Người ta thường nói, cuộc đời người phụ nữ gắn liền với con số 7. Cứ sau 7 năm, một giai đoạn mới lại đến với phái yếu: 14 tuổi bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên trong đời, 21 tuổi là tuổi yêu đương, 28 tuổi là tuổi kết hôn, 35 tuổi bắt đầu bước vào giai đoạn giảm sút về nhan sắc lẫn sức khỏe. Mối nhân duyên giữa số 7 và cuộc đời của người phụ nữ xuất phát từ kiệt tác kinh điển Đông y “Hoàng đế nội kinh”.
Theo cuốn này, quá trình phát triển sinh lý ở người đàn ông căn cứ theo nguyên tắc 8 năm là một giai đoạn, người phụ nữ là 7 năm. Cụ thể: 7 tuổi thay răng sữa, tóc mọc dài; 14 tuổi bước vào giai đoạn dậy thì; 21 tuổi da dẻ đàn hồi; 28 tuổi là thời kỳ hoàng kim của cơ thể; 35 tuổi khí huyết suy giảm, chức năng sinh sản giảm sút; 42 tuổi mặt mũi xuất hiện nếp nhăn, tóc có sợi bạc; giai đoạn sau 49 tuổi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa. Đó cũng là lý do vì sao nam giới thường lão hóa chậm hơn nữ giới, bởi mỗi giai đoạn thay đổi trong cuộc đời phái mạnh gắn liền với số 8, chứ không phải số 7. Để chống lại quy luật của tuổi tác, gìn giữ nét xuân thì, từ thời xưa, các cung tần mỹ nữ thời phong kiến Trung Quốc đã tận dụng tối đa các vị thuốc Đông y. Theo các chuyên gia, da dẻ của cung nữ thời xưa không chỉ hồng hào, nhuận sắc mà còn nhẵn mịn, không mụn nhọt, trứng cá.
Liệu pháp Đông y thời cổ đại rất có kinh nghiệm trong việc giúp người phụ nữ gìn giữ nhan sắc. Căn cứ vào đặc điểm sức khỏe, thể trạng của mỗi người để lựa chọn những liệu pháp phù hợp, như: tắm thuốc bắc, dùng thuốc bắc đun nước gội đầu ngâm chân…
Hoàng thượng, hoàng hậu thời xưa khi tắm táp, vệ sinh răng miệng cũng dùng những vật phẩm có thành phần là thuốc bắc. Phương thuốc cụ thể thì căn cứ vào từng người mà kê. Riêng Từ Hy thái hậu – một bà hoàng nổi tiếng trong việc chú ý giữ gìn nhan sắc cũng là người có thói quen thường xuyên tắm thuốc bắc.
Vị thuốc rất đơn giản, đó là dùng câu kỷ tử, hay còn gọi là Kỷ tử, Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử, Khủ khởi. Câu kỷ tử đun nước rồi đổ vào bồn tắm để ngâm mình.
Nếu phụ nữ bị lạnh tử cung, đun ngải cứu để tắm rất tốt. Trên thực tế, đó đều là những nguyên liệu rất bình thường dễ kiếm trong đời sống thường ngày.
Bí quyết dưỡng da, gìn giữ nhan sắc của cung nữ thời xưa theo liệu pháp Đông y cũng vô cùng giản đơn mà hiệu quả. Các chuyên gia lý giải, vào mùa đông, dùng tang diệp (tức lá dâu), loại lá có sương, phơi nắng, đun nước, rồi trữ lạnh dùng dần. Mỗi ngày khi rửa mặt thì pha thêm một thìa nước đun tang diệp vào rửa. Đó là bí quyết dưỡng da cực hiệu quả của mỹ nữ thời xưa.
Bí đao cũng là nguyên liệu rất tốt để làm đẹp. Khi rửa mặt, người phụ nữ dùng nước bí đao đã đun nhừ để rửa, có tác dụng sáng mịn, tránh rám má, sạm da.
Ý dĩ cũng có tác dụng làm đẹp da, trừ sẹo, khử ẩm rất tốt, vì vậy, thường được các mỹ nữ thời xưa ưa chuộng.
