Nam Kinh từng là đô thành của lục quốc: Đông Ngô, Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần. Dương Văn Mẫn thời nhà Minh đã từng nói: Trong thiên hạ nơi có địa thế núi sông hùng vĩ nguy nga có thể chọn làm kinh đô chắc ít có nơi nào hơn Kim Lăng (tên cũ của Nam Kinh). Ảnh minh họa: Một góc thành Nam Kinh.
Khi đại nghiệp thành công, Chu Nguyên Chương đã từng định chọn Biện Lương làm nơi định đô. Nhưng sau sau khi khảo sát xem xét nhận thấy rằng, qua cuộc trường chinh Trung Nguyên đã trở lên tiêu điều, giao thông cách trở, nên khó mà xây dựng được kinh đô. Ông cũng đã từng nghĩ đến xây dựng kinh đô tại quê hương mình, và đã từng phái thừa tướng Lý Thiện Trường toàn quyền phụ trách xây dựng hàng loạt các công trình cung điện, thành trì, đường xá, cầu cống, đền chùa, nhà ở và doanh trại tại Hào Châu (sau đổi thành Phong Dương). Ảnh minh họa: Chu Nguyên Chương.
Nhưng không lâu sau, Lưu Cơ đã bẩm tấu với Chu Nguyên Chương rằng: Phong Dương chỉ có thể là đế hương (quê hương của đế vương) chứ không hợp làm đế đô, hơn nữa nơi đây thiếu các điều kiện cần thiết để xây dựng kinh đô, như giao thông khó khăn, điều kiện phát triển nông nghiệp nghèo nàn, chính vì thế Chu Nguyên Chương đã quyết định chọn Nam Kinh làm nơi định đô. Ảnh minh họa: Lưu Cơ.
Lại nói về Lưu Cơ, đây là một mưu sĩ nổi danh thiên hạ rất được Chu Nguyên Chương tín nhiệm. Ngoài ra, Lưu Cơ còn là một chính trị gia, một đại sư phong thủy tài ba. Bản thân Chu Nguyên Chương lại là người rất tin vào phong thủy, đương nhiên sẽ không nghi ngờ lời bẩm tấu của Lưu Cơ. Hơn nữa, Nam Kinh cũng đã từng được các nhà phong thủy nghiên cứu và khảo sát phong thủy và đều nhận định đây là mảnh phong thủy bảo địa hiếm có. Ảnh minh họa: Lưu Cơ.
Bản thân Chu Nguyên Chương cũng cảm thấy Nam Kinh là mảnh đất thích hợp để định đô lâu dài, xây dựng giang sơn, chính vì thế ông đã hạ lệnh cho Lưu Cơ triệu tập một đội ngũ các thuật sĩ phong thủy tinh thông trong khắp cả nước tề tựu tại thành Nam Kinh để tiến hành khảo sát và nghiên cứu lại toàn bộ phong thủy nơi đây. Ảnh minh họa: một góc thành cổ Nam Kinh.
Bọn Lưu Cơ đã tiến hành xem lại phong thủy Nam Kinh một lần nữa để tránh vận khí của lục triều. Họ cho rằng Kiến Khang (Thành Nam Kinh vốn là cố đô của Lục triều tên Kiến Khang) tứ tượng hoàn chỉnh, tả có thanh long là Chung sơn, hữu có bạch hổ là Thạch Đầu sơn, Bắc có huyền vũ chính là hồ Huyền Vũ, Nam có chu tước chính là sông Tần Hoài. Ảnh minh họa: Hồ Huyền Vũ.
Nhưng bí mật phong thủy khiến cho vận khí của lục triều không đủ chính là: thứ nhất lưng kề vào hồ Huyền Vũ mà hồ thuộc hành thủy, âm khí quá nặng, lưng sẽ lạnh; phía Bắc là sông Trường Giang, Nam Kinh thuộc âm, âm khí quá nặng. Thứ 2, sông Tần Hoài chảy từ trong ra ngoài nên đã làm lộ hết khí của Kim Lăng. Ảnh minh họa: Một đoạn sông Tần Hoài.
Để khắc phục được hai yếu điểm này trước tiên phải xây thành về phía nam của núi để tránh lưng kề vào Trường Giang, chính vì thế bọn họ đã định huyệt vị vào phía nam ở núi Chung Sơn, mục đích là lấy dương thắng âm, tức là làm cho tân cung thành chuyển thành dương trong âm, họ cũng tránh không xây tân cung thành trùng với trục của cung thành cũ lục triều mà chuyển hẳn tân cung thành sang phía đông của thành cũ, mục đích dẫn linh khí của Chung Sơn nhập tân cung. Ảnh minh họa: Núi Chung Sơn.
