Tờ tin tức Sina đã cho đăng tải bài viết “Mười sai lầm lớn nhất của Gia Cát Lượng” khiến nhà Thục Hán đại bại mang đến cho độc giả một cái nhìn đa chiều về Khổng Minh tiên sinh Gia Cát Lượng ngoài đời thực, chứ không phải là hình tượng hư cấu trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.1. Khống chế Lưu Thiện: Khi Lưu Bị chết, Lưu Thiện còn nhỏ dại, Gia Cát Lượng thay quyền chấp chính. Khi Lưu Thiện trưởng thành, Gia Cát Lượng không giao lại đại quyền cho Lưu Thiện, từng bước khống chế đại quyền cả về chính trị lẫn quân sự trong tay mình, còn sai người theo dõi nhất cử nhất động của Lưu Thiện. Lưu Thiện giận mà không dám ho he, muốn cướp lại quyền lực nhưng cả triều đều là thân tín của Gia Cát Lượng, nên Lưu Thiện chỉ còn biết trông cậy vào hoạn quan Hoàng Hạo, để rồi gây ra mối di hận thiên cổ.2. Dốc hết binh lực đi gây chiến, hại nước hại dân: Trong thời gian chấp chính, Gia Cát Lượng chỉ lo hoàn thành “tâm nguyện của tiên đế Lưu Bị” và triển khai “Long trung đối” (một sách lược quân sự chiếm đất tạo thế chân vạc với Tôn Quyền và Tào Tháo, mục tiêu tối thượng là thống nhất Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của họ Lưu) mà không màng đến sức mạnh của nhà nước, của dân, sáu lần đưa quân Bắc phạt (tức 6 trận đánh với quân Ngụy trong Chiến tranh Thục-Ngụy (228-234)).Nhưng do sức mạnh quá yếu kém, không thể thu phục Trung Nguyên, ngược lại còn khiến đất nước phải vác gánh nặng trên lưng, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến người kế nhiệm mình là Khương Duy, khiến bách tính sống trong cảnh nước sôi lửa bỏng.3. Không tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng người tài mới: Sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng không chăm lo tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng người tài, khiến nước Thục về sau rơi vào tình cảnh “nhân tài như lá mùa thu”. Cục diện đáng buồn này đã bẻ bánh lái con thuyền lịch sử đưa nước Thục đến chỗ diệt vong.4. Kiềm chế, đả kích nhân tài ưu tú vốn có: Sau khi Lưu Bị chết, rất nhiều nhân tài ưu tú (như Triệu Vân) không được trọng dụng, mà những kẻ không ra gì lại được đăng đàn. 5. Xử lý mâu thuẫn nội bộ không thỏa đáng: Gia Cát Lượng dùng cách vỗ về những tướng sĩ có mâu thuẫn với nhau trong nội bộ. Khi Lưu Bị còn sống, ông phong Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung là ngũ hổ đại tướng, nhưng Quan Vũ không vừa lòng. Gia Cát Lượng sai người nịnh nọt Quan Vũ, khiến Quan Vũ càng thêm kiêu ngạo ngang ngược, để mất Kinh Châu. Ông cũng dùng cách làm tương tự nên không thể giải quyết mẫu thuẫn giữa Ngụy Diên và Dương Nghi một cách triệt để, để lại mầm họa Ngụy Diên tạo phản.6. Lưu Bị sai không dám nói, Lưu Bị lầm không dám ngăn: Lưu Bị mớm lời để Quan Vũ giữ Kinh Châu. Gia Cát Lượng biết rõ Quan Vũ không thể đảm đương nhưng vẫn không sai Triệu Vân thay Quan Vũ giữ thành, vì thế ông ta không thể chối bỏ trách nhiệm để mất Kinh Châu. Lưu Bị đem quân đi đánh Đông Ngô, Gia Cát Lượng không dám nói thẳng lợi hại của việc đó, cũng không yêu cầu được đi cùng, chỉ phụ trách xây dựng hậu phương, khiến Lưu Bị bại trận, chết ở thành Bạch Đế.7. Chọn sai người kế thừa mình: Gia Cát lượng chọn Khương Duy là người chỉ biết đánh trận làm người kế thừa mình. Để sau khi Khương Duy lên, bất chấp đất nước mạnh yếu, dân chúng sướng khổ thế nào, 9 lần đem quân đòi đánh lấy Trung Nguyên, đẩy nhanh tiến độ mất nước của nhà Thục.8. Không biết xử lý hậu sự: Trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng giao cả binh quyền cho Dương Nghi, sau khi có đại quyền trong tay, Dương Nghi tước binh quyền của Ngụy Diên, dồn ép Ngụy Diên làm phản.9. Luôn nhượng bộ Giang Đông: Điều này khiến Giang Đông được đằng chân lân đằng đầu, khiến nội bộ bất hòa.10. Dùng người không đúng: Gia Cát Lượng từng dùng người không cân nhắc tài đức của người ta, chọn dùng kẻ có mối quan hệ thân thiết với mình trước. Không dùng lại hai nhân tài là con của lão tướng Triệu Vân: Triệu Thống, Triệu Quảng.
