cố gắng làm việc. Dù làm việc vất vả nhưng lương bổng của thái giám không cao.Thêm nữa, một khi vào cung làm thái giám thì người đó sẽ không thể kết hôn, có con và sống cô độc đến già.Cuộc sống của thái giám với nhiều nỗi khổ khiến nhiều người không khỏi thương cảm, đau xót. Do đó, nhiều người tò mò vì sao có nhiều người vào cung làm hoạn quan.Theo các nhà nghiên cứu, nam giới trở thành thái giám thường thuộc 4 lý do dưới đây. Một là bé trai từ nhỏ bị gia đình bán cho triều đình. Thông thường, những gia đình nghèo không có đủ tiền trang trải cuộc sống, rơi vào hoàn cảnh khó khăn nên quyết định bán con trai cho triều đình. Do đó, đứa trẻ chỉ có con đường vào cung làm thái giám.Hai là những nam giới tự nguyện vào cung để có chỗ ăn, chỗ ở và kiếm được một chút tiền gửi cho gia đình. Khi ở ngoài, họ không tìm được công việc nào để kiếm tiền nuôi sóng.Ba là có những nam giới quyết định vào cung làm thái giám vì cho rằng cuộc sống trong hoàng cung vô cùng sung sướng vì được ở gần những người quyền lực nhất đất nước. Tin rằng sẽ có cuộc sống giàu sang, một số nam giới tự nguyện vào cung với hy vọng sẽ trở thành người quyền lực.Lý do cuối cùng là những phạm nhân bị kết án tử hình có thể nhận được "ân huệ" từ quan trên khi đổi hình phạt sang làm thái giám. Một số tử tù chấp nhận làm hoạn quan để giữ lấy tính mạng. Mời độc giả xem video: Thủ đoạn mới đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Nguồn: VTV24.
Thái giám ở Trung Quốc thời phong kiến là những người chuyên đi theo hầu hạ hoàng đế và các phi tần trong hậu cung. Công việc của hoạn quan không hề thoải mái, dễ chịu và kiếm được nhiều tiền như nhiều người nghĩ.
Trên thực tế, thái giám hầu hạ vua chúa và các phi tần luôn phải tuân thủ các luật lệ, quy định trong cung.
Chỉ cần phạm những lỗi nhỏ khiến chủ nhân tức giận thì thái giám có thể bị trừng phạt bằng đòn roi, phạt quỳ, thậm chí là bị giết chết.
Không những vậy, hoạn quan vào cung hầu hạ, chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ, chuyện ăn mặc và những nhu cầu khác của hoàng đế và các phi tần mà không có thời gian lo cho bản thân. Ngay cả khi ốm đau, họ cũng phải cố gắng làm việc. Dù làm việc vất vả nhưng lương bổng của thái giám không cao.
Thêm nữa, một khi vào cung làm thái giám thì người đó sẽ không thể kết hôn, có con và sống cô độc đến già.
Cuộc sống của thái giám với nhiều nỗi khổ khiến nhiều người không khỏi thương cảm, đau xót. Do đó, nhiều người tò mò vì sao có nhiều người vào cung làm hoạn quan.
Theo các nhà nghiên cứu, nam giới trở thành thái giám thường thuộc 4 lý do dưới đây. Một là bé trai từ nhỏ bị gia đình bán cho triều đình. Thông thường, những gia đình nghèo không có đủ tiền trang trải cuộc sống, rơi vào hoàn cảnh khó khăn nên quyết định bán con trai cho triều đình. Do đó, đứa trẻ chỉ có con đường vào cung làm thái giám.
Hai là những nam giới tự nguyện vào cung để có chỗ ăn, chỗ ở và kiếm được một chút tiền gửi cho gia đình. Khi ở ngoài, họ không tìm được công việc nào để kiếm tiền nuôi sóng.
Ba là có những nam giới quyết định vào cung làm thái giám vì cho rằng cuộc sống trong hoàng cung vô cùng sung sướng vì được ở gần những người quyền lực nhất đất nước. Tin rằng sẽ có cuộc sống giàu sang, một số nam giới tự nguyện vào cung với hy vọng sẽ trở thành người quyền lực.
Lý do cuối cùng là những phạm nhân bị kết án tử hình có thể nhận được "ân huệ" từ quan trên khi đổi hình phạt sang làm thái giám. Một số tử tù chấp nhận làm hoạn quan để giữ lấy tính mạng.
Mời độc giả xem video: Thủ đoạn mới đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Nguồn: VTV24.