Đồng hành cùng với Hai Bà Trưng là các nữ tướng anh hùng. Một trong số đó phải kể đến nữ tướng Lê Chân.Theo ghi chép của thần tích đền Nghè ở An Biên (nay thuộc quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng), bà Lê Chân vốn quê ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.Năm 34, Tô Định, một kẻ gian xảo, tàn ác của nhà Hán sang làm thái thú quận Giao Chỉ, thấy sắc đẹp của nàng Lê Chân, bèn dùng quyền thế ép làm tì thiếp. Lê Chân dứt khoát chối từ.Tức tối, Tô Định hãm hại cả bố, mẹ nàng. Lê Chân quyết trả thù nhà, nợ nước. Nàng tìm thầy học binh thư, võ nghệ và đến An Biên (Hải Phòng), lúc ấy là một vùng đất bãi phù sa mới bồi. Chính Lê Chân là người đã đứng ra tổ chức khai hoang và lập ra làng này vào năm bà mới 19 tuổi.Cũng tại đây Lê Chân đã lập ra đội dân binh gồm đủ cả nam lẫn nữ. Bà lập trại ấp, chiêu mộ dân xây dựng vùng biển có vị trí quan trọng này làm căn cứ và cũng là nơi sản xuất lúa gạo, cá, mắm, muối làm hậu cần sau này.Khi cư dân đông đúc bà đã luyện quân, đóng thuyền, sản xuất vũ khí. Trại An Biên có nhiều ngòi lạch, sú vẹt mọc thành rừng là cửa ngõ qua biển Đông nên bà quan tâm luyện thủy binh. Những thuyền do bà cho thợ đóng, vừa đánh bắt cá vừa có thể thành thuyền chiến.Mùa xuân năm 40 sau Công nguyên, Lê Chân nhận được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Mê Linh, bà tung toàn bộ lực lượng quân sự đánh vào các trại giặc, giải phóng vùng ven biển rộng lớn, rồi đưa quân về hội quân với Hai Bà Trưng hạ thành Luy Lâu, đầu não của Thái thú Tô Định.Sau khi đánh đuổi Tô Định, bà Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh, Lê Chân khi ấy 24 tuổi, được phong là Thánh Chân công chúa. Đề phòng giặc Hán sang xâm lược, vua Trưng giao cho bà về đóng quân ở An Biên với chức “Trấn thủ hải tần”.Năm 43, Mã Viện sang xâm lược nước ta. Lê Chân cùng các tướng dũng cảm đánh giặc cứu nước. Bà tổ chức nhiều trận đánh chặn ở vùng Quảng Ninh, Lạng Sơn. Tuy nhiên, thế giặc mạnh, quân ta lui dần theo triền sông Bạch Đằng bảo toàn lực lượng.Thế trận yếu, Hai Bà Trưng tự vẫn để bảo toàn danh tiết. Bà Lê Chân rút quân về hoạt động ở vùng Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam. Cuối cùng bà rút quân về Lạt Sơn, thuộc xã Thanh Sơn, huyện Kinh Môn, Hải Dương.Đây là vùng núi non hiểm trở, bà lấp suối ngăn sông, chặn đánh thủy quân Hán. Tuy nhiên, Mã Viện, Lưu Long tập trung quân đánh phá căn cứ Lạt Sơn. Trong một trận huyết chiến ngày 25 tháng chạp năm 43, quân ta hết lương, nữ tướng gieo mình xuống sông Ngân tuẫn tiết.Tương truyền, sau khi tuẫn tiết bà báo mộng cho dân An Biên nếu thấy tượng đá trên sông thì rước về. Quả nhiên, dân địa phương thấy phiến đá bèn rước đón. Khi tới vùng đền Nghè hiện nay dây chão đứt, dân làng quan niệm Thánh Mẫu muốn ngự ở đây nên dựng một chiếc am tranh (bằng cỏ) để thờ.Từ ngày đó, Đền Nghè trở thành nơi linh thiêng được nhiều người biết đến. Nơi đây được công nhận là di tích lịch sử (thuộc làng An Biên, huyện An Dương, tỉnh Hải Dương, nay thuộc phố Lê Chân, Hải Phòng) gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của nữ tướng Lê Chân.Tưởng nhớ công đức của nữ tướng Lê Chân nhân dân nhiều nơi đã lập đền thờ Bà: làng Vẻn (An Biên) - Đông Triều; làng An Biên - Hải Phòng; làng Hoàng Mai (Hà Nội); làng Lạc Sơn - Hà Nam; đền Đồng Nhân - Hà Nội, đền Hạ Lôi (Vĩnh Phúc).Tại Hải Phòng, tượng đài nữ tướng anh hùng đúc bằng đồng đen đã được dựng ngay giữa trung tâm thành phố sầm uất.Mời độc giả xem video: Gian hàng 0 đồng nghĩa tình trong mùa dịch. Nguồn: VTV24.