Tờ tin tức Sina đã cho đăng tải bài viết “Mười sai lầm lớn nhất của Gia Cát Lượng” khiến nhà Thục Hán đại bại mang đến cho độc giả một cái nhìn đa chiều về Khổng Minh tiên sinh Gia Cát Lượng ngoài đời thực, chứ không phải là hình tượng hư cấu trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.
1. Khống chế Lưu Thiện: Khi Lưu Bị chết, Lưu Thiện còn nhỏ dại, Gia Cát Lượng thay quyền chấp chính. Khi Lưu Thiện trưởng thành, Gia Cát Lượng không giao lại đại quyền cho Lưu Thiện, từng bước khống chế đại quyền cả về chính trị lẫn quân sự trong tay mình, còn sai người theo dõi nhất cử nhất động của Lưu Thiện. Lưu Thiện giận mà không dám ho he, muốn cướp lại quyền lực nhưng cả triều đều là thân tín của Gia Cát Lượng, nên Lưu Thiện chỉ còn biết trông cậy vào hoạn quan Hoàng Hạo, để rồi gây ra mối di hận thiên cổ.
2. Dốc hết binh lực đi gây chiến, hại nước hại dân: Trong thời gian chấp chính, Gia Cát Lượng chỉ lo hoàn thành “tâm nguyện của tiên đế Lưu Bị” và triển khai “Long trung đối” (một sách lược quân sự chiếm đất tạo thế chân vạc với Tôn Quyền và Tào Tháo, mục tiêu tối thượng là thống nhất Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của họ Lưu) mà không màng đến sức mạnh của nhà nước, của dân, sáu lần đưa quân Bắc phạt (tức 6 trận đánh với quân Ngụy trong Chiến tranh Thục-Ngụy (228-234)).
Nhưng do sức mạnh quá yếu kém, không thể thu phục Trung Nguyên, ngược lại còn khiến đất nước phải vác gánh nặng trên lưng, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến người kế nhiệm mình là Khương Duy, khiến bách tính sống trong cảnh nước sôi lửa bỏng.
3. Không tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng người tài mới: Sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng không chăm lo tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng người tài, khiến nước Thục về sau rơi vào tình cảnh “nhân tài như lá mùa thu”. Cục diện đáng buồn này đã bẻ bánh lái con thuyền lịch sử đưa nước Thục đến chỗ diệt vong.
4. Kiềm chế, đả kích nhân tài ưu tú vốn có: Sau khi Lưu Bị chết, rất nhiều nhân tài ưu tú (như Triệu Vân) không được trọng dụng, mà những kẻ không ra gì lại được đăng đàn.
5. Xử lý mâu thuẫn nội bộ không thỏa đáng: Gia Cát Lượng dùng cách vỗ về những tướng sĩ có mâu thuẫn với nhau trong nội bộ. Khi Lưu Bị còn sống, ông phong Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung là ngũ hổ đại tướng, nhưng Quan Vũ không vừa lòng. Gia Cát Lượng sai người nịnh nọt Quan Vũ, khiến Quan Vũ càng thêm kiêu ngạo ngang ngược, để mất Kinh Châu. Ông cũng dùng cách làm tương tự nên không thể giải quyết mẫu thuẫn giữa Ngụy Diên và Dương Nghi một cách triệt để, để lại mầm họa Ngụy Diên tạo phản.
6. Lưu Bị sai không dám nói, Lưu Bị lầm không dám ngăn: Lưu Bị mớm lời để Quan Vũ giữ Kinh Châu. Gia Cát Lượng biết rõ Quan Vũ không thể đảm đương nhưng vẫn không sai Triệu Vân thay Quan Vũ giữ thành, vì thế ông ta không thể chối bỏ trách nhiệm để mất Kinh Châu. Lưu Bị đem quân đi đánh Đông Ngô, Gia Cát Lượng không dám nói thẳng lợi hại của việc đó, cũng không yêu cầu được đi cùng, chỉ phụ trách xây dựng hậu phương, khiến Lưu Bị bại trận, chết ở thành Bạch Đế.
7. Chọn sai người kế thừa mình: Gia Cát lượng chọn Khương Duy là người chỉ biết đánh trận làm người kế thừa mình. Để sau khi Khương Duy lên, bất chấp đất nước mạnh yếu, dân chúng sướng khổ thế nào, 9 lần đem quân đòi đánh lấy Trung Nguyên, đẩy nhanh tiến độ mất nước của nhà Thục.
8. Không biết xử lý hậu sự: Trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng giao cả binh quyền cho Dương Nghi, sau khi có đại quyền trong tay, Dương Nghi tước binh quyền của Ngụy Diên, dồn ép Ngụy Diên làm phản.
9. Luôn nhượng bộ Giang Đông: Điều này khiến Giang Đông được đằng chân lân đằng đầu, khiến nội bộ bất hòa.
10. Dùng người không đúng: Gia Cát Lượng từng dùng người không cân nhắc tài đức của người ta, chọn dùng kẻ có mối quan hệ thân thiết với mình trước. Không dùng lại hai nhân tài là con của lão tướng Triệu Vân: Triệu Thống, Triệu Quảng.