Cuối triều đại nhà Minh xã hội rối ren, triều đình thối nát, cuối cùng không chống đỡ nổi với thù trong giặc ngoài, Sùng Trinh hoàng đế đã treo cổ tự vẫn, nhà Minh chính thức sụp đổ. Nhưng ít ai ngờ rằng chỉ vì hai người đàn bà hết sức bình thường đã khiến thiên hạ Đại Minh đi đến đoạt kết. Một người đã khiến Nỗ Nhĩ Cáp Xích phải khởi binh tấn công nhà Minh, một người đàn bà đã khiến Lý Tự Thành tạo phản. Ảnh minh họa vương triều Đại Minh.Người đàn bà thứ nhất được ghi chép trong sử sách với cái tên"Diệp hách lão nữ". Đây chính là lão nữ người tộc Diệp Hách có tên là Đông Ca được miêu tả với nhan sắc vô cùng đáng yêu và kiều diễm. Đông Ca và Nỗ Nhĩ Cáp Xích đều là người tộc Nữ Chân nhưng không cùng bộ lạc. Năm thứ 21 Vạn Lịch tức năm 1593, bối lặc của bộ tộc Diệp Hách là Bố Dương Cổ đã hứa gả em gái 14 tuổi Đông Ca của mình cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Ảnh minh họa chân dung Nỗ Nhĩ Cáp Xích.Anh hùng yêu mỹ nhân, Nỗ Nhĩ Cáp Xích lòng vui sướng chờ đợi ngày hạnh phúc đón mỹ nhân. Nhưng năm thứ 22 Vạn Lịch, Đông Ca bất ngờ lại trở thành vợ người khác khiến Nỗ Nhĩ Cáp Xích vô cùng thất vọng. Nhưng dường như ông trời lại mang đến chút hi vọng khi chồng Đông Ca qua đời, tuy bông hoa xưa không còn thắm nồng hương sắc, nàng Đông Ca giờ đây đã là bà lão 36 tuổi nhưng trong trái tim của người anh hùng si tình vẫn luôn dành cho nàng một vị trí đầy trang trọng yêu thương. Ảnh minh họa chân dung Đông Ca.Nhưng Nỗ Nhĩ Cáp Xích một lần nữa lại nếm trải cảm giác cay đắng, hận thù vì Bố Dương Cổ vẫn không chịu gả "lão nữ" Đông Ca cho ông mà lại gả cho người Mông Cổ. Đến lúc này sự kiên nhẫn của Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã hết. Tháng 4 năm thứ 46 Vạn Lịch tức năm thứ ba Thiên Mệnh (1618) Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã lấy lý do "Thất đại hận" cáo thiên để khởi binh phản Minh. Ảnh minh họa chân dung Đông Ca.Người đẹp thì không biết có đoạt lại được không vì không tìm thấy ghi chép trong các hồ sơ của nhà Minh nhưng Nỗ Nhĩ Cáp Xích cho rằng chỉ có triều Minh đứng sau hậu thuẫn thì Bố Dương Cổ mới dám làm thế. Thế là triều Minh đứng trước mối nguy cơ uy hiếp lớn từ nhà Hậu Kim. Ảnh minh họa chân dung Đông Ca.Người đàn bà thứ hai là nguyên nhân quan trọng trong sự sụp đổ của nhà Minh phải kể đến là Ôn Thị. Trong chính sử cũng không thấy ghi chép nhưng trong các bút ký của văn nhân đương thời thì Ôn thị là người Công An, Hồ Bắc được được gả cho người đồng hương Mao Vân Kiện. Ảnh minh họa chân dung Ôn Thị.Năm thứ hai Thiên Khải tức năm 1622, Mao Vũ Kiện thi đỗ tiến sĩ và làm tri huyện huyện Vạn Tứ Xuyên. Nguyên niên Sùng Trinh tức năm 1628, Mao Vũ Kiện được thăng chức làm ngự sử Vân Nam, tức được thăng chức từ quan viên địa phương thành quan viên trung ương. Ảnh minh họa chân dung Ôn Thị.