Các chuyên gia Nhật Bản từng khẳng định, đối tượng trung niên tiêu thụ khoảng 12 - 15g muối mỗi ngày đối diện nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp đôi so với thông thường.
Bên cạnh đó, ăn mặn còn khiến cơ thể nạp lượng natri lớn. Việc tăng nồng độ natri trong máu khiến thận phải “gồng mình” làm việc mới có thể lọc máu. Một khi lượng natri trong máu quá cao, thận không thể phát huy tối đa khả năng làm việc dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch, gây tăng huyết áp, tạo gánh nặng cho hoạt động tim mạch, loãng xương, béo phì, sỏi thận và hen suyễn.
Chọn thực phẩm tươi sống. Bằng cách lựa chọn nguyên liệu tươi sống, chị em có thể dễ dàng chế biến món ngon cho gia đình, đảm bảo sức khỏe người thân khi kiểm soát lượng muối nêm vào. Dù mất thời gian song nó được khuyến khích hơn nhiều so với lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp khiến bạn không thể kiểm soát lượng muối.
Lựa chọn một cách thông minh. Trường hợp không thể mua nguyên liệu tươi sống, chị em nên cân nhắc chọn thực phẩm đông lạnh thay đồ đóng hộp. Nguyên nhân bởi đồ đóng hộp thường tận dụng lượng muối lớn như một cách bảo quản. Đặc biệt, nên tiến hành luộc, hấp hơn là muối chua, xào mặn.
Thời điểm nêm muối. Ít bà nội trợ biết rằng, thời điểm nêm muối ảnh hưởng trực tiếp đến độ mặn nhạt. Tốt nhất, nên cho muối vào khi món ăn chuẩn bị được thưởng thức. Bằng cách này, bạn vẫn có thể cảm nhận vị đậm đà mà không phải ăn quá nhiều muối.
Đong phần muối cần nêm. Hầu hết chị em thường nêm muối bằng cảm tính. Sự bất cẩn này dễ gây dư thừa. Các chuyên gia khuyên nên dùng một chiếc muỗng nhỏ để đong muối cần thiết.
Dùng thảo dược, gia vị thay thế. Ngoài cách dùng muối để món ăn đậm đà, các bà nội trợ có thể dùng chanh, giấm để “đánh lạc hướng” cảm giác khi ăn. Bên cạnh đó, các loại thảo dược, tỏi cũng rất được khuyến khích.
Các chuyên gia Nhật Bản từng khẳng định, đối tượng trung niên tiêu thụ khoảng 12 - 15g muối mỗi ngày đối diện nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp đôi so với thông thường.
Bên cạnh đó, ăn mặn còn khiến cơ thể nạp lượng natri lớn. Việc tăng nồng độ natri trong máu khiến thận phải “gồng mình” làm việc mới có thể lọc máu. Một khi lượng natri trong máu quá cao, thận không thể phát huy tối đa khả năng làm việc dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch, gây tăng huyết áp, tạo gánh nặng cho hoạt động tim mạch, loãng xương, béo phì, sỏi thận và hen suyễn.
Chọn thực phẩm tươi sống. Bằng cách lựa chọn nguyên liệu tươi sống, chị em có thể dễ dàng chế biến món ngon cho gia đình, đảm bảo sức khỏe người thân khi kiểm soát lượng muối nêm vào. Dù mất thời gian song nó được khuyến khích hơn nhiều so với lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp khiến bạn không thể kiểm soát lượng muối.
Lựa chọn một cách thông minh. Trường hợp không thể mua nguyên liệu tươi sống, chị em nên cân nhắc chọn thực phẩm đông lạnh thay đồ đóng hộp. Nguyên nhân bởi đồ đóng hộp thường tận dụng lượng muối lớn như một cách bảo quản. Đặc biệt, nên tiến hành luộc, hấp hơn là muối chua, xào mặn.
Thời điểm nêm muối. Ít bà nội trợ biết rằng, thời điểm nêm muối ảnh hưởng trực tiếp đến độ mặn nhạt. Tốt nhất, nên cho muối vào khi món ăn chuẩn bị được thưởng thức. Bằng cách này, bạn vẫn có thể cảm nhận vị đậm đà mà không phải ăn quá nhiều muối.
Đong phần muối cần nêm. Hầu hết chị em thường nêm muối bằng cảm tính. Sự bất cẩn này dễ gây dư thừa. Các chuyên gia khuyên nên dùng một chiếc muỗng nhỏ để đong muối cần thiết.
Dùng thảo dược, gia vị thay thế. Ngoài cách dùng muối để món ăn đậm đà, các bà nội trợ có thể dùng chanh, giấm để “đánh lạc hướng” cảm giác khi ăn. Bên cạnh đó, các loại thảo dược, tỏi cũng rất được khuyến khích.