Chế khắc điểm lộ khí Kim Lăng của sông Tần Hoài, khi xây tân cung thành đã quy hoạch lại dòng chạy của sông Tần Hoài, dẫn Tần Hoài đổ vào tân thành, đoạn sông chảy vào tân cung thành được gọi là Kim Thủy, đến trước hồ Yến Tước thì chuyển dòng tạo thành thế bao quanh tân cung thành để lưu giữ khí cho Kim Lăng. Ảnh minh họa: Dòng Kim Thủy bao quanh tân cung thành.
Ngay đến nền của cung thành các nhà phong thủy cũng cho rằng khi Trường Giang chảy qua Nam Kinh đã đổi hướng sang phía đông, thủy mạch đã tạo thành 1 huyệt vị tại đây. Khi lục triều định đô tại nơi này thì huyệt vị này nằm ở phía nam của núi Kê Lộng, Lưu Cơ đặt lại phong thủy đã kiến nghị để huyệt vị kết tại hồ Yến Tước phía nam của núi Phú Quý, vì thế Chu Nguyên Chương đã hạ lệnh xây cung thành trên mặt hồ Yến Tước. Ảnh minh họa: Hồ Yến Tước ở Nam Kinh.
Nhưng không ngờ rằng, Lưu Cơ đã chữa được điểm khuyết của phong thủy lục triều thì lại phạm vào điều kị phong thủy khác, theo thuyết phong thủy cổ “hán thư câu dật chí” thì cung thành, nhà cửa không được xây ở nơi thế đất thấp trũng, tân cung thành xây trên mặt hồ là phạm vào đại kị này. Trên thực tế, do tân cung thành xây trên mặt hồ Yến Tước, nhập trạch không lâu thì xẩy ra nún nền, tạo thành thế nam cao bắc thấp, đây cũng là điều không may mắn khiến cho Chu Nguyên Chương cảm thấy không hài lòng và luôn canh cánh trong lòng. Cho đến tận sau này, khi Chu Lệ dời đô khỏi Nam Kinh thì cái bóng che vận khí phong thủy bao phủ lên giang sơn Minh triều mới chính thức tan biến. Ảnh minh họa: thành Nam Kinh.
Nam Kinh từng là đô thành của lục quốc: Đông Ngô, Đông Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần. Dương Văn Mẫn thời nhà Minh đã từng nói: Trong thiên hạ nơi có địa thế núi sông hùng vĩ nguy nga có thể chọn làm kinh đô chắc ít có nơi nào hơn Kim Lăng (tên cũ của Nam Kinh). Ảnh minh họa: Một góc thành Nam Kinh.
Khi đại nghiệp thành công, Chu Nguyên Chương đã từng định chọn Biện Lương làm nơi định đô. Nhưng sau sau khi khảo sát xem xét nhận thấy rằng, qua cuộc trường chinh Trung Nguyên đã trở lên tiêu điều, giao thông cách trở, nên khó mà xây dựng được kinh đô. Ông cũng đã từng nghĩ đến xây dựng kinh đô tại quê hương mình, và đã từng phái thừa tướng Lý Thiện Trường toàn quyền phụ trách xây dựng hàng loạt các công trình cung điện, thành trì, đường xá, cầu cống, đền chùa, nhà ở và doanh trại tại Hào Châu (sau đổi thành Phong Dương). Ảnh minh họa: Chu Nguyên Chương.
Nhưng không lâu sau, Lưu Cơ đã bẩm tấu với Chu Nguyên Chương rằng: Phong Dương chỉ có thể là đế hương (quê hương của đế vương) chứ không hợp làm đế đô, hơn nữa nơi đây thiếu các điều kiện cần thiết để xây dựng kinh đô, như giao thông khó khăn, điều kiện phát triển nông nghiệp nghèo nàn, chính vì thế Chu Nguyên Chương đã quyết định chọn Nam Kinh làm nơi định đô. Ảnh minh họa: Lưu Cơ.
Lại nói về Lưu Cơ, đây là một mưu sĩ nổi danh thiên hạ rất được Chu Nguyên Chương tín nhiệm. Ngoài ra, Lưu Cơ còn là một chính trị gia, một đại sư phong thủy tài ba. Bản thân Chu Nguyên Chương lại là người rất tin vào phong thủy, đương nhiên sẽ không nghi ngờ lời bẩm tấu của Lưu Cơ. Hơn nữa, Nam Kinh cũng đã từng được các nhà phong thủy nghiên cứu và khảo sát phong thủy và đều nhận định đây là mảnh phong thủy bảo địa hiếm có. Ảnh minh họa: Lưu Cơ.
