Giảm lượng muối trong đồ ăn. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cảnh báo lượng muối được tìm thấy quá nhiều trong đồ ăn là một trong những yếu tố gây bệnh ung thư dạ dày. Ngoài việc giảm lượng muối trong bữa ăn, bạn nên tăng cường hấp thu chất xơ từ trái cây và rau xanh. Việc hấp thu nhiều beta carotene và vitamin C có thể tránh được hiểm họa ung thư. Tăng lượng mầm cải xanh. Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật năm 2009 cho thấy, việc duy trì ăn khoảng 2,5 oz mầm cải xanh mỗi ngày kéo dài trong vòng hai tháng có thể giảm tới 40% nguy cơ mắc bệnh. Mầm cải xanh dễ tìm ở các sạp bán rau. Nó phù hợp để chế biến thành các món salad, súp hoặc ăn kèm bánh mì.Bỏ thuốc lá. Tổ chức Ung thư Mỹ khẳng định, người hút thuốc có khả năng mắc ung thư dạ dày cao hơn hai lần so với người không có thói quen xấu này. Nguyên nhân là, thuốc lá chứa tới hơn 40 độc tố gây ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến thực quản, miệng và phổi dễ bị tổn hại. Xử lý tình trạng trào ngược dạ dày. Bệnh trào ngược dịch vị dạ dày có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của niêm mạc. Sự phát triển bất ổn này tỷ lệ thuận với nguy cơ phát bệnh ở dạ dày và thực quản. Hạn chế các thực phẩm hun khói và dầu mỡ. Trong thực phẩm hun khói có chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene. Bên cạnh đó, những thực phẩm rán, nướng, xào tái chế nhiều lần cũng hình thành chất ung thư giống như ở thực phẩm hun khói.Hạn chế ăn thực phẩm quá nóng. Thường xuyên ăn đồ ăn nóng hơn 60 độ C dễ gây ra viêm niêm mạc miệng, viêm thực quản, viêm dạ dày, tình trạng viêm nhiễm thời gian dài sẽ dẫn đến ung thư.
Giảm lượng muối trong đồ ăn. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cảnh báo lượng muối được tìm thấy quá nhiều trong đồ ăn là một trong những yếu tố gây bệnh ung thư dạ dày.
Ngoài việc giảm lượng muối trong bữa ăn, bạn nên tăng cường hấp thu chất xơ từ trái cây và rau xanh. Việc hấp thu nhiều beta carotene và vitamin C có thể tránh được hiểm họa ung thư.
Tăng lượng mầm cải xanh. Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật năm 2009 cho thấy, việc duy trì ăn khoảng 2,5 oz mầm cải xanh mỗi ngày kéo dài trong vòng hai tháng có thể giảm tới 40% nguy cơ mắc bệnh. Mầm cải xanh dễ tìm ở các sạp bán rau. Nó phù hợp để chế biến thành các món salad, súp hoặc ăn kèm bánh mì.
Bỏ thuốc lá. Tổ chức Ung thư Mỹ khẳng định, người hút thuốc có khả năng mắc ung thư dạ dày cao hơn hai lần so với người không có thói quen xấu này. Nguyên nhân là, thuốc lá chứa tới hơn 40 độc tố gây ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến thực quản, miệng và phổi dễ bị tổn hại.
Xử lý tình trạng trào ngược dạ dày. Bệnh trào ngược dịch vị dạ dày có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của niêm mạc. Sự phát triển bất ổn này tỷ lệ thuận với nguy cơ phát bệnh ở dạ dày và thực quản.
Hạn chế các thực phẩm hun khói và dầu mỡ. Trong thực phẩm hun khói có chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene. Bên cạnh đó, những thực phẩm rán, nướng, xào tái chế nhiều lần cũng hình thành chất ung thư giống như ở thực phẩm hun khói.
Hạn chế ăn thực phẩm quá nóng. Thường xuyên ăn đồ ăn nóng hơn 60 độ C dễ gây ra viêm niêm mạc miệng, viêm thực quản, viêm dạ dày, tình trạng viêm nhiễm thời gian dài sẽ dẫn đến ung thư.