Ngoại tình, cưỡng dâm xưa nay vẫn bị coi là hành vi đi ngược lại quy chuẩn đạo đức xã hội. Tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, những mối quan hệ ngoài luồng ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình, những hành vi cưỡng bức luôn bị lên án. Vậy, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa vốn khắt khe và đề cao đức hạnh của người phụ nữ, đề cao cương thường đạo lý, người ta nhìn nhận thế nào về chuyện ngoại tình, cưỡng dâm? Và số phận của những kẻ dám cả gan vượt rào ấy liệu có bi thảm? Thời Tây Chu: Tái phạm 3 lần sẽ không dung thứ. Thời Tây Chu, xã hội văn minh vừa mới bắt đầu, tất cả mọi thứ vẫn đang trong tình trạng hỗn loạn. Pháp luật khi đó vẫn rất mơ hồ. Những điều luật dưới thời Tây Chu đến nay không còn tồn tại nhiều, chỉ có thể tìm thấy vết tích của chúng trong một số cuốn sách cổ. Như trong cuốn “Thượng thư – Quân Trần” có ghi chép: Đối với những người làm tổn hại cương thường lễ giáo, gây nhiễu loạn phong tục đạo đức, nếu tái phạm tới 3 lần thì không thể dung tha. Hành vi “cầm thú” như tội gian dâm cũng bị liệt vào hành vi làm tổn hại cương thường lễ giáo.
Thời Tần: Phạt nặng nô lệ thông dâm với chủ nhân. Tới thời Tần, việc nam nữ thông dâm được xét là một loại tội phạm. Riêng cưỡng dâm cũng bị liệt vào hành vi phạm tội và phải chịu xử phạt nặng hơn với thông dâm. Dưới thời Tần, nếu nô lệ cả gan gian díu với chủ nhân sẽ bị xử phạt hơn tội nô lệ đánh lại chủ nhân. Nếu như nam nô lệ nảy sinh quan hệ tình dục với nữ chủ nhân, bất luận là nữ chủ nhân tự nguyện hay nam nô lệ cưỡng bức thì nô lệ đều bị khép vào tội “phạm thượng tác loạn”, “thiên nghịch bất đạo”, đều bị xử phạt nặng.
Thời Hán: Thời Hán phân chia tội liên quan tới quan hệ tình dục thành 3 loại: thông dâm, cưỡng dâm và “cư tang gian”. Thông dâm là nam nữ hai bên tự nguyện. Ví dụ như Tự hầu Đổng Triêu đã tư thông với con gái của Thành Dương Vương khi làm quan thái thú của Tế Nam, nên đã bị phạt 3 năm tù giam. Tự hầu Tuyên Sanh đã thông dâm với vợ của người khác nên đã bị cách chức.
Pháp luật thời Hán định nghĩa cưỡng dâm là sử dụng sức mạnh để chiếm đoạt, làm trái với ý muốn của người bị hại. Điểm này khá tương đồng với pháp luật Trung Quốc hiện đại. Nếu trong thời gian để tang phụ thân hoặc mẫu thân mà thông dâm với người khác thì gọi là “cư tang gian”.
Thời Đường: Thông qua môi giới mua dâm cả hai bên bị phạt 1 năm tù giam. Thời Đường phân chia thành 3 loại gồm thông dâm, cưỡng hiếp, mối giới mua dâm. Pháp luật thời đó quy định, nam nữ thông dâm đều bị phạt 1 năm rưỡi tù giam, nếu như nữ giới đã có chồng thì sẽ bị phạt tới 2 năm tù giam. Tội cưỡng hiếp sẽ bị phạt nặng hơn các tội thông dâm một mức, mỗi mức tương đương với nửa năm, chính vì thế tội cưỡng hiếp sẽ bị phạt 2 năm tù giam, trong đó nếu người bị hại là nữ thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra còn có 2 tình tiết có thể tăng hình phạt của tội cưỡng hiếp, gồm: thứ nhất, cưỡng hiếp người thân trong gia đình thì hình phạt có thể là treo cổ, thứ hai, nô tỳ cưỡng hiếp chủ nhân thì có thể bị chặt đầu hoặc treo cổ. Môi giới mua dâm chính là hành vi thông qua người môi giới tiến hành thông dâm. Pháp luật thời Đường quy định, những người phạm tội môi giới bán dâm đều bị phạt 1 năm tù giam.
