Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, hoàng đế Càn Long nổi tiếng là vị vua sống thọ nhất. Ông sống thọ 88 tuổi. Không chỉ sống thọ, ông còn có thời gian trị vì đất nước lâu. Theo các ghi chép lịch sử, thời kỳ trị vì của Càn Long từ năm 1736 - 1795.Vào năm 1799, Càn Long băng hà. Tang lễ của ông được tổ chức long trọng trước khi thi hài được đặt trong Dụ Lăng ở Tuân Hóa, thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc. Ông hoàng này được tùy táng cùng nhiều bảo vật, của cải giá trị.Trước khi Càn Long băng hà, một số phi tần của hoàng đế nổi tiếng nhà Thanh này được chôn cất trong Dụ Lăng.Chỉ sau khi thi hài của hoàng đế Càn Long được đưa vào Dụ Lăng thì lăng mộ mới đóng kín, không chôn cất thêm bất cứ người nào.Vì vậy, bên trong Dụ Lăng có tổng cộng 6 quan tài chứa thi hài của hoàng đế Càn Long, 2 vị Hoàng hậu và 3 vị Hoàng phi.Dù Dụ Lăng được xây dựng vô cùng kiên cố và có nhiều biện pháp bảo vệ nhưng vẫn không tránh được sự dòm ngó của những kẻ trộm mộ.Vào năm 1928, Tôn Điện Anh và đồng bọn thực hiện đào mộ, đột nhập vào bên trong Dụ Lăng để lấy trộm các bảo vật được tùy táng cùng Càn Long và các phi tần.Sau khi vào được bên trong Dụ Lăng, nhóm mộ tặc của Tôn Điện Anh vơ vét vàng bạc, châu báu và nhiều bảo vật quý giá. Trong số này có một viên hoàng châu Tây Tạng đặt trong miệng hoàng đế Càn Long.Để lấy được viên hoàng châu Tây Tạng quý giá đó, Tôn Điện Anh có hành động rùng rợn và ngông cuồng là đập vỡ răng của Càn Long. Theo đó, thi hài của vị hoàng đế nhà Thanh bị xâm phạm và không còn nguyên vẹn.Sau vụ trộm này, nhiều món đồ tùy táng, bảo vật giá trị trong Dụ Lăng lưu lạc khắp nơi. Giới chức trách Trung Quốc mất nhiều thời gian để thu hồi các cổ vật. Tuy nhiên, nhiều bảo vật hiện không rõ rơi nào do nhóm mộ tặc của Tôn Điện Anh bán, tặng cho nhiều người. Mời độc giả xem video: Thủ đoạn mới đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Nguồn: VTV24.
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, hoàng đế Càn Long nổi tiếng là vị vua sống thọ nhất. Ông sống thọ 88 tuổi. Không chỉ sống thọ, ông còn có thời gian trị vì đất nước lâu. Theo các ghi chép lịch sử, thời kỳ trị vì của Càn Long từ năm 1736 - 1795.
Vào năm 1799, Càn Long băng hà. Tang lễ của ông được tổ chức long trọng trước khi thi hài được đặt trong Dụ Lăng ở Tuân Hóa, thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc. Ông hoàng này được tùy táng cùng nhiều bảo vật, của cải giá trị.
Trước khi Càn Long băng hà, một số phi tần của hoàng đế nổi tiếng nhà Thanh này được chôn cất trong Dụ Lăng.
Chỉ sau khi thi hài của hoàng đế Càn Long được đưa vào Dụ Lăng thì lăng mộ mới đóng kín, không chôn cất thêm bất cứ người nào.
Vì vậy, bên trong Dụ Lăng có tổng cộng 6 quan tài chứa thi hài của hoàng đế Càn Long, 2 vị Hoàng hậu và 3 vị Hoàng phi.
Dù Dụ Lăng được xây dựng vô cùng kiên cố và có nhiều biện pháp bảo vệ nhưng vẫn không tránh được sự dòm ngó của những kẻ trộm mộ.
Vào năm 1928, Tôn Điện Anh và đồng bọn thực hiện đào mộ, đột nhập vào bên trong Dụ Lăng để lấy trộm các bảo vật được tùy táng cùng Càn Long và các phi tần.
Sau khi vào được bên trong Dụ Lăng, nhóm mộ tặc của Tôn Điện Anh vơ vét vàng bạc, châu báu và nhiều bảo vật quý giá. Trong số này có một viên hoàng châu Tây Tạng đặt trong miệng hoàng đế Càn Long.
Để lấy được viên hoàng châu Tây Tạng quý giá đó, Tôn Điện Anh có hành động rùng rợn và ngông cuồng là đập vỡ răng của Càn Long. Theo đó, thi hài của vị hoàng đế nhà Thanh bị xâm phạm và không còn nguyên vẹn.
Sau vụ trộm này, nhiều món đồ tùy táng, bảo vật giá trị trong Dụ Lăng lưu lạc khắp nơi. Giới chức trách Trung Quốc mất nhiều thời gian để thu hồi các cổ vật. Tuy nhiên, nhiều bảo vật hiện không rõ rơi nào do nhóm mộ tặc của Tôn Điện Anh bán, tặng cho nhiều người.
Mời độc giả xem video: Thủ đoạn mới đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Nguồn: VTV24.