Đồng hành cùng với Hai Bà Trưng là các nữ tướng anh hùng. Một trong số đó phải kể đến nữ tướng Lê Chân.
Theo ghi chép của thần tích đền Nghè ở An Biên (nay thuộc quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng), bà Lê Chân vốn quê ở Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Năm 34, Tô Định, một kẻ gian xảo, tàn ác của nhà Hán sang làm thái thú quận Giao Chỉ, thấy sắc đẹp của nàng Lê Chân, bèn dùng quyền thế ép làm tì thiếp. Lê Chân dứt khoát chối từ.
Tức tối, Tô Định hãm hại cả bố, mẹ nàng. Lê Chân quyết trả thù nhà, nợ nước. Nàng tìm thầy học binh thư, võ nghệ và đến An Biên (Hải Phòng), lúc ấy là một vùng đất bãi phù sa mới bồi. Chính Lê Chân là người đã đứng ra tổ chức khai hoang và lập ra làng này vào năm bà mới 19 tuổi.
Cũng tại đây Lê Chân đã lập ra đội dân binh gồm đủ cả nam lẫn nữ. Bà lập trại ấp, chiêu mộ dân xây dựng vùng biển có vị trí quan trọng này làm căn cứ và cũng là nơi sản xuất lúa gạo, cá, mắm, muối làm hậu cần sau này.
Khi cư dân đông đúc bà đã luyện quân, đóng thuyền, sản xuất vũ khí. Trại An Biên có nhiều ngòi lạch, sú vẹt mọc thành rừng là cửa ngõ qua biển Đông nên bà quan tâm luyện thủy binh. Những thuyền do bà cho thợ đóng, vừa đánh bắt cá vừa có thể thành thuyền chiến.
Mùa xuân năm 40 sau Công nguyên, Lê Chân nhận được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Mê Linh, bà tung toàn bộ lực lượng quân sự đánh vào các trại giặc, giải phóng vùng ven biển rộng lớn, rồi đưa quân về hội quân với Hai Bà Trưng hạ thành Luy Lâu, đầu não của Thái thú Tô Định.
Sau khi đánh đuổi Tô Định, bà Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh, Lê Chân khi ấy 24 tuổi, được phong là Thánh Chân công chúa. Đề phòng giặc Hán sang xâm lược, vua Trưng giao cho bà về đóng quân ở An Biên với chức “Trấn thủ hải tần”.
Năm 43, Mã Viện sang xâm lược nước ta. Lê Chân cùng các tướng dũng cảm đánh giặc cứu nước. Bà tổ chức nhiều trận đánh chặn ở vùng Quảng Ninh, Lạng Sơn. Tuy nhiên, thế giặc mạnh, quân ta lui dần theo triền sông Bạch Đằng bảo toàn lực lượng.
Thế trận yếu, Hai Bà Trưng tự vẫn để bảo toàn danh tiết. Bà Lê Chân rút quân về hoạt động ở vùng Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam. Cuối cùng bà rút quân về Lạt Sơn, thuộc xã Thanh Sơn, huyện Kinh Môn, Hải Dương.
Đây là vùng núi non hiểm trở, bà lấp suối ngăn sông, chặn đánh thủy quân Hán. Tuy nhiên, Mã Viện, Lưu Long tập trung quân đánh phá căn cứ Lạt Sơn. Trong một trận huyết chiến ngày 25 tháng chạp năm 43, quân ta hết lương, nữ tướng gieo mình xuống sông Ngân tuẫn tiết.
Tương truyền, sau khi tuẫn tiết bà báo mộng cho dân An Biên nếu thấy tượng đá trên sông thì rước về. Quả nhiên, dân địa phương thấy phiến đá bèn rước đón. Khi tới vùng đền Nghè hiện nay dây chão đứt, dân làng quan niệm Thánh Mẫu muốn ngự ở đây nên dựng một chiếc am tranh (bằng cỏ) để thờ.
Từ ngày đó, Đền Nghè trở thành nơi linh thiêng được nhiều người biết đến. Nơi đây được công nhận là di tích lịch sử (thuộc làng An Biên, huyện An Dương, tỉnh Hải Dương, nay thuộc phố Lê Chân, Hải Phòng) gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của nữ tướng Lê Chân.
Tưởng nhớ công đức của nữ tướng Lê Chân nhân dân nhiều nơi đã lập đền thờ Bà: làng Vẻn (An Biên) - Đông Triều; làng An Biên - Hải Phòng; làng Hoàng Mai (Hà Nội); làng Lạc Sơn - Hà Nam; đền Đồng Nhân - Hà Nội, đền Hạ Lôi (Vĩnh Phúc).
Tại Hải Phòng, tượng đài nữ tướng anh hùng đúc bằng đồng đen đã được dựng ngay giữa trung tâm thành phố sầm uất.
Mời độc giả xem video: Gian hàng 0 đồng nghĩa tình trong mùa dịch. Nguồn: VTV24.