Tần Thủy Hoàng (tháng 1 hoặc tháng 12, 259 TCN - 10 tháng 9, 210 TCN) tên thật là Doanh Chính hay còn có tên gọi khác là Triệu Chính. Ông là vị vua thứ 36 của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc.Ông nổi tiếng là vị vua tài giỏi nhưng tàn bạo nhất lịch sử Trung Hoa. Sử ký Tư Mã Thiên đã ghi lại nhiều hành động tàn nhẫn của Tần Thủy Hoàng và nguồn cơn dẫn đến những hành động đó lại đầy thương cảm.Thuở nhỏ Doanh Chính sống với mẹ ở Hàm Đan, từng bị nhiều người ở đây ức hiếp. Năm 229 TCN, nước Tần chiếm được Hàm Đan, Doanh Chính tự mình quay lại Hàm Đan giết sạch những người từng ức hiếp mình trước kia.Mỗi mối thâm thù đều được bị Tần Thủy Hoàng khắc cốt ghi tâm, phương thức trả thù thì vô cùng tàn nhẫn, điều này bộc lộ một điểm yếu rất lớn của vị Hoàng đế vĩ đại: Ông có thể ra tay trả thù dã man nhưng vết thương trong lòng luôn nhức nhối, không thể tự chữa lành.Điểm yếu của Tần Thủy Hoàng thể hiện nhiều qua sự bất ổn, vui buồn thất thường, đa nghi vô cớ dẫn đến những hành động hung dữ mất kiểm soát. Ông từng chặt hết cây trên núi Tương, để đất đai nơi này lộ ra màu đỏ quạch chỉ vì gió lớn không thể qua sông.Tình tính đa nghi của ông cũng bị đẩy tới mức "hoang tưởng": Tần Thủy Hoàng cho xây dựng 270 cung điện trong bán kính 100km quanh kinh đô Hàm Dương. Những cung điện này nối với nhau bằng đường hầm bí mật.Hoàng đế có thể di chuyển tới bất cứ đâu, nơi làm việc và nghỉ ngơi không cố định vì ông luôn nơm nớp lo sợ kẻ thù biết được chỗ ở của mình sẽ ra tay thủ tiêu.Thừa tướng Lý Tư - cánh tay đắc lực của Tần Thùy Hoàng có chút tự phụ, khi đi du hành bên ngoài rất phô trương, tự mãn. Vị hoàng đế này thấy điều này lấy làm không vui. Lý Tư biết chuyện bèn lấp tức sửa chữa thái độ, nhưng khi vua Tần nhận thấy sự thay đổi của Thừa tướng không hề hài lòng và còn bực bội hơn."Có kẻ đã để lộ lời nói của ta!" Hoàng đế cho truy lùng xem rốt cuộc kẻ nào đã để lộ lọt những lời của ông nhưng không ai dám nhận tội. Kết cục Tần Thủy Hoàng lệnh giết sạch những người thân cận bên cạnh, không trừ một ai.Tâm lý của Tần Thủy Hoàng trở nên bất ổn do phải chịu nhiều tổn thương lúc nhỏ.Theo đó, nước Triệu muốn giết hai mẹ con ông nên họ phải lẩn trốn trong nhân gian suốt 7 năm trời đằng đẵng, chịu đủ đắng cay tủi nhục và Tần Thủy Hoàng liên tục bị mọi người bắt nạt.Cuộc sống thuở nhỏ của Tần Thủy Hoàng đã nuôi trong ông lòng hận thù nghiệt ngã, trở thành bóng đen tâm lý khiến cho ông tàn nhẫn và luôn sống trong lo âu sau này.Về sau khi Tần vương đã lớn, Thái hậu lại thông dâm với "tên hoạn quan giả" Lão Ái, sinh 2 người con riêng với mưu đồ đảo chính. Sự phản bội của chính mẹ ruột như gáo nước lạnh khiến cho Tần vương không còn tin tưởng vào ai, cảm thấy bản thân quá đỗi thấp hèn.Tần Thủy Hoàng còn nổi tiếng lịch sử là người ám ảnh về sự bất tử, chính bởi bản thân ông là người sức khỏe yếu kém. Nghiên cứu được trình bày trong quốc "Sử Ký" cho thấy, Tần Thủy Hoàng thực tế lại mắc bệnh viêm khí quản hoặc còi xương.Thế nhưng Tần Thủy Hoàng mỗi ngày đều tự mình giải quyết 60kg tài liệu mỗi ngày và sẽ không nghỉ ngơi cho tới khi hoàn thành. Với cường độ làm việc như vậy, tránh không nổi việc vị Hoàng đế ngày càng suy kiệt rồi băng hà ở tuổi 49.Mời các bạn xem video: Địa đạo Củ Chi - 250km lịch sử. Nguồn: VTV
Tần Thủy Hoàng (tháng 1 hoặc tháng 12, 259 TCN - 10 tháng 9, 210 TCN) tên thật là Doanh Chính hay còn có tên gọi khác là Triệu Chính. Ông là vị vua thứ 36 của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc.