Thời Nguyên: Cưỡng hiếp trẻ em gái nhỏ tuổi đều bị xử tử hình. Ở thời Đường và Tống không phân biệt rõ tội danh cưỡng hiếp trẻ em gái nhỏ, còn theo cuốn “Nguyên sử - Hình pháp chí” thì chép rõ, người làm hại trẻ em gái nhỏ tuổi đều bị xử tử hình, thậm chí kể cả phía nữ có tự nguyện thì vẫn áp dụng đúng luật, còn phía nữ sẽ không chịu hình phạt nào.
Đối với giới hạn tuổi thì pháp luật thời Nguyên quy định rõ: Nữ giới dưới 10 tuổi được quy là trẻ em nhỏ tuổi. Nếu như phạm tội cưỡng dâm bình thường thì những người phạm tội trên 70 tuổi hoặc dưới 15 tuổi thì có thể dùng phương pháp nộp tiền chuộc nhưng nếu phạm tội cưỡng dâm trẻ em nhỏ thì không thể áp dụng hình thức nộp tiền chuộc để thoát tội.
Thời Minh: Nam đóng giả gái để lừa đảo cưỡng dâm sẽ bị xử tử theo hình thức lăng trì. Dưới thời Minh Hiến Tông, có một người tên Tang Trùng, anh ta đóng giả nữ để theo học nữ công gia chánh. Sau khi học thành nghề, anh ta thường được giới thiệu để tới dạy nữ công gia chánh cho các thiếu nữ nhà giàu. Vào buổi tối khi Tang Trùng đang nghỉ ngơi cùng những thiếu nữ đó, anh ta liền lợi dụng sự tin tưởng của những thiếu nữ nhẹ dạ để chiếm đoạt thân thể của họ. Bằng cách như vậy, Tang Trùng đã hành nghề trong 10 năm và cưỡng hiếp khoảng 182 thiếu nữ. Mãi tới năm Thành Hóa thứ 30 (năm 1477), Tang Trùng mới bị vạch trần thân phận và áp giải tới quan phủ. Ban đầu, nhà Minh cũng không có quy định trừng phạt cụ thể đối với hành vi lừa đảo cưỡng dâm. Mãi tới năm Thành Hóa thứ 30 thì Hoàng đế mới phê chuẩn trừng trị hành vi đóng giả nữ giới cưỡng dâm nữ giới theo hình thức lăng trì.
Thời Thanh: Dụ dỗ thông dâm bị phạt đánh 80 trượng. Thời Minh không có quy định xử phạt cụ thể về tội dụ dỗ thông dâm. Hình phạt này cho tới thời Thanh mới được hoàn thiện. Trong “Đại thanh luật” quy định cụ thể: Nam nữ thông dâm bị phạt mỗi người 80 trượng, nếu nữ giới đã có chồng thì sẽ bị phạt 90 trượng; Tội lừa đảo cưỡng dâm thì sẽ bị phạt 100 trượng; Tội cưỡng hiếp sẽ bị phạt treo cổ, nếu người cưỡng hiếp vẫn trong tuổi vị thành niên thì sẽ bị phạt 100 trượng và đày ra nơi khác cách 3 ngàn dặm.
Ngoài ra, pháp luật thời Thanh còn tiến hành giải thích rõ tội danh lừa đảo cưỡng dâm chính là hành vi dụ dỗ để lừa đảo sự đồng ý của phía nữ, do đó mới phát sinh mối quan hệ tình dục không chính đáng. Tuy nhiên, thời Thanh không quy định tội lừa đảo cưỡng dâm vào một loại cưỡng hiếp mà chỉ coi đó là hành vi thông dâm. (Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa).
