Các đế vương Trung Quốc cổ đại có một quy định hết sức tàn nhẫn, sau khi băng hà các phi tần, cung nữ phải tùy táng theo. Thời Tần Hán, chế độ tuẫn táng vẫn rất thịnh hành nhưng đến triều Hán giai cấp thống trị thấy chế độ này quá bất nhân nên đã dần phế bỏ. Giới khảo cổ học khi khai quật lăng mộ Chu Nguyên Chương phát hiện ra rất nhiều xương cốt của cung nữ, điều này cũng chứng tỏ khi Chu Nguyên Chương băng hà đã thực hiện lại chế độ tuẫn táng như thời Tần Hán. Một câu hỏi được đặt ra là đám phi tử này đã chết theo hình thức nào? Ngay khi Chu Nguyên Chương vừa lên ngôi đã cho khôi phục lại chế độ này. Năm 1395 công nguyên, sau khi Chu Sảng (Tần vương) con trai thứ chết, Chu Nguyên Chương đã ra lệnh tuẫn táng hai vương phi để có người theo hầu con trai dưới hoàng tuyền. Năm 1398, Chu Nguyên Chương băng hà, cháu trai là Chu Doãn Văn kế vị, theo lời dặn dò của Chu Nguyên Chương trước khi chết tất cả các phi tần chưa từng sinh nở đều phải tuẫn táng. Khi lệnh ban ra, triều đình hỗn loạn, tiếng khóc ai oán bao trùm cả hoàng cung. Do lúc đó tình hình vô cùng hỗn loạn cho nên có rất nhiều quan hành pháp tham lam đã nhân cơ hội này nhận hối lộ và làm trái pháp luật. Vì thế có một số phi tần chưa từng sinh nở nhưng nhờ vào sự bảo hộ của đám quan tham này nên đã thoát chết, cũng có những phi tần đã từng sinh nở nhưng vì đã đắc tội với đám quan lại này cũng bị tuẫn táng theo. Những phi tần bị tuẫn táng trong sử sách gọi là “Triều Thiên Nữ”. Các phi tần này rốt cục bị tuẫn táng theo hình thức nào đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới lịch sử. Có nhà sử học cho rằng họ bị ép treo cổ tự sát, cách giải thích này có hơi chút hoang đường vì nhiều phi tần như vậy sao có thế tự sát cùng một thời điểm. Những người ủng hộ quan điểm này lý giải: Sau khi Chu Nguyên Chương ban lệnh xuống liền sai người đến hậu cung liệt kê danh sách các phi tần phù hợp với tiêu chuẩn. Vào ngày tuẫn táng, số phi tần và cung nữ có tên trong danh sách sẽ bị tập trung tại một căn phòng. Thái giám đã căn cứ theo số lượng người trong danh sách mà chuẩn bị ghế thái sư, trên mỗi ghế thái sư treo sẵn một đoạn dây thừng trắng dài 7 tấc. Những ai bạo gan thì tự trèo lên ghế, đưa đầu vào thòng lọng sau đó tự đạp đổ ghế. Còn phần lớn cung nữ sợ chết khiếp ngồi run rẩy không đứng nổi thì sẽ bị thái giám xốc lên nhét cổ vào thòng lọng và rút ghế ra. Cũng có một số nhà sử học cho rằng thời đó đã dùng thủy ngân để tuẫn táng. Bởi vì thủy ngân sẽ đảm bảo cho thi thể của các cung nữ không bị thối rữa và cũng không làm ảnh hưởng đến nhan sắc. Vì thế một số quan lại và thái giám đã đề nghị ngâm xác các nàng vào dung dịch thủy ngân. Đến ngày tuẫn táng, các nàng có tên trong danh sách sẽ bị tập trung lại một chỗ sau đó được uống trà bỏ thuốc an thần, đợi các cung nữ trúng thuốc mê các thái giám đứng bên sẽ cắt cổ các nàng và đổ một lượng thủy ngân nhất định thông qua lỗ thủng đó rồi lại dùng chỉ khâu lại. Với hai cách giải thích trên đều có sự hợp lý nhất định nhưng so với cách thứ hai thì cách giải thích thứ nhất có khả năng đáng tin cậy hơn. Theo kết quả khai quật của các nhà khảo cổ học thì trong lăng mộ của Chu Nguyên Chương chỉ có hàng đống xương cốt trắng, nếu cơ thể có chứa thủy ngân thì trong môi trường lăng mộ bị phong kín như vậy, thi thể của các phi tần đã không bị phá hủy quá lớn. Vì thế xem ra cách giải thích về phương thức “treo cổ tự vẫn” có phần hợp lý hơn.
