Thực phẩm chứa chỉ số GI thấp. Chỉ số glycemic (GI) là thước đo lượng glucose trong thực phẩm. Việc tiêu thụ thực phẩm có chỉ số GI thấp góp phần điều chỉnh mức đường huyết phù hợp, ổn định nguồn năng lượng, có lợi cho sức khỏe và trí não. Trong số các loại thực phẩm, rau xanh, trái cây, đậu có chỉ số GI khá thấp.
Tránh tình trạng dư thừa protein. Chế độ ăn uống dư thừa protein dễ gây quá tải cho men tụy trong việc tiêu hóa, khiến enzym được tiết ra phải tập trung vào việc tiêu hóa protein mà “lãng quên” việc ức chế sự phát triển của tế bào gây bệnh, loại bỏ khối u. Tốt nhất, bạn nên tạm ngừng hấp thu protein một hoặc hai bữa ăn mỗi tuần để cơ thể có cơ hội tự cân bằng. Tăng cường thực phẩm giàu I3C. Các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, cải xoăn… được chứng minh có khả năng ngừa sự phát triển của các loại ung thư nói chung, ung thư cổ tử cung nói riêng. Làm được điều này là nhờ lượng indole – 3 – carbinol (I3C) dồi dào. Khi đi vào cơ thể, I3C có khả năng giải độc, chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa ung thư. Bên cạnh đó, chất này còn có khả năng kiểm soát estrogen, giúp chị em tránh xa ung thư cổ tử cung. Sử dụng curcumin trong nghệ. Curcumin quyết định màu vàng của nghệ được xem là chất chống ung thư hiệu quả. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đến từ Viện Tế bào học và Phòng ngừa Ung thư (ICPO) Ấn Độ khẳng định, curcumin dễ dàng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi rút HPV – nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Tăng cường thực phẩm giàu axit ellagic. Axit ellagic được đánh giá là một trong những “vũ khí” tốt nhất trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Khi đi vào cơ thể, axit ellagic kích hoạt các enzym giải độc. Nó cũng có khả năng loại bỏ các chất gây ung thư bám vào DNA gây hại; kích thích hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư, tạo ra cơ chế tự hủy của các tế bào gây bệnh. Nhìn chung, axit ellagic có nhiều trong trái cây màu đỏ, quả mọng như mâm xôi, quả óc chó, hồ đào… Không ăn nhiều thực phẩm chứa nitrat. Nitrat là chất tự nhiên được tìm thấy trong không khí, mặt nước, nước ngầm, đất và các nhà máy. Bên cạnh đó, nó cũng có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ. Khi đi vào cơ thể, nitrat có thể chuyển thành nitrosamine gây ung thư. Đảm bảo hấp thu đủ lượng vitamin C, E. Vitamin C, E là những chất chống oxy hóa mạnh, góp phần tăng cường hệ miễn dịch. Chế độ ăn giàu vitamin C, E cũng được chứng minh có khả năng giảm tỷ lệ phát triển ung thư cổ tử cung.
Tránh thực phẩm nấm mốc. Thực phẩm nấm mốc chứa nhiều độc tố aflatoxin - chất có khả năng gây ung thư gan, tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường trong các loại ngũ cốc, tốt nhất bạn nên bỏ đi thay vì cố gắng chế biến món ăn.
Giảm lượng chất béo từ động vật. Chất béo nguồn gốc từ động vật được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy, từ bỏ thói quen ăn uống này góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi nguy cơ bệnh tật. Thay vào đó, bạn nên tăng cường các chất béo có lợi như omega – 3 có nhiều trong cá, hạt lanh và quả óc chó.
Thực phẩm chứa chỉ số GI thấp. Chỉ số glycemic (GI) là thước đo lượng glucose trong thực phẩm. Việc tiêu thụ thực phẩm có chỉ số GI thấp góp phần điều chỉnh mức đường huyết phù hợp, ổn định nguồn năng lượng, có lợi cho sức khỏe và trí não. Trong số các loại thực phẩm, rau xanh, trái cây, đậu có chỉ số GI khá thấp.
Tránh tình trạng dư thừa protein. Chế độ ăn uống dư thừa protein dễ gây quá tải cho men tụy trong việc tiêu hóa, khiến enzym được tiết ra phải tập trung vào việc tiêu hóa protein mà “lãng quên” việc ức chế sự phát triển của tế bào gây bệnh, loại bỏ khối u. Tốt nhất, bạn nên tạm ngừng hấp thu protein một hoặc hai bữa ăn mỗi tuần để cơ thể có cơ hội tự cân bằng.
Tăng cường thực phẩm giàu I3C. Các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, cải xoăn… được chứng minh có khả năng ngừa sự phát triển của các loại ung thư nói chung, ung thư cổ tử cung nói riêng. Làm được điều này là nhờ lượng indole – 3 – carbinol (I3C) dồi dào. Khi đi vào cơ thể, I3C có khả năng giải độc, chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa ung thư. Bên cạnh đó, chất này còn có khả năng kiểm soát estrogen, giúp chị em tránh xa ung thư cổ tử cung.
Sử dụng curcumin trong nghệ. Curcumin quyết định màu vàng của nghệ được xem là chất chống ung thư hiệu quả. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đến từ Viện Tế bào học và Phòng ngừa Ung thư (ICPO) Ấn Độ khẳng định, curcumin dễ dàng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi rút HPV – nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung.
Tăng cường thực phẩm giàu axit ellagic. Axit ellagic được đánh giá là một trong những “vũ khí” tốt nhất trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Khi đi vào cơ thể, axit ellagic kích hoạt các enzym giải độc. Nó cũng có khả năng loại bỏ các chất gây ung thư bám vào DNA gây hại; kích thích hệ miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư, tạo ra cơ chế tự hủy của các tế bào gây bệnh.
Nhìn chung, axit ellagic có nhiều trong trái cây màu đỏ, quả mọng như mâm xôi, quả óc chó, hồ đào…
Không ăn nhiều thực phẩm chứa nitrat. Nitrat là chất tự nhiên được tìm thấy trong không khí, mặt nước, nước ngầm, đất và các nhà máy. Bên cạnh đó, nó cũng có nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn, thịt đỏ. Khi đi vào cơ thể, nitrat có thể chuyển thành nitrosamine gây ung thư.
Đảm bảo hấp thu đủ lượng vitamin C, E. Vitamin C, E là những chất chống oxy hóa mạnh, góp phần tăng cường hệ miễn dịch. Chế độ ăn giàu vitamin C, E cũng được chứng minh có khả năng giảm tỷ lệ phát triển ung thư cổ tử cung.
Tránh thực phẩm nấm mốc. Thực phẩm nấm mốc chứa nhiều độc tố aflatoxin - chất có khả năng gây ung thư gan, tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường trong các loại ngũ cốc, tốt nhất bạn nên bỏ đi thay vì cố gắng chế biến món ăn.
Giảm lượng chất béo từ động vật. Chất béo nguồn gốc từ động vật được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy, từ bỏ thói quen ăn uống này góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi nguy cơ bệnh tật. Thay vào đó, bạn nên tăng cường các chất béo có lợi như omega – 3 có nhiều trong cá, hạt lanh và quả óc chó.