Ngoại tình, cưỡng dâm xưa nay vẫn bị coi là hành vi đi ngược lại quy chuẩn đạo đức xã hội. Tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, những mối quan hệ ngoài luồng ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình, những hành vi cưỡng bức luôn bị lên án. Vậy, trong các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa vốn khắt khe và đề cao đức hạnh của người phụ nữ, đề cao cương thường đạo lý, người ta nhìn nhận thế nào về chuyện ngoại tình, cưỡng dâm? Và số phận của những kẻ dám cả gan vượt rào ấy liệu có bi thảm?
Thời Tây Chu: Tái phạm 3 lần sẽ không dung thứ. Thời Tây Chu, xã hội văn minh vừa mới bắt đầu, tất cả mọi thứ vẫn đang trong tình trạng hỗn loạn. Pháp luật khi đó vẫn rất mơ hồ. Những điều luật dưới thời Tây Chu đến nay không còn tồn tại nhiều, chỉ có thể tìm thấy vết tích của chúng trong một số cuốn sách cổ. Như trong cuốn “Thượng thư – Quân Trần” có ghi chép: Đối với những người làm tổn hại cương thường lễ giáo, gây nhiễu loạn phong tục đạo đức, nếu tái phạm tới 3 lần thì không thể dung tha. Hành vi “cầm thú” như tội gian dâm cũng bị liệt vào hành vi làm tổn hại cương thường lễ giáo.
Thời Tần: Phạt nặng nô lệ thông dâm với chủ nhân. Tới thời Tần, việc nam nữ thông dâm được xét là một loại tội phạm. Riêng cưỡng dâm cũng bị liệt vào hành vi phạm tội và phải chịu xử phạt nặng hơn với thông dâm. Dưới thời Tần, nếu nô lệ cả gan gian díu với chủ nhân sẽ bị xử phạt hơn tội nô lệ đánh lại chủ nhân. Nếu như nam nô lệ nảy sinh quan hệ tình dục với nữ chủ nhân, bất luận là nữ chủ nhân tự nguyện hay nam nô lệ cưỡng bức thì nô lệ đều bị khép vào tội “phạm thượng tác loạn”, “thiên nghịch bất đạo”, đều bị xử phạt nặng.
Thời Hán: Thời Hán phân chia tội liên quan tới quan hệ tình dục thành 3 loại: thông dâm, cưỡng dâm và “cư tang gian”. Thông dâm là nam nữ hai bên tự nguyện. Ví dụ như Tự hầu Đổng Triêu đã tư thông với con gái của Thành Dương Vương khi làm quan thái thú của Tế Nam, nên đã bị phạt 3 năm tù giam. Tự hầu Tuyên Sanh đã thông dâm với vợ của người khác nên đã bị cách chức.
Pháp luật thời Hán định nghĩa cưỡng dâm là sử dụng sức mạnh để chiếm đoạt, làm trái với ý muốn của người bị hại. Điểm này khá tương đồng với pháp luật Trung Quốc hiện đại. Nếu trong thời gian để tang phụ thân hoặc mẫu thân mà thông dâm với người khác thì gọi là “cư tang gian”.
Thời Đường: Thông qua môi giới mua dâm cả hai bên bị phạt 1 năm tù giam. Thời Đường phân chia thành 3 loại gồm thông dâm, cưỡng hiếp, mối giới mua dâm. Pháp luật thời đó quy định, nam nữ thông dâm đều bị phạt 1 năm rưỡi tù giam, nếu như nữ giới đã có chồng thì sẽ bị phạt tới 2 năm tù giam. Tội cưỡng hiếp sẽ bị phạt nặng hơn các tội thông dâm một mức, mỗi mức tương đương với nửa năm, chính vì thế tội cưỡng hiếp sẽ bị phạt 2 năm tù giam, trong đó nếu người bị hại là nữ thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra còn có 2 tình tiết có thể tăng hình phạt của tội cưỡng hiếp, gồm: thứ nhất, cưỡng hiếp người thân trong gia đình thì hình phạt có thể là treo cổ, thứ hai, nô tỳ cưỡng hiếp chủ nhân thì có thể bị chặt đầu hoặc treo cổ. Môi giới mua dâm chính là hành vi thông qua người môi giới tiến hành thông dâm. Pháp luật thời Đường quy định, những người phạm tội môi giới bán dâm đều bị phạt 1 năm tù giam.