Các đế vương Trung Quốc cổ đại có một quy định hết sức tàn nhẫn, sau khi băng hà các phi tần, cung nữ phải tùy táng theo. Thời Tần Hán, chế độ tuẫn táng vẫn rất thịnh hành nhưng đến triều Hán giai cấp thống trị thấy chế độ này quá bất nhân nên đã dần phế bỏ. Giới khảo cổ học khi khai quật lăng mộ Chu Nguyên Chương phát hiện ra rất nhiều xương cốt của cung nữ, điều này cũng chứng tỏ khi Chu Nguyên Chương băng hà đã thực hiện lại chế độ tuẫn táng như thời Tần Hán. Một câu hỏi được đặt ra là đám phi tử này đã chết theo hình thức nào?
Ngay khi Chu Nguyên Chương vừa lên ngôi đã cho khôi phục lại chế độ này. Năm 1395 công nguyên, sau khi Chu Sảng (Tần vương) con trai thứ chết, Chu Nguyên Chương đã ra lệnh tuẫn táng hai vương phi để có người theo hầu con trai dưới hoàng tuyền.
Năm 1398, Chu Nguyên Chương băng hà, cháu trai là Chu Doãn Văn kế vị, theo lời dặn dò của Chu Nguyên Chương trước khi chết tất cả các phi tần chưa từng sinh nở đều phải tuẫn táng. Khi lệnh ban ra, triều đình hỗn loạn, tiếng khóc ai oán bao trùm cả hoàng cung.
Do lúc đó tình hình vô cùng hỗn loạn cho nên có rất nhiều quan hành pháp tham lam đã nhân cơ hội này nhận hối lộ và làm trái pháp luật. Vì thế có một số phi tần chưa từng sinh nở nhưng nhờ vào sự bảo hộ của đám quan tham này nên đã thoát chết, cũng có những phi tần đã từng sinh nở nhưng vì đã đắc tội với đám quan lại này cũng bị tuẫn táng theo. Những phi tần bị tuẫn táng trong sử sách gọi là “Triều Thiên Nữ”.
Các phi tần này rốt cục bị tuẫn táng theo hình thức nào đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới lịch sử. Có nhà sử học cho rằng họ bị ép treo cổ tự sát, cách giải thích này có hơi chút hoang đường vì nhiều phi tần như vậy sao có thế tự sát cùng một thời điểm.
Những người ủng hộ quan điểm này lý giải: Sau khi Chu Nguyên Chương ban lệnh xuống liền sai người đến hậu cung liệt kê danh sách các phi tần phù hợp với tiêu chuẩn. Vào ngày tuẫn táng, số phi tần và cung nữ có tên trong danh sách sẽ bị tập trung tại một căn phòng. Thái giám đã căn cứ theo số lượng người trong danh sách mà chuẩn bị ghế thái sư, trên mỗi ghế thái sư treo sẵn một đoạn dây thừng trắng dài 7 tấc. Những ai bạo gan thì tự trèo lên ghế, đưa đầu vào thòng lọng sau đó tự đạp đổ ghế. Còn phần lớn cung nữ sợ chết khiếp ngồi run rẩy không đứng nổi thì sẽ bị thái giám xốc lên nhét cổ vào thòng lọng và rút ghế ra.
Cũng có một số nhà sử học cho rằng thời đó đã dùng thủy ngân để tuẫn táng. Bởi vì thủy ngân sẽ đảm bảo cho thi thể của các cung nữ không bị thối rữa và cũng không làm ảnh hưởng đến nhan sắc. Vì thế một số quan lại và thái giám đã đề nghị ngâm xác các nàng vào dung dịch thủy ngân. Đến ngày tuẫn táng, các nàng có tên trong danh sách sẽ bị tập trung lại một chỗ sau đó được uống trà bỏ thuốc an thần, đợi các cung nữ trúng thuốc mê các thái giám đứng bên sẽ cắt cổ các nàng và đổ một lượng thủy ngân nhất định thông qua lỗ thủng đó rồi lại dùng chỉ khâu lại.
Với hai cách giải thích trên đều có sự hợp lý nhất định nhưng so với cách thứ hai thì cách giải thích thứ nhất có khả năng đáng tin cậy hơn. Theo kết quả khai quật của các nhà khảo cổ học thì trong lăng mộ của Chu Nguyên Chương chỉ có hàng đống xương cốt trắng, nếu cơ thể có chứa thủy ngân thì trong môi trường lăng mộ bị phong kín như vậy, thi thể của các phi tần đã không bị phá hủy quá lớn. Vì thế xem ra cách giải thích về phương thức “treo cổ tự vẫn” có phần hợp lý hơn.