Ông nổi tiếng là vị vua tài giỏi nhưng tàn bạo nhất lịch sử Trung Hoa. Sử ký Tư Mã Thiên đã ghi lại nhiều hành động tàn nhẫn của Tần Thủy Hoàng và nguồn cơn dẫn đến những hành động đó lại đầy thương cảm.
Thuở nhỏ Doanh Chính sống với mẹ ở Hàm Đan, từng bị nhiều người ở đây ức hiếp. Năm 229 TCN, nước Tần chiếm được Hàm Đan, Doanh Chính tự mình quay lại Hàm Đan giết sạch những người từng ức hiếp mình trước kia.
Mỗi mối thâm thù đều được bị Tần Thủy Hoàng khắc cốt ghi tâm, phương thức trả thù thì vô cùng tàn nhẫn, điều này bộc lộ một điểm yếu rất lớn của vị Hoàng đế vĩ đại: Ông có thể ra tay trả thù dã man nhưng vết thương trong lòng luôn nhức nhối, không thể tự chữa lành.
Điểm yếu của Tần Thủy Hoàng thể hiện nhiều qua sự bất ổn, vui buồn thất thường, đa nghi vô cớ dẫn đến những hành động hung dữ mất kiểm soát. Ông từng chặt hết cây trên núi Tương, để đất đai nơi này lộ ra màu đỏ quạch chỉ vì gió lớn không thể qua sông.
Tình tính đa nghi của ông cũng bị đẩy tới mức "hoang tưởng": Tần Thủy Hoàng cho xây dựng 270 cung điện trong bán kính 100km quanh kinh đô Hàm Dương. Những cung điện này nối với nhau bằng đường hầm bí mật.
Hoàng đế có thể di chuyển tới bất cứ đâu, nơi làm việc và nghỉ ngơi không cố định vì ông luôn nơm nớp lo sợ kẻ thù biết được chỗ ở của mình sẽ ra tay thủ tiêu.
Thừa tướng Lý Tư - cánh tay đắc lực của Tần Thùy Hoàng có chút tự phụ, khi đi du hành bên ngoài rất phô trương, tự mãn. Vị hoàng đế này thấy điều này lấy làm không vui. Lý Tư biết chuyện bèn lấp tức sửa chữa thái độ, nhưng khi vua Tần nhận thấy sự thay đổi của Thừa tướng không hề hài lòng và còn bực bội hơn.
"Có kẻ đã để lộ lời nói của ta!" Hoàng đế cho truy lùng xem rốt cuộc kẻ nào đã để lộ lọt những lời của ông nhưng không ai dám nhận tội. Kết cục Tần Thủy Hoàng lệnh giết sạch những người thân cận bên cạnh, không trừ một ai.
Tâm lý của Tần Thủy Hoàng trở nên bất ổn do phải chịu nhiều tổn thương lúc nhỏ.Theo đó, nước Triệu muốn giết hai mẹ con ông nên họ phải lẩn trốn trong nhân gian suốt 7 năm trời đằng đẵng, chịu đủ đắng cay tủi nhục và Tần Thủy Hoàng liên tục bị mọi người bắt nạt.
Cuộc sống thuở nhỏ của Tần Thủy Hoàng đã nuôi trong ông lòng hận thù nghiệt ngã, trở thành bóng đen tâm lý khiến cho ông tàn nhẫn và luôn sống trong lo âu sau này.
Về sau khi Tần vương đã lớn, Thái hậu lại thông dâm với "tên hoạn quan giả" Lão Ái, sinh 2 người con riêng với mưu đồ đảo chính. Sự phản bội của chính mẹ ruột như gáo nước lạnh khiến cho Tần vương không còn tin tưởng vào ai, cảm thấy bản thân quá đỗi thấp hèn.
Tần Thủy Hoàng còn nổi tiếng lịch sử là người ám ảnh về sự bất tử, chính bởi bản thân ông là người sức khỏe yếu kém. Nghiên cứu được trình bày trong quốc "Sử Ký" cho thấy, Tần Thủy Hoàng thực tế lại mắc bệnh viêm khí quản hoặc còi xương.
Thế nhưng Tần Thủy Hoàng mỗi ngày đều tự mình giải quyết 60kg tài liệu mỗi ngày và sẽ không nghỉ ngơi cho tới khi hoàn thành. Với cường độ làm việc như vậy, tránh không nổi việc vị Hoàng đế ngày càng suy kiệt rồi băng hà ở tuổi 49.