Khoảng 10% dân số có thói quen nhai trầu mỗi ngày, phần trăm này lại hầu như thuộc về dân số già - độ tuổi rất dễ mắc ung thư. Đối với người dân châu Á, trầu cau còn được xem như cà phê, người ta dùng nó để giúp tỉnh táo, chống buồn ngủ vì có chất nicotine, coffein và alcohol. Thậm chí, quả cau còn được xem như là biểu tượng của tình yêu, hôn nhân, gia đình hạnh phúc.Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng, tỷ lệ ung thư miệng rất cao đang phá hoại cuộc sống của nhiều người nhai trầu, ngay cả với những ai đã bỏ thói quen này cả thập kỷ. Tại Đài Loan, nơi quả cau thường được gọi là “kẹo cao su”, chính quyền đang áp dụng nhiều biện pháp để chấm dứt thói quen nhai trầu đã tồn tại rất lâu, nhằm giảm thiểu hàng ngàn trường hợp tử vong mỗi năm.Rất nguy hiểm là, người dân Châu Á không nhai cau riêng lẻ, họ thường nhai cau tươi hoặc sau khi phơi khô cùng một ít vôi tôi, lá trầu, các chất tạo mùi như bạch đậu khấu, quế, thuốc lá. Giới nhiên cứu đã liệt kê những thành phần này có thể mang lại rủi ro ung thư (ngoại trừ bạch đậu khấu và quế).Chất gây ung thư đã được tìm thấy trong nước bọt của những người nhai trầu, mặc dù nó không được xác định rõ là từ thuốc lá hay từ cau. Tuy nhiên, trong cau có hợp chất nicotine giống thuốc lá và điều này hiển nhiên sẽ có hại cho sức khỏe của bạn.Hơn nữa, lá trầu kết hợp với cau cũng không phải là an toàn. Ở một số nơi, vì lợi nhuận trước mắt, người trồng trầu còn cho thêm thuốc trừ sâu và thuốc diệt côn trùng. Khi nhai cau trầu, thường dùng lá trầu tươi và những hóa chất trong các loại thuốc này lại không hề giảm đi. Thuốc trừ sâu đã được chứng minh có liên quan đến các bệnh ung thư như bạch huyết, ung thư máu ...Vôi để quết khi ăn cau trầu cũng tạo ra hàng tá những đường rãnh li ti trong khoang miệng mà mắt thường không nhìn thấy, tạo cơ hội cho ung thư phát triển.Sau khi nghiên cứu các nghiên cứu y tế liên quan, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế kết luận rằng, hạt cau làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở người. Nhiều hợp chất có trong hạt cau, đặc biệt là arecoline, góp phần làm thay đổi mô ở niêm mạc miệng.Thậm chí, bác sỹ chuyên gia ung thư tại Đài Loan cho rằng, hầu hết những tín đồ của trầu cau còn không biết, hạt cau có thể gây ung thư miệng, tỷ lệ tử vong vì ung thư miệng ở Đài Loan xếp hàng đầu thế giới. Mỗi năm, khoảng 5.400 người đàn ông Đài Loan được chẩn đoán mắc bệnh ung thư miệng hoặc tổn thương tiền ung thư và khoảng 80-90% trong số đó có thói quen nhai trầu.Triệu chứng sớm của căn bệnh ung thư miệng này là, sẽ xuất hiện những đốm nhỏ li ti màu đỏ trong miệng và nó sẽ nhanh chóng bị lở loét. So với những loại ung thư khác, ung thư miệng khó che dấu hơn bởi nó hiển hiện ra ngoài. Chính vì vậy, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh và càng làm cho bệnh tình nặng hơn.Chính phủ Đài Loan đang giúp người dân nhận biết bệnh ung thư này sớm bằng cách cung cấp dịch vụ kiểm tra miệng miễn phí và triển khai các chương trình giúp họ bỏ thói quen ăn trầu cau. Đài Loan cũng trợ cấp về mặt kinh tế cho nông dân chặt bỏ cau và trồng cây khác thay thế. Các nước châu Á như Ấn Độ và Thái Lan cũng đang nỗ lực thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức cho người dân về sự nguy hiểm rình rập khi nhai trầu.
