Cho đến nay, xạ trị, hóa trị và phẫu thuật là ba phương pháp phổ biến nhất được sử dụng trong nỗ lực tiêu diệt tế bào ung thư. Sử dụng những phương pháp này thường có tác dụng phụ đi kèm như buồn nôn, khó nuốt, chán ăn và bỏ bữa.
Đối với trường hợp buồn nôn, chán ăn, bạn nên điều chỉnh cách ăn uống bằng cách cố gắng ăn chậm, nhai kỹ và giữ cơ thể theo hướng thẳng đứng để giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa.
Dù mệt mỏi đến đâu cũng không nằm nghỉ ngay lập tức, hãy cố gắng chờ ít nhất hai tiếng sau khi ăn. Việc ăn trong ngày cũng nên chia thành nhiều bữa nhỏ; tránh các thức ăn quá ngọt, nhiều dầu mỡ. Nếu không may ăn phải đồ quá ngọt hoặc quá đậm có thể xử trí bằng cách uống thêm nước ngay sau đó.
Khi cơn buồn nôn ập đến, không nên cố gắng đẩy nó ra vì như vậy chỉ làm bạn lãng phí nỗ lực cố gắng bổ sung dinh dưỡng. Hãy thở sâu, chậm thông qua đường miệng thay cho đường mũi như những lúc bình thường.
Đối với vấn đề về vị giác, trước mỗi bữa ăn bệnh nhân nên súc miệng. Việc làm này sẽ làm ẩm khoang miệng khiến việc nuốt trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó cũng làm sạch các chất có trong khoang miệng giúp bạn dễ cảm nhận được hương vị có trong món ăn. Bạn có thể uống nước chanh để kích thích tiết nước bọt, tăng cường vị giác song tránh dùng vị chanh nhân tạo bởi nó không mang lại hiệu quả như đã nêu.
Đối phó với khó nuốt, bạn chọn thức ăn dưới dạng mềm như nước sốt, đậu phụ. Ngoài ra, bạn cũng nên thưởng thức món canh từ cá. Việc này vừa giúp bạn khắc phục yếu tố khô miệng vừa có khả năng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn cũng lưu ý tránh các loại thức ăn quá nóng hay quá nguội, cắn nhỏ và nhai kỹ để không bị đau khi nuốt thức ăn.
Nguyên nhân gây nên khó nuốt bắt nguồn từ việc điều trị hóa chất và xạ trị vào vùng đầu hoặc cổ, làm giảm lượng nước bọt được tiết ra, gây khô miệng.
Uống đủ nước, điều này đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân sử dụng phương pháp hóa trị. Sử dụng phương pháp này có thể gây đau miệng, sưng hay thậm chí phồng rộp ở cổ họng. Sáu đến tám ly nước mỗi ngày là phù hợp song cần tránh uống một lúc mà nên chia ra để uống nhiều lần trong ngày. Tốt nhất, bạn nên mua một máy sinh tố để tạo ra các thức uống bổ dưỡng như sinh tố trái cây, sữa đậu nành... Nếu việc nhai nuốt gây đau đớn thì có thể thay thế hoàn toàn bằng thức ăn dạng lỏng hoặc sử dụng ống dẫn đưa thức ăn vào dạ dày.
Tăng cường ăn cà chua: cà chua rất giàu vitamin A, B, C, P, -caroten giúp trị một số bệnh như giảm cholesterol, giải độc, giải nhiệt, mát máu...
Ngoài ra, cà chua cũng chứa một lượng lớn chất lycopene, một tác nhân chống oxy hóa, có khả năng hóa giải các gốc tự do. Như đã biết, các gốc tự do nội sinh và ngoại sinh có trong cơ thể gây phá hủy cấu trúc DNA và RNA (những phân tử di truyền trong tế bào), tạo nên đột biến gen gây ung thư, đồng thời phá hủy tế bào, thoái biến các cơ quan dẫn đến bệnh tật, già yếu rồi tử vong.