Thời Nguyên: Cưỡng hiếp trẻ em gái nhỏ tuổi đều bị xử tử hình. Ở thời Đường và Tống không phân biệt rõ tội danh cưỡng hiếp trẻ em gái nhỏ, còn theo cuốn “Nguyên sử - Hình pháp chí” thì chép rõ, người làm hại trẻ em gái nhỏ tuổi đều bị xử tử hình, thậm chí kể cả phía nữ có tự nguyện thì vẫn áp dụng đúng luật, còn phía nữ sẽ không chịu hình phạt nào.
Đối với giới hạn tuổi thì pháp luật thời Nguyên quy định rõ: Nữ giới dưới 10 tuổi được quy là trẻ em nhỏ tuổi. Nếu như phạm tội cưỡng dâm bình thường thì những người phạm tội trên 70 tuổi hoặc dưới 15 tuổi thì có thể dùng phương pháp nộp tiền chuộc nhưng nếu phạm tội cưỡng dâm trẻ em nhỏ thì không thể áp dụng hình thức nộp tiền chuộc để thoát tội.
Thời Minh: Nam đóng giả gái để lừa đảo cưỡng dâm sẽ bị xử tử theo hình thức lăng trì. Dưới thời Minh Hiến Tông, có một người tên Tang Trùng, anh ta đóng giả nữ để theo học nữ công gia chánh. Sau khi học thành nghề, anh ta thường được giới thiệu để tới dạy nữ công gia chánh cho các thiếu nữ nhà giàu. Vào buổi tối khi Tang Trùng đang nghỉ ngơi cùng những thiếu nữ đó, anh ta liền lợi dụng sự tin tưởng của những thiếu nữ nhẹ dạ để chiếm đoạt thân thể của họ. Bằng cách như vậy, Tang Trùng đã hành nghề trong 10 năm và cưỡng hiếp khoảng 182 thiếu nữ. Mãi tới năm Thành Hóa thứ 30 (năm 1477), Tang Trùng mới bị vạch trần thân phận và áp giải tới quan phủ. Ban đầu, nhà Minh cũng không có quy định trừng phạt cụ thể đối với hành vi lừa đảo cưỡng dâm. Mãi tới năm Thành Hóa thứ 30 thì Hoàng đế mới phê chuẩn trừng trị hành vi đóng giả nữ giới cưỡng dâm nữ giới theo hình thức lăng trì.
Thời Thanh: Dụ dỗ thông dâm bị phạt đánh 80 trượng. Thời Minh không có quy định xử phạt cụ thể về tội dụ dỗ thông dâm. Hình phạt này cho tới thời Thanh mới được hoàn thiện. Trong “Đại thanh luật” quy định cụ thể: Nam nữ thông dâm bị phạt mỗi người 80 trượng, nếu nữ giới đã có chồng thì sẽ bị phạt 90 trượng; Tội lừa đảo cưỡng dâm thì sẽ bị phạt 100 trượng; Tội cưỡng hiếp sẽ bị phạt treo cổ, nếu người cưỡng hiếp vẫn trong tuổi vị thành niên thì sẽ bị phạt 100 trượng và đày ra nơi khác cách 3 ngàn dặm.
Ngoài ra, pháp luật thời Thanh còn tiến hành giải thích rõ tội danh lừa đảo cưỡng dâm chính là hành vi dụ dỗ để lừa đảo sự đồng ý của phía nữ, do đó mới phát sinh mối quan hệ tình dục không chính đáng. Tuy nhiên, thời Thanh không quy định tội lừa đảo cưỡng dâm vào một loại cưỡng hiếp mà chỉ coi đó là hành vi thông dâm. (Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa).