Ở thời đại nào thì việc phụ nữ nuôi sủng nam vẫn luôn là đề tài nóng hổi đối với dư luận xã hội. Nhưng vì thời đại lịch sử khác nhau thì mục đích nuôi sủng nam cũng khác nhau đặc biệt là thời cổ đại, sống giữa xã hội nam quyền và ràng buộc trong "tam tòng tứ đức" nhưng vẫn có những người phụ nữ xé rào cản nuôi sủng nam. Vậy nguyên nhân và mục đích chủ yếu có phải là vì thỏa mãn nhu cầu tình dục đơn thuần?Nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là do thỏa mãn nhu cầu tình dục. Những người đàn bà này thường là những người có dục vọng quá cao, hoang dâm vô độ nên đời sống tình dục không đơn thuần và không bị trói buộc trong các lễ giáo tầng lớp của xã hội phong kiến.Rất nhiều bà hoàng, công chúa thậm chí là dân thường đã không chịu được sự cô đơn khi thiếu vắng đàn ông. Đặc biệt là các bà hoàng trong cung cấm, do nhiều lý do khác nhau, người thì vì lý chồng mải viễn chinh, kẻ bị chồng ghẻ lạnh hay người chồng chết sớm khi sức xuân còn hừng hực.Tất cả đều vì không chịu đựng nổi sự cô đơn và sự dày vò của lửa tình cháy trong huyết quản nên đã bất chấp tất cả "vượt rào" cắm sừng lên đầu ông chồng hoàng đế hoặc bất chấp cả tôn nghiêm của một vị thái hậu nuôi sủng nam ở hậu cung để thỏa mãn dục vọng.Nguyên nhân thứ hai là muốn thể hiện sự uy nghi và quyền lực của bà hoàng: Trong lịch sử có nhiều hoàng hậu đã từng sử dụng uy quyền của mình nuôi một đám sủng nam trong hậu cung. Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là nữ hoàng Võ Tắc Thiên.Sau khi Đường Cao Tông chết, Võ Tắc Thiên đã nuôi rất nhiều "phi công trẻ" trong hậu cung vừa nhằm thỏa mãn dục tính vừa để thể hiện sự quyền uy của một nữ hoàng muốn gì được nấy.Nguyên nhân thứ ba: Muốn đấu tranh cho sự công bằng giữa nam và nữ. Đây chính là khẩu hiệu mà một số bà hoàng hay công chúa lá ngọc cành vàng từng lấy để đấu tranh khi cảm thấy bất công trong xã hội trọng nam khinh nữ. Họ đã lên tiếng đòi lại sự công bằng cho nam và nữ trong chuyện tình cảm.Nổi tiếng nhất có lẽ phải kể đến công chúa Sơn Âm triều Nam Bắc khi đã thẳng thẳn nói với hoàng đệ mình là Lưu Tử Nghiệp rằng: Tại sao cùng một dòng máu huyết thống hoàng tộc mà Lưu Tử Nghiệp được quyền có tam cung lục viện còn nàng thì không được phép nuôi sủng nam và cuối cùng nàng đã dám công khai tuyển chọn và nuôi sủng nam thậm chí còn thông dâm với chính em ruột mình là Lưu Tử Nghiệp.Nguyên nhân thứ tư: Do không may dấn thân vào chốn bụi trần nên nuôi trai bao để gửi gắm hi vọng và giấc mơ về một cuộc sống hoàn lương. Nổi tiếng nhất và bất hạnh nhất trong lịch sử có lẽ là Đỗ Thập Nương.Nàng đã nuôi một khách làng chơi để gửi gắm ủy thác giấc mơ hoàn lương của mình nhưng không ngờ người đàn ông vô lương tâm đã bán nàng cho người đàn ông khác. Trong cơn thù hận nàng đã trẫm mình xuống dòng nước siết cùng với hòm vàng bạc châu báu.Nguyên nhân thứ năm: Dám theo đuổi tình yêu đích thực của đời mình: Điển hình là công chúa Cao Dương của Đường Thái Tông. Thân là công chúa đương triều được vua cha nhất mực cưng chiều và được gả cho con trai thứ hai của tể tướng đương triều Phòng Huyền Linh là Phòng Dị Ái.Tuy phò mã là người cao quý có tiền đồ nhưng công chúa không thích mẫu võ phu mà thích văn phu tao nhã. Vì thế công chúa đã dính tiếng sét ái tình khi gặp tăng nhân Thượng Biện Cơ.Nàng đã bất chấp tất cả kể cả sự giận dữ và sự trừng phạt của hoàng thượng thông dâm với hòa thượng Thượng Biện Cơ chỉ vì được theo đuổi theo tiếng gọi của con tim mình.
