Dưới thời nhà Lý, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan đã 2 lần "buông rèm nhiếp chính", giúp đất nước hưng thịnh, Phật giáo phát triển.
Tuy vậy giai thoại về việc tranh quyền hành thông qua bạo lực của bà đã để lại nhiều tranh cãi xung quanh nhân vật này.
|
Tượng đài Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan. |
Ỷ Lan (sinh ngày 7 tháng 3 năm 1044, mấy ngày 24 tháng 8 năm 1117), hay còn gọi là Linh Nhân Hoàng thái hậu, là phi tần của hoàng đế Lý Thánh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam.
Xuất thân là một thôn nữ nên khi sống trong cảnh lầu son gác tía, bà Ỷ Lan vẫn không quên những nỗi thống khổ của người dân nghèo. Khi chấp chính, bà đã tự mình hoặc cùng vua ban hành nhiều chính sách ích quốc lợi dân. Tuy nhiên trong cuộc đời lừng lẫy của Nguyên phi Ỷ Lan cũng không tránh khỏi những “góc khuất”, thậm chí “tỳ vết”.
Theo sử sách chép, khi nhà vua Lý Thánh Tông đang đi đánh Chiêm thành, bà Ỷ Lan ở nhà hạ sinh ra Càn Đức. Phe cánh Dương Thị (Dương Hoàng hậu) mạnh ở trong triều, cho bắt Càn Đức và thay bằng con mèo rồi vu cho Ỷ Lan đẻ ra mèo, giam vào lãnh cung. Dương Thị nuôi Càn Đức như là mẹ chính thức.
Năm 1072, vua Lý Thánh Tông qua đời, Thái tử Càn Đức (con đẻ của Ỷ Lan Nguyên phi) mới 6 tuổi lên nối ngôi, hiệu là Lý Nhân Tông (1072-1127). Ỷ Lan được tôn phong Linh Nhân thái phi, còn hoàng hậu họ Dương là Thượng Dương Hoàng thái hậu - đã dựa vào thế lực của Thái sư Lý Đạo Thành, gạt Ỷ Lan ra khỏi triều đình.
Ngoài ra, lễ xưa cũng quy định, hễ hoàng đế lên ngôi lúc còn nhỏ tuổi thì thái hậu được quyền nhiếp chính, nhưng Dương thái hậu lại không phải là mẹ đẻ của Lý Nhân Tông, điều đó càng khiến Linh Nhân thái phi căm tức. Đến năm 1073, một vụ tàn sát bi thảm đã diễn ra, mà nạn nhân chính là Dương thái hậu cùng 72 thị nữ (cũng có sách nói là 76 thị nữ).
Dương Thị và 72 cung nữ bị đem chôn đến cổ rồi lấy bừa bừa 72 cái đầu. Chỗ chôn 72 người gọi là mả các bà nàng, gọi tắt là Mả nàng. Ỷ Lan vốn sùng đạo Phật, lại thêm sợ họ oán, đã sai làm một lúc 72 ngôi chùa.
Sách Đại Việt sử kí toàn thư ghi: Linh nhân có tính hay ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không được dự chính sự, mới kêu với Vua rằng: Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý thì người khác hưởng, vậy con để mẹ già vào đâu? Vua bèn sai giam Dương thái hậu và 76 người thị nữ vào cung Thượng Dương rồi bức phải chết, cho chôn theo lăng của Thánh Tông.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: “Nhân Tông là người nhân hiếu, Linh Nhân là người sùng Phật, sao lại đến nỗi giết Thái Hậu, hãm hại người vô tội đến mức tàn nhẫn như thế? Ấy vì ghen là tính thường có của đàn bà, huống chi lại là mẹ đẻ mà không được dự chính sự. Linh nhân dẫu là người hiền cung không thể nhẫn nại được, cho nên phải kêu với Vua. Bấy giờ, Vua còn trẻ thơ, chỉ biết chiều lòng mẹ là thích mà không biết là lỗi to…”
Sau khi loại bỏ được Dương Thái hậu, một mình buông rèm nhiếp chính, để chấn hưng văn hóa, Linh Nhân Hoàng thái hậu đã cho xây Quốc Tử Giám vào năm 1076 và mở khoa thi Nho học đầu tiên để chọn người hiền tài vào năm 1075.
Trước họa quân Tống kéo sang xâm lược, vua Lý Nhân Tông lúc ấy chưa quá 10 tuổi, Ỷ Lan đã bỏ qua hiềm khích cũ, điều Lý Đại Thành đang chấn ải Nghệ An về trao lại chức Thái sư, cùng ông lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến.
Chiến thắng vang dội trên dòng sông Như Nguyệt (1076) đã buộc nhà Tống phải công nhận Đại Việt là một quốc gia độc lập năm 1077, ngoài tài cầm quân của vị anh hùng kiệt xuất Thái úy Lý Thường Kiệt, thì không thể không kể đến công lao to lớn của Hoàng thái hậu Ỷ Lan.
>>> Mời quý độc giả xem video Chuyện ấy của các Hoàng đế xưa (nguồn Youtube):