Dưới thời trị vì của vua Lê Hiến Tông nhà Hậu Lê, vị quan đại thần tên là Đinh Lưu (Đinh Lưu Kim) đã được vua ban thưởng tới 300 mẫu ruộng nhờ biệt tài đá cầu giỏi.Lê Hiến Tông (1461-1504) là vị vua thứ 6 của nhà Hậu Lê, ông là con trưởng của vua Lê Thánh Tông, lúc nhỏ còn có tên là Lê Tranh. Giai đoạn nắm quyền của Lê Hiến Tông, nhà Hậu Lê vẫn giữ được sự thịnh trị, trước khi suy yếu dưới thời vua Lê Uy Mục.Trong một lần vào dịp tiết Đoan ngọ (5/5 âm lịch), khi các quan dâng sớ mừng, Đinh Lưu lại xin đá cầu chúc thọ và nói rằng số lần ông đá quả cầu không rơi sẽ ứng với tuổi thọ của vua. Sau khi ông đá mãi tới hàng trăm lần cầu vẫn không rơi, vua Lê Hiến Tông rất thích thú ban thưởng cho ông 300 mẫu ruộng ở châu Võ Nhai (Võ Nhai, Thái Nguyên ngày nay).Tài đá cầu của Đinh Lưu nổi tiếng đương thời, dân gian khen ngợi Đinh Lưu là bậc kỳ tài đá cầu, lại là người có dũng khí và tự tin nên tôn ông là Trạng Cầu.Đinh Lưu (1479-?) vốn người làng An Dật, huyện Thanh Lâm, phủ Thượng Hồng, thừa tuyên Hải Dương (nay thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương).Ngay từ nhỏ, Đinh Lưu đã nổi danh là thần đồng. Không chỉ giỏi văn thơ, ông còn hiểu bách công kỹ nghệ, thành thạo nhiều nghề, giỏi nhiều môn như tài cưỡi ngựa, bắn cung, đánh bóng, nhất là giỏi đá cầu. Ông từng thi đỗ thám hoa khoa Bính Thìn (năm 1496) đời Lê Thánh Tông, khi mới chỉ 17 tuổi.Sau khi thi cử đỗ đạt, Đinh Lưu ra làm quan đến chức Đông các đại học sĩ - một trong những chức quan trụ cột dưới thời phong kiến.Theo sách Tục biên Công dư tiệp ký, dưới thời trị vì của vua Lê Uy Mục (1505-1509), Đinh Lưu bị nghi kỵ, vua quỷ Uy Mục ép ông phải tự vẫn. Không còn con đường nào khác, Đinh Lưu phải trốn sang Chiêm Thành, kết cục cuối cùng của ông về sau không ai rõ. Ảnh trong bài mang tính chất minh họa.
Dưới thời trị vì của vua Lê Hiến Tông nhà Hậu Lê, vị quan đại thần tên là Đinh Lưu (Đinh Lưu Kim) đã được vua ban thưởng tới 300 mẫu ruộng nhờ biệt tài đá cầu giỏi.
Lê Hiến Tông (1461-1504) là vị vua thứ 6 của nhà Hậu Lê, ông là con trưởng của vua Lê Thánh Tông, lúc nhỏ còn có tên là Lê Tranh. Giai đoạn nắm quyền của Lê Hiến Tông, nhà Hậu Lê vẫn giữ được sự thịnh trị, trước khi suy yếu dưới thời vua Lê Uy Mục.
Trong một lần vào dịp tiết Đoan ngọ (5/5 âm lịch), khi các quan dâng sớ mừng, Đinh Lưu lại xin đá cầu chúc thọ và nói rằng số lần ông đá quả cầu không rơi sẽ ứng với tuổi thọ của vua. Sau khi ông đá mãi tới hàng trăm lần cầu vẫn không rơi, vua Lê Hiến Tông rất thích thú ban thưởng cho ông 300 mẫu ruộng ở châu Võ Nhai (Võ Nhai, Thái Nguyên ngày nay).
Tài đá cầu của Đinh Lưu nổi tiếng đương thời, dân gian khen ngợi Đinh Lưu là bậc kỳ tài đá cầu, lại là người có dũng khí và tự tin nên tôn ông là Trạng Cầu.
Đinh Lưu (1479-?) vốn người làng An Dật, huyện Thanh Lâm, phủ Thượng Hồng, thừa tuyên Hải Dương (nay thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương).
Ngay từ nhỏ, Đinh Lưu đã nổi danh là thần đồng. Không chỉ giỏi văn thơ, ông còn hiểu bách công kỹ nghệ, thành thạo nhiều nghề, giỏi nhiều môn như tài cưỡi ngựa, bắn cung, đánh bóng, nhất là giỏi đá cầu. Ông từng thi đỗ thám hoa khoa Bính Thìn (năm 1496) đời Lê Thánh Tông, khi mới chỉ 17 tuổi.
Sau khi thi cử đỗ đạt, Đinh Lưu ra làm quan đến chức Đông các đại học sĩ - một trong những chức quan trụ cột dưới thời phong kiến.
Theo sách Tục biên Công dư tiệp ký, dưới thời trị vì của vua Lê Uy Mục (1505-1509), Đinh Lưu bị nghi kỵ, vua quỷ Uy Mục ép ông phải tự vẫn. Không còn con đường nào khác, Đinh Lưu phải trốn sang Chiêm Thành, kết cục cuối cùng của ông về sau không ai rõ. Ảnh trong bài mang tính chất minh họa.