Thành Cát Tư Hãn đánh giá cao lòng trung thành, tình anh em chiến hữu và thăng chức cho tướng sĩ dựa trên công lao chứ không phải địa vị. Tài cầm quân xuất chúng của Thành Cát Tư Hãn được giới quân sự đánh giá cao.Chính vì quan điểm coi trọng nhân tài không kể xuất thân mà Thành Cát Tư Hãn từng bước thành lập một đội quân hùng mạnh.Trong những năm đầu chinh chiến, Thành Cát Tư Hãn đã yêu cầu mọi nam giới trong độ tuổi nhập ngũ phải tham gia chiến trường, từ đó tạo nên đội quân hùng hậu góp phần tạo nên những chiến thắng lẫy lừng.Thành Cát Tư Hãn là nhà cầm quân, lãnh đạo xuất sắc khi sử dụng những phương pháp, chiến thuật mới, đôi khi khá tàn độc, đẫm máu như sử dụng tù binh làm lá chắn sống.Thêm vào đó, Thành Cát Tư Hãn cũng gây chia rẽ, bất đồng giữa các bộ lạc kẻ thù. Từ đó, kích động chiến tranh hay khiến nội bộ các bộ lạc tự tàn sát lẫn nhau trước khi Thành Cát Tư Hãn dẫn quân tấn công tiến đánh kẻ thù.Bên cạnh việc liên kết, thiết lập đồng minh, Thành Cát Tư Hãn còn sử dụng mạng lưới gián điệp để thu thập tin tích tình báo có giá trị, góp phần không nhỏ vào mỗi chiến thắng quân sự.Khi đế chế Ba Tư chặt đầu sứ giả và cướp bóc đoàn thương mại của Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn vô cùng tức giận và điều 200.000 quân tiến đánh Ba Tư.Khi đó, đội quân hùng hậu Mông Cổ đã tàn phá Ba Tư năm 1222. Trong cuộc chiến đó, 90% dân số Ba Tư thiệt mạng.
Thành Cát Tư Hãn đánh giá cao lòng trung thành, tình anh em chiến hữu và thăng chức cho tướng sĩ dựa trên công lao chứ không phải địa vị. Tài cầm quân xuất chúng của Thành Cát Tư Hãn được giới quân sự đánh giá cao.
Chính vì quan điểm coi trọng nhân tài không kể xuất thân mà Thành Cát Tư Hãn từng bước thành lập một đội quân hùng mạnh.
Trong những năm đầu chinh chiến, Thành Cát Tư Hãn đã yêu cầu mọi nam giới trong độ tuổi nhập ngũ phải tham gia chiến trường, từ đó tạo nên đội quân hùng hậu góp phần tạo nên những chiến thắng lẫy lừng.
Thành Cát Tư Hãn là nhà cầm quân, lãnh đạo xuất sắc khi sử dụng những phương pháp, chiến thuật mới, đôi khi khá tàn độc, đẫm máu như sử dụng tù binh làm lá chắn sống.
Thêm vào đó, Thành Cát Tư Hãn cũng gây chia rẽ, bất đồng giữa các bộ lạc kẻ thù. Từ đó, kích động chiến tranh hay khiến nội bộ các bộ lạc tự tàn sát lẫn nhau trước khi Thành Cát Tư Hãn dẫn quân tấn công tiến đánh kẻ thù.
Bên cạnh việc liên kết, thiết lập đồng minh, Thành Cát Tư Hãn còn sử dụng mạng lưới gián điệp để thu thập tin tích tình báo có giá trị, góp phần không nhỏ vào mỗi chiến thắng quân sự.
Khi đế chế Ba Tư chặt đầu sứ giả và cướp bóc đoàn thương mại của Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn vô cùng tức giận và điều 200.000 quân tiến đánh Ba Tư.
Khi đó, đội quân hùng hậu Mông Cổ đã tàn phá Ba Tư năm 1222. Trong cuộc chiến đó, 90% dân số Ba Tư thiệt mạng.