Ở thời đại nào thì việc phụ nữ nuôi sủng nam vẫn luôn là đề tài nóng hổi đối với dư luận xã hội. Nhưng vì thời đại lịch sử khác nhau thì mục đích nuôi sủng nam cũng khác nhau đặc biệt là thời cổ đại, sống giữa xã hội nam quyền và ràng buộc trong "tam tòng tứ đức" nhưng vẫn có những người phụ nữ xé rào cản nuôi sủng nam. Vậy nguyên nhân và mục đích chủ yếu có phải là vì thỏa mãn nhu cầu tình dục đơn thuần?
Nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là do thỏa mãn nhu cầu tình dục. Những người đàn bà này thường là những người có dục vọng quá cao, hoang dâm vô độ nên đời sống tình dục không đơn thuần và không bị trói buộc trong các lễ giáo tầng lớp của xã hội phong kiến.
Rất nhiều bà hoàng, công chúa thậm chí là dân thường đã không chịu được sự cô đơn khi thiếu vắng đàn ông. Đặc biệt là các bà hoàng trong cung cấm, do nhiều lý do khác nhau, người thì vì lý chồng mải viễn chinh, kẻ bị chồng ghẻ lạnh hay người chồng chết sớm khi sức xuân còn hừng hực.
Tất cả đều vì không chịu đựng nổi sự cô đơn và sự dày vò của lửa tình cháy trong huyết quản nên đã bất chấp tất cả "vượt rào" cắm sừng lên đầu ông chồng hoàng đế hoặc bất chấp cả tôn nghiêm của một vị thái hậu nuôi sủng nam ở hậu cung để thỏa mãn dục vọng.
Nguyên nhân thứ hai là muốn thể hiện sự uy nghi và quyền lực của bà hoàng: Trong lịch sử có nhiều hoàng hậu đã từng sử dụng uy quyền của mình nuôi một đám sủng nam trong hậu cung. Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là nữ hoàng Võ Tắc Thiên.
Sau khi Đường Cao Tông chết, Võ Tắc Thiên đã nuôi rất nhiều "phi công trẻ" trong hậu cung vừa nhằm thỏa mãn dục tính vừa để thể hiện sự quyền uy của một nữ hoàng muốn gì được nấy.
Nguyên nhân thứ ba: Muốn đấu tranh cho sự công bằng giữa nam và nữ. Đây chính là khẩu hiệu mà một số bà hoàng hay công chúa lá ngọc cành vàng từng lấy để đấu tranh khi cảm thấy bất công trong xã hội trọng nam khinh nữ. Họ đã lên tiếng đòi lại sự công bằng cho nam và nữ trong chuyện tình cảm.
Nổi tiếng nhất có lẽ phải kể đến công chúa Sơn Âm triều Nam Bắc khi đã thẳng thẳn nói với hoàng đệ mình là Lưu Tử Nghiệp rằng: Tại sao cùng một dòng máu huyết thống hoàng tộc mà Lưu Tử Nghiệp được quyền có tam cung lục viện còn nàng thì không được phép nuôi sủng nam và cuối cùng nàng đã dám công khai tuyển chọn và nuôi sủng nam thậm chí còn thông dâm với chính em ruột mình là Lưu Tử Nghiệp.
Nguyên nhân thứ tư: Do không may dấn thân vào chốn bụi trần nên nuôi trai bao để gửi gắm hi vọng và giấc mơ về một cuộc sống hoàn lương. Nổi tiếng nhất và bất hạnh nhất trong lịch sử có lẽ là Đỗ Thập Nương.
Nàng đã nuôi một khách làng chơi để gửi gắm ủy thác giấc mơ hoàn lương của mình nhưng không ngờ người đàn ông vô lương tâm đã bán nàng cho người đàn ông khác. Trong cơn thù hận nàng đã trẫm mình xuống dòng nước siết cùng với hòm vàng bạc châu báu.
Nguyên nhân thứ năm: Dám theo đuổi tình yêu đích thực của đời mình: Điển hình là công chúa Cao Dương của Đường Thái Tông. Thân là công chúa đương triều được vua cha nhất mực cưng chiều và được gả cho con trai thứ hai của tể tướng đương triều Phòng Huyền Linh là Phòng Dị Ái.
Tuy phò mã là người cao quý có tiền đồ nhưng công chúa không thích mẫu võ phu mà thích văn phu tao nhã. Vì thế công chúa đã dính tiếng sét ái tình khi gặp tăng nhân Thượng Biện Cơ.
Nàng đã bất chấp tất cả kể cả sự giận dữ và sự trừng phạt của hoàng thượng thông dâm với hòa thượng Thượng Biện Cơ chỉ vì được theo đuổi theo tiếng gọi của con tim mình.