Cố gắng chịu đựng một mình. Khi mắc ung thư, không ít người cảm thấy tự ti và cố gắng cô lập mình. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có lợi. Bạn hãy tăng cường mối quan hệ. Họ sẽ giúp bạn giải tỏa những lo lắng không cần thiết cũng như đưa ra lời khuyên hợp lý khi cần thiết.
Ngoài việc chia sẻ vấn đề với các thành viên khác trong gia đình, bạn cũng nên tham gia các hoạt động giải trí. Việc lo lắng quá mức chỉ làm bạn mệt mỏi, khiến bệnh nhân mất đi một chỗ dựa vững chắc mà thôi. Âm thầm chịu đau đớn. Sự đau đớn không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn mang lại những tác động tiêu cực đến tinh thần bệnh nhân. Thay vì hành hạ bản thân, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm lựa chọn phương pháp giảm đau hữu hiệu. Chẳng hạn, bạn có thể lựa chọn thuốc giảm đau trong tình huống này. Tiếp nhận thông tin từ một nguồn. Việc tiếp nhận ý kiến thứ hai hoặc thứ ba, thậm chí thứ tư khi bạn mắc ung thư là việc bình thường. Khó có thể khẳng định bác sĩ của bạn am hiểu tường tận mọi vấn đề về căn bệnh bạn đang mang. Hãy tiếp nhận ý kiến của một số bác sĩ, trung tâm điều trị ung thư để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với bản thân. Cảm thấy xấu hổ. Nhiều trường hợp mắc ung thư phổi bắt nguồn từ thói quen hút thuốc lá trong quá khứ. Chính vì vậy, không ít bệnh nhân cảm thấy hối tiếc về những điều đã làm. Đừng xấu hổ, suy diễn khiến bản thân rơi vào cái bẫy cảm giác khi quy kết mình bị như vậy là đáng đời. Không ai đáng bị ung thư cả. Không dành thời gian cho bạn bè. Hãy giành thêm thời gian gần gũi bạn bè và những người thân yêu. Hãy cảm nhận sự quan tâm của họ, điều mà trước đây có thể bạn không hề nhận thấy. Tâm lý thoải mái sẽ khiến bạn cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn, tích cực tham gia điều trị đến cùng. Quá lạc quan, không nắm rõ tình hình bệnh tật. Các chuyên gia khẳng định tích cực, lạc quan là điều cần thiết khi điều trị ung thư phổi. Tuy nhiên, đối mặt với sự thực sẽ giúp bạn hiểu rõ tình hình của mình. Từ đó, cẩn thận kết hợp với chỉ dẫn của bác sĩ nhằm điều trị hiệu quả.
Cố gắng chịu đựng một mình. Khi mắc ung thư, không ít người cảm thấy tự ti và cố gắng cô lập mình. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có lợi. Bạn hãy tăng cường mối quan hệ. Họ sẽ giúp bạn giải tỏa những lo lắng không cần thiết cũng như đưa ra lời khuyên hợp lý khi cần thiết.
Ngoài việc chia sẻ vấn đề với các thành viên khác trong gia đình, bạn cũng nên tham gia các hoạt động giải trí. Việc lo lắng quá mức chỉ làm bạn mệt mỏi, khiến bệnh nhân mất đi một chỗ dựa vững chắc mà thôi.
Âm thầm chịu đau đớn. Sự đau đớn không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn mang lại những tác động tiêu cực đến tinh thần bệnh nhân. Thay vì hành hạ bản thân, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm lựa chọn phương pháp giảm đau hữu hiệu. Chẳng hạn, bạn có thể lựa chọn thuốc giảm đau trong tình huống này.
Tiếp nhận thông tin từ một nguồn. Việc tiếp nhận ý kiến thứ hai hoặc thứ ba, thậm chí thứ tư khi bạn mắc ung thư là việc bình thường. Khó có thể khẳng định bác sĩ của bạn am hiểu tường tận mọi vấn đề về căn bệnh bạn đang mang. Hãy tiếp nhận ý kiến của một số bác sĩ, trung tâm điều trị ung thư để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với bản thân.
Cảm thấy xấu hổ. Nhiều trường hợp mắc ung thư phổi bắt nguồn từ thói quen hút thuốc lá trong quá khứ. Chính vì vậy, không ít bệnh nhân cảm thấy hối tiếc về những điều đã làm. Đừng xấu hổ, suy diễn khiến bản thân rơi vào cái bẫy cảm giác khi quy kết mình bị như vậy là đáng đời. Không ai đáng bị ung thư cả.
Không dành thời gian cho bạn bè. Hãy giành thêm thời gian gần gũi bạn bè và những người thân yêu. Hãy cảm nhận sự quan tâm của họ, điều mà trước đây có thể bạn không hề nhận thấy. Tâm lý thoải mái sẽ khiến bạn cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn, tích cực tham gia điều trị đến cùng.
Quá lạc quan, không nắm rõ tình hình bệnh tật. Các chuyên gia khẳng định tích cực, lạc quan là điều cần thiết khi điều trị ung thư phổi. Tuy nhiên, đối mặt với sự thực sẽ giúp bạn hiểu rõ tình hình của mình. Từ đó, cẩn thận kết hợp với chỉ dẫn của bác sĩ nhằm điều trị hiệu quả.