Đang mơ tưởng đến cuộc sống tươi đẹp ngập tràn hạnh phúc với vợ bé, rửa được nỗi hận thù bao năm chịu đựng mụ vợ gớm ghê của mình thì không ngờ bị mụ vợ đuổi kịp chặn đánh giữa đường. Người vợ bé bị đánh chết giữa đường, bản thần Mao Vũ Kiện bị quỳ mất một ngày một đêm mà vẫn không hiểu sao mụ sư tử của mình đi bằng cách nào mà đuổi kịp đập tan giấc mộng vàng của mình. Ảnh minh họa chân dung Ôn Thị.Khi Mao Vũ Kiện làm ngự sử, Mao Ôn Thị đã lợi dụng việc công của chồng sử dụng dịch trạm để thu tiền bất chính, tư lợi cá nhân. Mao ngự sử đáng nhẽ có lợi và phải làm tiệc cảm tạ mới đúng nhưng ông vẫn hận mụ vợ nên đã dâng sớ lên triều đình xin bãi bỏ các dịch trạm ở các nơi với lý do sử dụng tiền lương trả cho các dịch binh để đối phó với đám quân của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Cuối cùng dịch trạm bị hủy bỏ, một lượng lớn dịch binh bị thất nghiệp, cũng chính vì nguyên nhân này đã khiến Lý Tự Thành tạo phản. Ảnh minh họa chân dung Ôn Thị.Lý Tự Thành vốn xuất thân bần hàn, thuở nhỏ chăn dê cho nhà giàu, trưởng thành làm dịch binh. Tuy không phải là chức quan nhưng vẫn là nơi kiếm sống. Mao Ôn Thị quá đáng với Mão Vũ Kiện khiến ông ta nổi điên trả thù xin dỡ bỏ các dịch trạm cũng đồng nghĩa đã đập vỡ nồi cơm nhà Lý Tự Thành. Họa vô đơn chí, khi trở về quê nhà khoản nợ không trả được nên đã bị chủ nợ kiện vào tù, cuộc sống khốn khó khiến vợ không chịu nổi đã đi lại với người khác. Ảnh minh họa chân dung Lý Tự Thành.Bản thân Lý Tự Thành đã bị đẩy vào bước đường cùng nên sau khi ra tù dần dần từ tên lính gác quèn trở thành một mãnh tướng và một Đại Thuận hoàng đế khiến hoàng đế nhà Minh phải treo cổ tự sát, vương triều Đại Minh chính thức sụp đổ. Ảnh minh họa chân dung Lý Tự Thành.
Cuối triều đại nhà Minh xã hội rối ren, triều đình thối nát, cuối cùng không chống đỡ nổi với thù trong giặc ngoài, Sùng Trinh hoàng đế đã treo cổ tự vẫn, nhà Minh chính thức sụp đổ. Nhưng ít ai ngờ rằng chỉ vì hai người đàn bà hết sức bình thường đã khiến thiên hạ Đại Minh đi đến đoạt kết. Một người đã khiến Nỗ Nhĩ Cáp Xích phải khởi binh tấn công nhà Minh, một người đàn bà đã khiến Lý Tự Thành tạo phản. Ảnh minh họa vương triều Đại Minh.
Người đàn bà thứ nhất được ghi chép trong sử sách với cái tên"Diệp hách lão nữ". Đây chính là lão nữ người tộc Diệp Hách có tên là Đông Ca được miêu tả với nhan sắc vô cùng đáng yêu và kiều diễm. Đông Ca và Nỗ Nhĩ Cáp Xích đều là người tộc Nữ Chân nhưng không cùng bộ lạc. Năm thứ 21 Vạn Lịch tức năm 1593, bối lặc của bộ tộc Diệp Hách là Bố Dương Cổ đã hứa gả em gái 14 tuổi Đông Ca của mình cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Ảnh minh họa chân dung Nỗ Nhĩ Cáp Xích.
Anh hùng yêu mỹ nhân, Nỗ Nhĩ Cáp Xích lòng vui sướng chờ đợi ngày hạnh phúc đón mỹ nhân. Nhưng năm thứ 22 Vạn Lịch, Đông Ca bất ngờ lại trở thành vợ người khác khiến Nỗ Nhĩ Cáp Xích vô cùng thất vọng. Nhưng dường như ông trời lại mang đến chút hi vọng khi chồng Đông Ca qua đời, tuy bông hoa xưa không còn thắm nồng hương sắc, nàng Đông Ca giờ đây đã là bà lão 36 tuổi nhưng trong trái tim của người anh hùng si tình vẫn luôn dành cho nàng một vị trí đầy trang trọng yêu thương. Ảnh minh họa chân dung Đông Ca.