Cho đến nay, xạ trị, hóa trị và phẫu thuật là ba phương pháp phổ biến nhất được sử dụng trong nỗ lực tiêu diệt tế bào ung thư. Sử dụng những phương pháp này thường có tác dụng phụ đi kèm như buồn nôn, khó nuốt, chán ăn và bỏ bữa.
Đối với trường hợp buồn nôn, chán ăn, bạn nên điều chỉnh cách ăn uống bằng cách cố gắng ăn chậm, nhai kỹ và giữ cơ thể theo hướng thẳng đứng để giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa.
Dù mệt mỏi đến đâu cũng không nằm nghỉ ngay lập tức, hãy cố gắng chờ ít nhất hai tiếng sau khi ăn. Việc ăn trong ngày cũng nên chia thành nhiều bữa nhỏ; tránh các thức ăn quá ngọt, nhiều dầu mỡ. Nếu không may ăn phải đồ quá ngọt hoặc quá đậm có thể xử trí bằng cách uống thêm nước ngay sau đó.
Khi cơn buồn nôn ập đến, không nên cố gắng đẩy nó ra vì như vậy chỉ làm bạn lãng phí nỗ lực cố gắng bổ sung dinh dưỡng. Hãy thở sâu, chậm thông qua đường miệng thay cho đường mũi như những lúc bình thường.
Đối với vấn đề về vị giác, trước mỗi bữa ăn bệnh nhân nên súc miệng. Việc làm này sẽ làm ẩm khoang miệng khiến việc nuốt trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó cũng làm sạch các chất có trong khoang miệng giúp bạn dễ cảm nhận được hương vị có trong món ăn. Bạn có thể uống nước chanh để kích thích tiết nước bọt, tăng cường vị giác song tránh dùng vị chanh nhân tạo bởi nó không mang lại hiệu quả như đã nêu.
Đối phó với khó nuốt, bạn chọn thức ăn dưới dạng mềm như nước sốt, đậu phụ. Ngoài ra, bạn cũng nên thưởng thức món canh từ cá. Việc này vừa giúp bạn khắc phục yếu tố khô miệng vừa có khả năng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn cũng lưu ý tránh các loại thức ăn quá nóng hay quá nguội, cắn nhỏ và nhai kỹ để không bị đau khi nuốt thức ăn.
Nguyên nhân gây nên khó nuốt bắt nguồn từ việc điều trị hóa chất và xạ trị vào vùng đầu hoặc cổ, làm giảm lượng nước bọt được tiết ra, gây khô miệng.
Uống đủ nước, điều này đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân sử dụng phương pháp hóa trị. Sử dụng phương pháp này có thể gây đau miệng, sưng hay thậm chí phồng rộp ở cổ họng. Sáu đến tám ly nước mỗi ngày là phù hợp song cần tránh uống một lúc mà nên chia ra để uống nhiều lần trong ngày. Tốt nhất, bạn nên mua một máy sinh tố để tạo ra các thức uống bổ dưỡng như sinh tố trái cây, sữa đậu nành... Nếu việc nhai nuốt gây đau đớn thì có thể thay thế hoàn toàn bằng thức ăn dạng lỏng hoặc sử dụng ống dẫn đưa thức ăn vào dạ dày.
Tăng cường ăn cà chua: cà chua rất giàu vitamin A, B, C, P, -caroten giúp trị một số bệnh như giảm cholesterol, giải độc, giải nhiệt, mát máu...
Ngoài ra, cà chua cũng chứa một lượng lớn chất lycopene, một tác nhân chống oxy hóa, có khả năng hóa giải các gốc tự do. Như đã biết, các gốc tự do nội sinh và ngoại sinh có trong cơ thể gây phá hủy cấu trúc DNA và RNA (những phân tử di truyền trong tế bào), tạo nên đột biến gen gây ung thư, đồng thời phá hủy tế bào, thoái biến các cơ quan dẫn đến bệnh tật, già yếu rồi tử vong.