Cơ thể chúng ta được tạo thành từ nhiều đơn vị nhỏ gọi là các tế bào, các tế bào có ở khắp mô và các cơ quan. Mô và cơ quan sẽ tăng trưởng (ở trẻ em) và tự sửa chữa (ở người lớn). Các tế bào này lớn đến một giai đoạn nào đó và lại phân chia thành 2 tế bào mới.Đến lúc tế bào không thể phân chia nó sẽ phát tín hiệu ra ngoài cơ thể. Cơ chế phân chia này là để thay thế cho những tế bào bị lão hóa hoặc hư hại. Không phải tế bào nào cũng phân chia đồng đều, ví dụ, tế bào ở da phân chia nhanh nhất và tế bào thần kinh phân chia rất chậm.Ung thư có thể bắt đầu ở bất kỳ tế bào nào trong cơ thể. Một tế bào bình thường cũng có thể bị một vài vết thương (đột biến) trước khi phân chia. Những vết thương này sẽ ảnh hưởng đến cách tế bào phát triển, hoạt động, tái tạo và chết. Chúng làm cho các tế bào mới được chia phát triển bất bình thường và không được kiểm soát.Lúc này, các tế bào mới hư hỏng sẽ biến đổi thành một tế bào gây ung thư. Những tế bào ung thư có cách “hành xử” khác hẳn với các tế bào bình thường vì nó không ngừng phân chia thành các tế bào xấu, chúng cũng không theo bất cứ quy luật nào của cơ thể là không ngừng lây lan.Khi những tế bào phân chia thì gen là đơn vị quyết định tính di truyền từ tế bào này sang tế bào khác và từ cha mẹ sang con cái. Chúng quyết địnhvề những gì xảy ra trong cơ thể và xác định các đặc tính như mắt và màu tóc hay nhóm máu của một người. Hầu hết các bệnh ung thư được gây ra bởi sự thay đổi gen bị hư hại.Sự thay đổi này được gọi là đột biến gen. Đột biến có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của gen và ngăn không cho nó làm việc đúng cách. Mỗi tế bào có khả năng phát hiện những thay đổi trong DNA và sửa chúng trước khi chúng được truyền tới các tế bào mới. Nhưng đôi khi tế bào thực hiện việc sửa chữa không thành công mà vẫn không bị đào thải.Chúng tự động nhân rộng lên theo thời gian và nhiều khả năng trở thành ung thư. Ung thư thường đòi hỏi ít nhất 6 đột biến xảy ra trước khi tốc độ tăng trưởng bình thường của một tế bào khỏe mạnh thành ác tính. Một tế bào đột biến có thể mất nhiều năm để biến đổi thành tế bào ung thư.Có 2 nguyên nhân cơ bản của đột biến gen. Chúng có thể xảy ra một cách tình cờ hoặc do di truyền. (Chỉ có khoảng 5% -10% ung thư là do đột biến gen di truyền). Ngoài việc đột biến là lỗi xảy ra trong khi một tế bào đang phân chia, chúng cũng có thể bị gây ra bởi yếu tố khách quan làm thiệt hại DNA của tế bào, như hút thuốc, hóa chất, virus và bức xạ.Các tế bào bắt đầu trở nên bất thường ở giai đoạn đầu này. Một tế bào ung thư phát triển nhanh có thể tăng gấp đôi trong 1-4 tuần, chậm hơn là 2-6 tháng tùy thuộc theo từng loại tế bào. Ở người lớn, cần thời gian dài để tế bào ung thư phát triển nhưng ở trẻ em thì ngắn hơn.Khi các tế bào ung thư phát triển đủ một nhóm, chúng sẽ tụ hội lại với nhau tạo thành khối u. Có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm (30 năm) phát triển đến độ bạn có thể cảm nhận hoặc xét nghiệm bằng hình ảnh. Đến thời điểm này, các tế bào ung thư trải qua khoảng 30 lần phân chia, dù một lần rất nhỏ nhưng chúng cũng có thể chứa đến 1 tỷ tế bào con.Trong quá trình phân chia này, chúng cũng có thể xâm nhập vào các mô xung quanh hoặc thoát khỏi nhóm tụ họp để lang thang vào các phần khác như hệ thống máu. Nếu như chúng thoát khỏi tầm mắt của hệ thống miễn dịch thì có thể theo đường máu tiến đến các phần xa hơn. Đây là cơ chế di căn của ung thư. Ở trẻ em, ung thư có xu hướng di căn sớm hơn người lớn. Khoảng 80% bệnh ung thư ở trẻ em đã di căn trước khi được chẩn đoán.
