Alexander Đại đế qua đời vì “dòng sông địa ngục“?

Google News

(Kiến Thức) – Các nhà khoa học cho rằng, một loại vi khuẩn cực độc tại dòng sông "địa ngục" Styx có thể là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Alexander Đại đế.



    Trong thời gian Alexander Đại đế trị vì (ông còn được biết đến với tên gọi Hoàng đế Alexandros III của Macedonia), sông Styx cũng đã rất nổi tiếng vì nước ở đó bị nhiễm độc nặng. Một loại vi khuẩn cực kỳ độc hại đã tồn tại ở sông Styx có thể là chất độc đã giết chết Alexander Đại đế vào năm 323 trước Công nguyên. Chính vì vậy, người ta gọi dòng sông này là "địa ngục". Tuy nhiên, các nhà khoa học không thể chắc chắn 100% về khả năng này.

    Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, calicheamixin là một hợp chất cực độc sinh ra từ chất Micromonospora echinospora. Chính những chất độc hại này đã tạo nên dòng sông “địa ngục”.  

    Theo truyền thuyết, dòng sông Styx là nơi con người liên lạc, tiếp xúc với thế giới bên kia. Đây cũng là ranh giới giữa địa ngục và trần gian cũng như là địa điểm các vị thần thực hiện những lời thề thiêng liêng.

    "Nếu như các vị thần nói dối, chúa tể của các vị thần là Zeus sẽ buộc họ phải uống nước của dòng sông độc hại đó cũng như đẩy họ xuống dưới. Nhà thơ Hy Lạp Hesiod sống ở thế kỷ thứ 8 trước công nguyên đã viết rằng, các vị thần đã không thể di chuyển, hít thở hoặc nói chuyện trong một năm nếu như phản bội lại lời thề và bất trung với Zeus", chuyên gia nghiên cứu học Adrienne Mayor thuộc Đại học Stanford cho biết.

    Theo một tài liệu địa lý của Pausanias (Hy Lạp) (110-180), dòng sông Styx có thể phá hủy đồ vật làm từ gốm, pha lê và đồng. Chỉ có móng của loài la hay ngựa mới có thể chịu được sức phá hủy ghê gớm của những loại vi khuẩn cực độc có ở dòng sông trên.

    "Trên thực tế, không có nhà văn cổ đại nào nghi ngờ về sự tồn tại của một chất độc nguy hiểm có thể giết chết người ở sông Styx", chuyên gia nghiên cứu Adrienne Mayor đồng thời là tác giả cuốn sách "The Poison King" cho hay.

    Các nhà nghiên cứu tin rằng, chất độc thần thoại calicheamixin có ở dòng sông Styx là một vi khuẩn có độc tính rất mạnh. "Nó chỉ mới được con người phát hiện và chú ý vào những năm 1980. Loại vi khuẩn này được tìm thấy trong trầm tích vôi thường xuất hiện ở Hy Lạp", nhà nghiên cứu chất độc tại Viện nghiên cứu Pfizer là Antoinette Hayes chia sẻ.

    Như vậy, rất có thể nước sông Styx độc vì nó chứa calicheamicin và Alexander Đại đế trúng độc do uống nước từ sông Styx.

    Ngày nay, sông Styx được cho là sông Mavroneri hay còn gọi là "sông Nước đen". Nó chảy từ những vùng núi cao của A-chai, Hy Lạp. Vùng nước lạnh của những thác nước chảy qua vách đá vôi đã tạo thành thác nước cao thứ hai ở Hy Lạp.

    "Thật không may là các nhà khoa học hiện đại vẫn chưa nghiên cứu đầy đủ về đại chất của dòng sông này. Do đó, họ không có dữ liệu nào về sự tồn tại của vi khuẩn calicheamixin", chuyên gia thủy địa hóa học tại Viện nghiên cứu địa lý quốc gia và núi lửa ở Palermo (Italy) là Walter D'Alessandro cho biết.

     Nhiều chuyên gia cho rằng, Alexander Đại đế qua đời do uống phải nước chứa vi khuẩn cực độc ở sông Styx.

    Alexander Đại đế đã ngã bệnh sau khi tham gia nhiều bữa tiệc rượu thâu đêm ở Babylon (Iraq hiện nay). Sau đó, vị hoàng đế này đột nhiên cảm thấy "đau như bị dao đâm qua gan" và sai người hầu đưa trở về phòng nghỉ ngơi. Trong 12 ngày tiếp theo, Alexander Đại đế lên cơn sốt cao và cảm thấy đau bụng cũng như khó chịu ở tất cả khớp xương. Ông chỉ có thể cử động con ngươi và bàn tay. Vị hoàng đế trẻ tuổi cũng không thể nói được lời nào kể từ khi ngã bệnh. Cuối cùng ông qua đời vào ngày 11/6/323 trước Công nguyên - trước sinh nhật lần thứ 33 của mình.

    Sự ra đi đột ngột và đầy bí ẩn của Alexander Đại đế đã khiến nhiều người hoài nghi rằng, ông bị ngộ độc, uống quá nhiều rượu nặng, nhiễm khuẩn huyết, viêm tụy, bệnh sốt rét, thương hàn hay bị đầu độc ….

    "Điều đáng chú ý là Alexander Đại đế có một số triệu chứng dường như trùng khớp với các vị thần trong thần thoại Hy Lạp cổ đại sau khi họ uống nước sông Styx. Ông đã không thể nói được sau khi bị ép uống nước ở dòng sông độc hại do phản bội lại lời thề. Sau đó, vị hoàng đế rơi vào trạng thái như hôn mê rồi qua đời”, ông Hayes cho hay.

    Theo Hayes, chất cytotoxins có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng sốt cao, thương hàn, đau cơ nặng và đau thần kinh ở Alexander Đại đế.

    TIN BÀI LIÊN QUAN


    BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU




    Nhật Anh (theo Live Science)

    Bình luận(0)