Khoảng 10% dân số có thói quen nhai trầu mỗi ngày, phần trăm này lại hầu như thuộc về dân số già - độ tuổi rất dễ mắc ung thư. Đối với người dân châu Á, trầu cau còn được xem như cà phê, người ta dùng nó để giúp tỉnh táo, chống buồn ngủ vì có chất nicotine, coffein và alcohol. Thậm chí, quả cau còn được xem như là biểu tượng của tình yêu, hôn nhân, gia đình hạnh phúc.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng, tỷ lệ ung thư miệng rất cao đang phá hoại cuộc sống của nhiều người nhai trầu, ngay cả với những ai đã bỏ thói quen này cả thập kỷ. Tại Đài Loan, nơi quả cau thường được gọi là “kẹo cao su”, chính quyền đang áp dụng nhiều biện pháp để chấm dứt thói quen nhai trầu đã tồn tại rất lâu, nhằm giảm thiểu hàng ngàn trường hợp tử vong mỗi năm.
Rất nguy hiểm là, người dân Châu Á không nhai cau riêng lẻ, họ thường nhai cau tươi hoặc sau khi phơi khô cùng một ít vôi tôi, lá trầu, các chất tạo mùi như bạch đậu khấu, quế, thuốc lá. Giới nhiên cứu đã liệt kê những thành phần này có thể mang lại rủi ro ung thư (ngoại trừ bạch đậu khấu và quế).
Chất gây ung thư đã được tìm thấy trong nước bọt của những người nhai trầu, mặc dù nó không được xác định rõ là từ thuốc lá hay từ cau. Tuy nhiên, trong cau có hợp chất nicotine giống thuốc lá và điều này hiển nhiên sẽ có hại cho sức khỏe của bạn.
Hơn nữa, lá trầu kết hợp với cau cũng không phải là an toàn. Ở một số nơi, vì lợi nhuận trước mắt, người trồng trầu còn cho thêm thuốc trừ sâu và thuốc diệt côn trùng. Khi nhai cau trầu, thường dùng lá trầu tươi và những hóa chất trong các loại thuốc này lại không hề giảm đi. Thuốc trừ sâu đã được chứng minh có liên quan đến các bệnh ung thư như bạch huyết, ung thư máu ...
Vôi để quết khi ăn cau trầu cũng tạo ra hàng tá những đường rãnh li ti trong khoang miệng mà mắt thường không nhìn thấy, tạo cơ hội cho ung thư phát triển.
Sau khi nghiên cứu các nghiên cứu y tế liên quan, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế kết luận rằng, hạt cau làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở người. Nhiều hợp chất có trong hạt cau, đặc biệt là arecoline, góp phần làm thay đổi mô ở niêm mạc miệng.
Thậm chí, bác sỹ chuyên gia ung thư tại Đài Loan cho rằng, hầu hết những tín đồ của trầu cau còn không biết, hạt cau có thể gây ung thư miệng, tỷ lệ tử vong vì ung thư miệng ở Đài Loan xếp hàng đầu thế giới. Mỗi năm, khoảng 5.400 người đàn ông Đài Loan được chẩn đoán mắc bệnh ung thư miệng hoặc tổn thương tiền ung thư và khoảng 80-90% trong số đó có thói quen nhai trầu.
Triệu chứng sớm của căn bệnh ung thư miệng này là, sẽ xuất hiện những đốm nhỏ li ti màu đỏ trong miệng và nó sẽ nhanh chóng bị lở loét. So với những loại ung thư khác, ung thư miệng khó che dấu hơn bởi nó hiển hiện ra ngoài. Chính vì vậy, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh và càng làm cho bệnh tình nặng hơn.
Chính phủ Đài Loan đang giúp người dân nhận biết bệnh ung thư này sớm bằng cách cung cấp dịch vụ kiểm tra miệng miễn phí và triển khai các chương trình giúp họ bỏ thói quen ăn trầu cau. Đài Loan cũng trợ cấp về mặt kinh tế cho nông dân chặt bỏ cau và trồng cây khác thay thế. Các nước châu Á như Ấn Độ và Thái Lan cũng đang nỗ lực thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức cho người dân về sự nguy hiểm rình rập khi nhai trầu.