Cơ thể chúng ta được tạo thành từ nhiều đơn vị nhỏ gọi là các tế bào, các tế bào có ở khắp mô và các cơ quan. Mô và cơ quan sẽ tăng trưởng (ở trẻ em) và tự sửa chữa (ở người lớn). Các tế bào này lớn đến một giai đoạn nào đó và lại phân chia thành 2 tế bào mới.
Đến lúc tế bào không thể phân chia nó sẽ phát tín hiệu ra ngoài cơ thể. Cơ chế phân chia này là để thay thế cho những tế bào bị lão hóa hoặc hư hại. Không phải tế bào nào cũng phân chia đồng đều, ví dụ, tế bào ở da phân chia nhanh nhất và tế bào thần kinh phân chia rất chậm.
Ung thư có thể bắt đầu ở bất kỳ tế bào nào trong cơ thể. Một tế bào bình thường cũng có thể bị một vài vết thương (đột biến) trước khi phân chia. Những vết thương này sẽ ảnh hưởng đến cách tế bào phát triển, hoạt động, tái tạo và chết. Chúng làm cho các tế bào mới được chia phát triển bất bình thường và không được kiểm soát.
Lúc này, các tế bào mới hư hỏng sẽ biến đổi thành một tế bào gây ung thư. Những tế bào ung thư có cách “hành xử” khác hẳn với các tế bào bình thường vì nó không ngừng phân chia thành các tế bào xấu, chúng cũng không theo bất cứ quy luật nào của cơ thể là không ngừng lây lan.
Khi những tế bào phân chia thì gen là đơn vị quyết định tính di truyền từ tế bào này sang tế bào khác và từ cha mẹ sang con cái. Chúng quyết địnhvề những gì xảy ra trong cơ thể và xác định các đặc tính như mắt và màu tóc hay nhóm máu của một người. Hầu hết các bệnh ung thư được gây ra bởi sự thay đổi gen bị hư hại.
Sự thay đổi này được gọi là đột biến gen. Đột biến có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của gen và ngăn không cho nó làm việc đúng cách. Mỗi tế bào có khả năng phát hiện những thay đổi trong DNA và sửa chúng trước khi chúng được truyền tới các tế bào mới. Nhưng đôi khi tế bào thực hiện việc sửa chữa không thành công mà vẫn không bị đào thải.
Chúng tự động nhân rộng lên theo thời gian và nhiều khả năng trở thành ung thư. Ung thư thường đòi hỏi ít nhất 6 đột biến xảy ra trước khi tốc độ tăng trưởng bình thường của một tế bào khỏe mạnh thành ác tính. Một tế bào đột biến có thể mất nhiều năm để biến đổi thành tế bào ung thư.
Có 2 nguyên nhân cơ bản của đột biến gen. Chúng có thể xảy ra một cách tình cờ hoặc do di truyền. (Chỉ có khoảng 5% -10% ung thư là do đột biến gen di truyền). Ngoài việc đột biến là lỗi xảy ra trong khi một tế bào đang phân chia, chúng cũng có thể bị gây ra bởi yếu tố khách quan làm thiệt hại DNA của tế bào, như hút thuốc, hóa chất, virus và bức xạ.
Các tế bào bắt đầu trở nên bất thường ở giai đoạn đầu này. Một tế bào ung thư phát triển nhanh có thể tăng gấp đôi trong 1-4 tuần, chậm hơn là 2-6 tháng tùy thuộc theo từng loại tế bào. Ở người lớn, cần thời gian dài để tế bào ung thư phát triển nhưng ở trẻ em thì ngắn hơn.
Khi các tế bào ung thư phát triển đủ một nhóm, chúng sẽ tụ hội lại với nhau tạo thành khối u. Có thể mất vài tháng hoặc nhiều năm (30 năm) phát triển đến độ bạn có thể cảm nhận hoặc xét nghiệm bằng hình ảnh. Đến thời điểm này, các tế bào ung thư trải qua khoảng 30 lần phân chia, dù một lần rất nhỏ nhưng chúng cũng có thể chứa đến 1 tỷ tế bào con.
Trong quá trình phân chia này, chúng cũng có thể xâm nhập vào các mô xung quanh hoặc thoát khỏi nhóm tụ họp để lang thang vào các phần khác như hệ thống máu. Nếu như chúng thoát khỏi tầm mắt của hệ thống miễn dịch thì có thể theo đường máu tiến đến các phần xa hơn. Đây là cơ chế di căn của ung thư. Ở trẻ em, ung thư có xu hướng di căn sớm hơn người lớn. Khoảng 80% bệnh ung thư ở trẻ em đã di căn trước khi được chẩn đoán.