Nhưng Nỗ Nhĩ Cáp Xích một lần nữa lại nếm trải cảm giác cay đắng, hận thù vì Bố Dương Cổ vẫn không chịu gả "lão nữ" Đông Ca cho ông mà lại gả cho người Mông Cổ. Đến lúc này sự kiên nhẫn của Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã hết. Tháng 4 năm thứ 46 Vạn Lịch tức năm thứ ba Thiên Mệnh (1618) Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã lấy lý do "Thất đại hận" cáo thiên để khởi binh phản Minh. Ảnh minh họa chân dung Đông Ca.
Người đẹp thì không biết có đoạt lại được không vì không tìm thấy ghi chép trong các hồ sơ của nhà Minh nhưng Nỗ Nhĩ Cáp Xích cho rằng chỉ có triều Minh đứng sau hậu thuẫn thì Bố Dương Cổ mới dám làm thế. Thế là triều Minh đứng trước mối nguy cơ uy hiếp lớn từ nhà Hậu Kim. Ảnh minh họa chân dung Đông Ca.
Người đàn bà thứ hai là nguyên nhân quan trọng trong sự sụp đổ của nhà Minh phải kể đến là Ôn Thị. Trong chính sử cũng không thấy ghi chép nhưng trong các bút ký của văn nhân đương thời thì Ôn thị là người Công An, Hồ Bắc được được gả cho người đồng hương Mao Vân Kiện. Ảnh minh họa chân dung Ôn Thị.
Năm thứ hai Thiên Khải tức năm 1622, Mao Vũ Kiện thi đỗ tiến sĩ và làm tri huyện huyện Vạn Tứ Xuyên. Nguyên niên Sùng Trinh tức năm 1628, Mao Vũ Kiện được thăng chức làm ngự sử Vân Nam, tức được thăng chức từ quan viên địa phương thành quan viên trung ương. Ảnh minh họa chân dung Ôn Thị.
Đang mơ tưởng đến cuộc sống tươi đẹp ngập tràn hạnh phúc với vợ bé, rửa được nỗi hận thù bao năm chịu đựng mụ vợ gớm ghê của mình thì không ngờ bị mụ vợ đuổi kịp chặn đánh giữa đường. Người vợ bé bị đánh chết giữa đường, bản thần Mao Vũ Kiện bị quỳ mất một ngày một đêm mà vẫn không hiểu sao mụ sư tử của mình đi bằng cách nào mà đuổi kịp đập tan giấc mộng vàng của mình. Ảnh minh họa chân dung Ôn Thị.
Khi Mao Vũ Kiện làm ngự sử, Mao Ôn Thị đã lợi dụng việc công của chồng sử dụng dịch trạm để thu tiền bất chính, tư lợi cá nhân. Mao ngự sử đáng nhẽ có lợi và phải làm tiệc cảm tạ mới đúng nhưng ông vẫn hận mụ vợ nên đã dâng sớ lên triều đình xin bãi bỏ các dịch trạm ở các nơi với lý do sử dụng tiền lương trả cho các dịch binh để đối phó với đám quân của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Cuối cùng dịch trạm bị hủy bỏ, một lượng lớn dịch binh bị thất nghiệp, cũng chính vì nguyên nhân này đã khiến Lý Tự Thành tạo phản. Ảnh minh họa chân dung Ôn Thị.
Lý Tự Thành vốn xuất thân bần hàn, thuở nhỏ chăn dê cho nhà giàu, trưởng thành làm dịch binh. Tuy không phải là chức quan nhưng vẫn là nơi kiếm sống. Mao Ôn Thị quá đáng với Mão Vũ Kiện khiến ông ta nổi điên trả thù xin dỡ bỏ các dịch trạm cũng đồng nghĩa đã đập vỡ nồi cơm nhà Lý Tự Thành. Họa vô đơn chí, khi trở về quê nhà khoản nợ không trả được nên đã bị chủ nợ kiện vào tù, cuộc sống khốn khó khiến vợ không chịu nổi đã đi lại với người khác. Ảnh minh họa chân dung Lý Tự Thành.
Bản thân Lý Tự Thành đã bị đẩy vào bước đường cùng nên sau khi ra tù dần dần từ tên lính gác quèn trở thành một mãnh tướng và một Đại Thuận hoàng đế khiến hoàng đế nhà Minh phải treo cổ tự sát, vương triều Đại Minh chính thức sụp đổ. Ảnh minh họa chân dung Lý Tự Thành.