Người ta thường nói, cuộc đời người phụ nữ gắn liền với con số 7. Cứ sau 7 năm, một giai đoạn mới lại đến với phái yếu: 14 tuổi bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên trong đời, 21 tuổi là tuổi yêu đương, 28 tuổi là tuổi kết hôn, 35 tuổi bắt đầu bước vào giai đoạn giảm sút về nhan sắc lẫn sức khỏe. Mối nhân duyên giữa số 7 và cuộc đời của người phụ nữ xuất phát từ kiệt tác kinh điển Đông y “Hoàng đế nội kinh”.
Theo cuốn này, quá trình phát triển sinh lý ở người đàn ông căn cứ theo nguyên tắc 8 năm là một giai đoạn, người phụ nữ là 7 năm. Cụ thể: 7 tuổi thay răng sữa, tóc mọc dài; 14 tuổi bước vào giai đoạn dậy thì; 21 tuổi da dẻ đàn hồi; 28 tuổi là thời kỳ hoàng kim của cơ thể; 35 tuổi khí huyết suy giảm, chức năng sinh sản giảm sút; 42 tuổi mặt mũi xuất hiện nếp nhăn, tóc có sợi bạc; giai đoạn sau 49 tuổi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa. Đó cũng là lý do vì sao nam giới thường lão hóa chậm hơn nữ giới, bởi mỗi giai đoạn thay đổi trong cuộc đời phái mạnh gắn liền với số 8, chứ không phải số 7.
Để chống lại quy luật của tuổi tác, gìn giữ nét xuân thì, từ thời xưa, các cung tần mỹ nữ thời phong kiến Trung Quốc đã tận dụng tối đa các vị thuốc Đông y. Theo các chuyên gia, da dẻ của cung nữ thời xưa không chỉ hồng hào, nhuận sắc mà còn nhẵn mịn, không mụn nhọt, trứng cá.
Liệu pháp Đông y thời cổ đại rất có kinh nghiệm trong việc giúp người phụ nữ gìn giữ nhan sắc. Căn cứ vào đặc điểm sức khỏe, thể trạng của mỗi người để lựa chọn những liệu pháp phù hợp, như: tắm thuốc bắc, dùng thuốc bắc đun nước gội đầu ngâm chân…
Hoàng thượng, hoàng hậu thời xưa khi tắm táp, vệ sinh răng miệng cũng dùng những vật phẩm có thành phần là thuốc bắc. Phương thuốc cụ thể thì căn cứ vào từng người mà kê. Riêng Từ Hy thái hậu – một bà hoàng nổi tiếng trong việc chú ý giữ gìn nhan sắc cũng là người có thói quen thường xuyên tắm thuốc bắc.
Vị thuốc rất đơn giản, đó là dùng câu kỷ tử, hay còn gọi là Kỷ tử, Câu khởi, Khởi tử, Địa cốt tử, Khủ khởi. Câu kỷ tử đun nước rồi đổ vào bồn tắm để ngâm mình.
Nếu phụ nữ bị lạnh tử cung, đun ngải cứu để tắm rất tốt. Trên thực tế, đó đều là những nguyên liệu rất bình thường dễ kiếm trong đời sống thường ngày.
Bí quyết dưỡng da, gìn giữ nhan sắc của cung nữ thời xưa theo liệu pháp Đông y cũng vô cùng giản đơn mà hiệu quả. Các chuyên gia lý giải, vào mùa đông, dùng tang diệp (tức lá dâu), loại lá có sương, phơi nắng, đun nước, rồi trữ lạnh dùng dần. Mỗi ngày khi rửa mặt thì pha thêm một thìa nước đun tang diệp vào rửa. Đó là bí quyết dưỡng da cực hiệu quả của mỹ nữ thời xưa.
Bí đao cũng là nguyên liệu rất tốt để làm đẹp. Khi rửa mặt, người phụ nữ dùng nước bí đao đã đun nhừ để rửa, có tác dụng sáng mịn, tránh rám má, sạm da.
Ý dĩ cũng có tác dụng làm đẹp da, trừ sẹo, khử ẩm rất tốt, vì vậy, thường được các mỹ nữ thời xưa ưa chuộng.