Bản thân Chu Nguyên Chương cũng cảm thấy Nam Kinh là mảnh đất thích hợp để định đô lâu dài, xây dựng giang sơn, chính vì thế ông đã hạ lệnh cho Lưu Cơ triệu tập một đội ngũ các thuật sĩ phong thủy tinh thông trong khắp cả nước tề tựu tại thành Nam Kinh để tiến hành khảo sát và nghiên cứu lại toàn bộ phong thủy nơi đây. Ảnh minh họa: một góc thành cổ Nam Kinh.
Bọn Lưu Cơ đã tiến hành xem lại phong thủy Nam Kinh một lần nữa để tránh vận khí của lục triều. Họ cho rằng Kiến Khang (Thành Nam Kinh vốn là cố đô của Lục triều tên Kiến Khang) tứ tượng hoàn chỉnh, tả có thanh long là Chung sơn, hữu có bạch hổ là Thạch Đầu sơn, Bắc có huyền vũ chính là hồ Huyền Vũ, Nam có chu tước chính là sông Tần Hoài. Ảnh minh họa: Hồ Huyền Vũ.
Nhưng bí mật phong thủy khiến cho vận khí của lục triều không đủ chính là: thứ nhất lưng kề vào hồ Huyền Vũ mà hồ thuộc hành thủy, âm khí quá nặng, lưng sẽ lạnh; phía Bắc là sông Trường Giang, Nam Kinh thuộc âm, âm khí quá nặng. Thứ 2, sông Tần Hoài chảy từ trong ra ngoài nên đã làm lộ hết khí của Kim Lăng. Ảnh minh họa: Một đoạn sông Tần Hoài.
Để khắc phục được hai yếu điểm này trước tiên phải xây thành về phía nam của núi để tránh lưng kề vào Trường Giang, chính vì thế bọn họ đã định huyệt vị vào phía nam ở núi Chung Sơn, mục đích là lấy dương thắng âm, tức là làm cho tân cung thành chuyển thành dương trong âm, họ cũng tránh không xây tân cung thành trùng với trục của cung thành cũ lục triều mà chuyển hẳn tân cung thành sang phía đông của thành cũ, mục đích dẫn linh khí của Chung Sơn nhập tân cung. Ảnh minh họa: Núi Chung Sơn.
Chế khắc điểm lộ khí Kim Lăng của sông Tần Hoài, khi xây tân cung thành đã quy hoạch lại dòng chạy của sông Tần Hoài, dẫn Tần Hoài đổ vào tân thành, đoạn sông chảy vào tân cung thành được gọi là Kim Thủy, đến trước hồ Yến Tước thì chuyển dòng tạo thành thế bao quanh tân cung thành để lưu giữ khí cho Kim Lăng. Ảnh minh họa: Dòng Kim Thủy bao quanh tân cung thành.
Ngay đến nền của cung thành các nhà phong thủy cũng cho rằng khi Trường Giang chảy qua Nam Kinh đã đổi hướng sang phía đông, thủy mạch đã tạo thành 1 huyệt vị tại đây. Khi lục triều định đô tại nơi này thì huyệt vị này nằm ở phía nam của núi Kê Lộng, Lưu Cơ đặt lại phong thủy đã kiến nghị để huyệt vị kết tại hồ Yến Tước phía nam của núi Phú Quý, vì thế Chu Nguyên Chương đã hạ lệnh xây cung thành trên mặt hồ Yến Tước. Ảnh minh họa: Hồ Yến Tước ở Nam Kinh.
Nhưng không ngờ rằng, Lưu Cơ đã chữa được điểm khuyết của phong thủy lục triều thì lại phạm vào điều kị phong thủy khác, theo thuyết phong thủy cổ “hán thư câu dật chí” thì cung thành, nhà cửa không được xây ở nơi thế đất thấp trũng, tân cung thành xây trên mặt hồ là phạm vào đại kị này. Trên thực tế, do tân cung thành xây trên mặt hồ Yến Tước, nhập trạch không lâu thì xẩy ra nún nền, tạo thành thế nam cao bắc thấp, đây cũng là điều không may mắn khiến cho Chu Nguyên Chương cảm thấy không hài lòng và luôn canh cánh trong lòng. Cho đến tận sau này, khi Chu Lệ dời đô khỏi Nam Kinh thì cái bóng che vận khí phong thủy bao phủ lên giang sơn Minh triều mới chính thức tan biến. Ảnh minh họa: thành Nam Kinh.