Hoàng đế vĩ đại Napoleon nổi tiếng lịch sử là một trong những nhà cầm quân kiệt xuất. Ông đã chỉ huy quân đội Pháp chinh chiến nhiều nơi và giành được những chiến thắng lừng lẫy.Thế nhưng, thất bại trong trận Waterloo năm 1815 đặt đấu chấm hết cho sự nghiệp cầm quân của hoàng đế Napoleon. Sau thất bại lịch sử này, ông buộc phải thoái vị rồi sống lưu đày trên đảo Saint Helena hoang vắng.Hoàng đế Napoleon lẫy lừng một thời sống lặng lẽ trên đảo và trút hơi thở cuối cùng vào ngày 5/5/1821. Nguyên nhân tử vong được các bác sĩ công bố là vì ung thư dạ dày.Thế nhưng, suốt nhiều thập kỷ sau khi Napoleon chết, nhiều người đặt nghi vấn về nguyên nhân tử vong của ông.Một số người cho rằng, danh tướng Napoleon không chết vì căn bệnh ung thư dạ dày. Theo một giả thuyết được nhiều người quan tâm, ông hoàng nước Pháp danh tiếng một thời bị ám sát dẫn đến tử vong.Theo giả thuyết này, bá tước Charles de Montholon - một người thân cận với Napoleon sống trên đảo Saint Helena đã đầu độc nhà cầm quân lỗi lạc bằng thạch tín.Bá tước Charles de Montholon thực hiện kế hoạch hạ độc Napoleon vì mục đích chính trị. Người ta hoài nghi ông được một số thế lực lớn trong chính quyền Paris ủng hộ việc ám hại Napoleon để ông không bao giờ có cơ hội quay trở lại nắm quyền ở Pháp.Để thực hiện vụ ám sát, bá tước Montholon bỏ một ít thạch tín vào rượu để Napoleon uống mỗi ngày mà không bị phát hiện. Sau thời gian dài uống rượu chứa thạch tín, ông hoàng nước Pháp lâm bệnh và qua đời.Giả thuyết này được nhiều người chú ý hơn khi các chuyên gia xét nghiệm một vài sợi tóc của Napoleon được lấy sau khi ông qua đời. Kết quả cho thấy lượng thạch tín trong tóc của ông cao gấp 38 lần so với bình thường.Vì vậy, một số người tin rằng Napoleon có thể đã bị bá tước Montholon sát hại. Thế nhưng, đến nay, bằng chứng cụ thể để chứng minh điều này vẫn chưa được giới nghiên cứu tìm thấy. Mời độc giả cho video: Tháp Eiffel - Biểu tượng nước Pháp tròn 130 tuổi. Nguồn: THĐT1.
Hoàng đế vĩ đại Napoleon nổi tiếng lịch sử là một trong những nhà cầm quân kiệt xuất. Ông đã chỉ huy quân đội Pháp chinh chiến nhiều nơi và giành được những chiến thắng lừng lẫy.
Thế nhưng, thất bại trong trận Waterloo năm 1815 đặt đấu chấm hết cho sự nghiệp cầm quân của hoàng đế Napoleon. Sau thất bại lịch sử này, ông buộc phải thoái vị rồi sống lưu đày trên đảo Saint Helena hoang vắng.
Hoàng đế Napoleon lẫy lừng một thời sống lặng lẽ trên đảo và trút hơi thở cuối cùng vào ngày 5/5/1821. Nguyên nhân tử vong được các bác sĩ công bố là vì ung thư dạ dày.
Thế nhưng, suốt nhiều thập kỷ sau khi Napoleon chết, nhiều người đặt nghi vấn về nguyên nhân tử vong của ông.
Một số người cho rằng, danh tướng Napoleon không chết vì căn bệnh ung thư dạ dày. Theo một giả thuyết được nhiều người quan tâm, ông hoàng nước Pháp danh tiếng một thời bị ám sát dẫn đến tử vong.
Theo giả thuyết này, bá tước Charles de Montholon - một người thân cận với Napoleon sống trên đảo Saint Helena đã đầu độc nhà cầm quân lỗi lạc bằng thạch tín.
Bá tước Charles de Montholon thực hiện kế hoạch hạ độc Napoleon vì mục đích chính trị. Người ta hoài nghi ông được một số thế lực lớn trong chính quyền Paris ủng hộ việc ám hại Napoleon để ông không bao giờ có cơ hội quay trở lại nắm quyền ở Pháp.
Để thực hiện vụ ám sát, bá tước Montholon bỏ một ít thạch tín vào rượu để Napoleon uống mỗi ngày mà không bị phát hiện. Sau thời gian dài uống rượu chứa thạch tín, ông hoàng nước Pháp lâm bệnh và qua đời.
Giả thuyết này được nhiều người chú ý hơn khi các chuyên gia xét nghiệm một vài sợi tóc của Napoleon được lấy sau khi ông qua đời. Kết quả cho thấy lượng thạch tín trong tóc của ông cao gấp 38 lần so với bình thường.
Vì vậy, một số người tin rằng Napoleon có thể đã bị bá tước Montholon sát hại. Thế nhưng, đến nay, bằng chứng cụ thể để chứng minh điều này vẫn chưa được giới nghiên cứu tìm thấy.
Mời độc giả cho video: Tháp Eiffel - Biểu tượng nước Pháp tròn 130 tuổi. Nguồn: THĐT1.